[Fshare] Nhạc Cổ Điển Chọn Lọc (Isaac Stern)

Thảo luận trong 'Nhạc không lời' bắt đầu bởi Izumitaro, 13/5/18.

  1. Minh Thu

    Minh Thu Member

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài viết:
    31
    Đã được cảm ơn:
    50
    Chào anh
    Chào anh Cutom,
    Loa toàn dãi nhà em là loại Rullit field coil nên nó có độ động rất tốt cho mọi loại nhạc.
     
    cutom cảm ơn bài này.
  2. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Phải nói là quá hay :eek:
    Mình mới tìm và lọc được 2 bản của Alina Ibragimova và Herry Raudales nghe đã nhất. Herry chơi ngả theo phong cách Baroque trong sáng nhiều hơn. Alina lãng mạn tình cảm, hợp tại mình hơn, còn đang định lúc nào đó đem khoe ;) thì gặp đúng bản của Tasmin này. Cách cô ấy ngân-rung (Trill) làm bản nhạc này nghe tê tái không thua gì bản E minor nổi tiếng của Mendelssohn. Qua đây mình cảm thấy hình như Violin thể hiện cá tính và cảm xúc của người nghệ sỹ rõ nhất trong các loại nhạc cụ thì phải.
    Một lần nữa cám ơn bác @Izumitaro . Nhân tiện bác làm nốt phần Piano Concerto cho ae được nhờ.
     
    cutom and Izumitaro like this.
  3. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Bác @Minh Thu nghe nhạc hơn 30 năm thì thuộc diện lão làng rồi ạ. Tuổi em chắc cũng chỉ hơn thời gian nghe nhạc của bác một chút thôi.

    Em mới nghe nhạc được gần 20 năm nhưng chủ yếu là nghe "giải trí", từ Nhạc vàng đến Pop/New wave rồi Rock, Jazz ... Thời gian nghe nhạc thực sự chắc gần 10 năm và cũng đi khắp nơi thu thập được khoảng 4TB nhạc các loại. Gần đây em mới chuyển sang mê nhạc và bộ sưu tập vì thế cũng rút gọn lại ở Classic, Classic Cross-over, Symphonic/Gothic Metal.. với khoảng 300 GB thôi (nhạc Việt em rút gọn thảm nhất, từ vài nghìn bài đến giờ chỉ còn gần 200 bài..). Em chỉ giữ lại những tác phẩm mình thích, trong 1 album cũng chỉ giữ lại các bài em đánh giá cao chứ không lưu trữ cả album nữa và dĩ nhiên cũng ko theo đuổi sưu tầm số lượng lớn nữa. Dĩ nhiên, có SACD, Hi-res thì tốt nhưng trải nghiệm của em là cứ phải nghe trực tiếp và so sánh vì kỹ thuật/ công nghệ ghi âm mới là yếu tố quyết định chứ không phải định dạng file ghi âm.Tiếp theo đến nhạc trưởng/ chỉ đạo nghệ thuật và nghệ sỹ trình tấu quyết định 30-40% chất lượng của bản nhạc.

    Anh thích "mềm mại, nhẹ nhàng" thì có thể thử classic với trường phái tối giản, hậu cổ điển... Chopin, Schubert em ko có ý kiến chứ Mozart, Bee, Vivadli... thì khó nói nhẹ nhàng được Nhiều khi, nhạc của các ông ấy còn "dữ dội" hơn cả Rock/Metal ấy chứ ;). Em vẫn đang trong giai đoạn vơ vét, sàng lọc và lựa chọn âm nhạc nên chưa thế có đánh giá sâu sắc, kỹ lưỡng được. Các nghệ sỹ trình tấu anh kể trên em có nghe qua nhưng không ấn tượng lắm nên ko tìm hiểu, chắc phải đợi các cao thủ khác khai sáng.

    Với Jordi Savall và dàn nhạc Hespèrion XXI thì em thích vai trò nhạc trưởng/ chỉ đạo nghệ thuật của ông ấy hơn là vai trò nhạc công. Ông ấy nổi tiếng với âm nhạc vùng Lưỡng Hà - Địa Trung Hải. Em thích album Bal-Kan - Honey and Blood (2013) và những sáng tạo của ông ấy trong Beethoven Révolution - Symphonies 1-5 (2020).

    Nói nhỏ ... nếu tính dung lượng thì bác chủ topic có lẽ đã duyệt qua vài trăm TB. Em tính chịu khó "đào" cái mỏ này hiệu quả hơn nhiều so với đi hóng media hay đám đông audiophile. :rolleyes:
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/7/21
    cutom and Izumitaro like this.
  4. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Piano concerto của Mendelssohn mình chỉ biết có bản số 1 và 2. Hai bản này torrent có nhiều rồi.
     
    dangthanhthe cảm ơn bài này.
  5. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Lang Lang thì mình nghe chứ không có lưu trử, thật xin lổi. Còn các nghệ sỹ khác như Horowitz, Micheal Rabin, Salvator...thì phải xem lại còn không vì kho nhạc của mình cũng hạn chế lắm
     
    cutom cảm ơn bài này.
  6. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Dĩ nhiên là mình hỏi những bản không có trên torrent và qua trọng nhất là được bác đánh giá cao như Violin D Minor với Tamsin Waley-Cohen vậy ;)
     
    cutom cảm ơn bài này.
  7. cutom

    cutom Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/09
    Bài viết:
    228
    Đã được cảm ơn:
    335
    Vậy chắc em có "thâm niên" nghe ít nhất rồi!
    Thế nên, em nghe các album được các bác chọn lọc giới thiệu, gửi tặng sao mà hay thế. Càng hay, càng phê, càng tập trung nghe khi các bác có gợi ý thêm nên chú ý chi tiết này hay lối chơi kia....

    Em xin các bác thêm kinh nghiệm nghe những bản cổ điển có thời gian play dài lên hơn 20 phút với1? Em chỉ nghe khoảng được hơn 10 phút là rất thiếu tập trung nghe tiếp được.
     
    Izumitaro cảm ơn bài này.
  8. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Hai piano concerto của Mendelssohn rất nổi tiếng nhưng ít album nên trên torrent có hết, mình không có album nào torrent không có
     
    cutom and dangthanhthe like this.
  9. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nói đến Mendelssohn mà không nhắc đến Lieder Ohne Worte (Songs Without Words), một tác phẩm viết cho solo piano rất nổi tiếng của ông. Lieder Ohne Worte được viết từ 1829 đến 1845, gồm 8 bộ (book), mỗi bộ bao gồm 6 bài (songs) ngắn với cung bậc khác nhau, mang những cảm xúc, suy tư của ông về những sự kiện trong đời. Tác phẩm này thời đó thịnh hành đến nổi trở thành một tiêu chuẩn chính cho tầng lớp trung lưu.
    Được hỏi tại tác phẩm mang tên Songs Without Words, ông nói ngôn từ không thể diển tả chính xác cảm xúc của một người cho người khác hiểu, chỉ có âm nhạc không lời mới truyền đạt chính xác được thôi.
    Các tác phẩm piano của ông tuy không được nổi tiếng vang dội như của Mozart, Chopin hay Beethoven, nhưng Lieder Ohne Worte vẫn được rất nhiều danh cầm piano như Daniel Barenboim, Javier Perianes, Ronald Brautigam...diển tấu tiếp tục. Ai chơi hay nhất? Nói chung, các danh cầm chơi tác phẩm này đều hay như nhau chỉ có tempo khác chút ít mà thôi. Gramophone cho là Javier Perianes chơi xuất sắc nhất, nhiều người cho là Kyohei Sorita (Nhật) chơi hay hơn...Riêng mình thì đồng ý với Gramophone nhưng album của Javier Perianes không đủ bộ, chỉ một số bản tiêu biểu thôi. Các bạn yêu thích piano có thể tìm tác phẩm này trên torrent hay nghe trên Youtube có rất nhiều.
     
    Minh Thu, cutom and dangthanhthe like this.
  10. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Minh Thu cảm ơn bài này.
  11. Minh Thu

    Minh Thu Member

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài viết:
    31
    Đã được cảm ơn:
    50
    Tuần trước em down về một album cũng có tên Lieder Ohne Worte, tác giả là Schubert, song tấu bởi piano và cello. [​IMG]
     
    Izumitaro and cutom like this.
  12. Minh Thu

    Minh Thu Member

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài viết:
    31
    Đã được cảm ơn:
    50
    Tiện thể bác Izumitaro nhắc đến piano và Chopin, em nghĩ đến 2 người chơi nhạc của ông thuộc nhóm nổi tiếng nhất là Artur Rubinstein và Martha Argerich. Cả 2 người đều là huyền thoại piano. Trong đó album Chopin the Legendary 1965 Recording, được thâu âm sau khi cô ấy đoạt giải Cuộc thi Chopin. Album có chất lượng âm thanh rất tốt.
    Đặng Thái Sơn không biết xếp thế nào trong nhóm những người chơi Chopin hay nhất các anh nhỉ ?
    [​IMG]
     
    halong33, NghiaNV17, uydo and 5 others like this.
  13. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Kinh nghiệm cá nhân của mình.

    1. Thực sự yêu thích và cảm nhận được tác phẩm. Bác nên lựa chọn các tác phẩm mình thích nghe và cảm nhận được. Âm nhạc (nhất là khí nhạc) vốn là loại hình nghệ thuật khó diễn đạt và cảm nhận. Nghệ thuật từ trước tới nay vẫn mang tính cá nhân nhiều. Ví dụ như mình, mãi ko cảm nhận nổi nghệ thuật đương đại... thậm chí khi xem có thấy khó chịu chứ đừng nói là mất tập trung. Tác phẩm âm nhạc người khác thấy hay nhưng với mình (hay với bác) chưa chắc đã thích. Nếu cứ cố nghe vẫn được, nghe nhiều có khi còn phát hiện được ra vẻ đẹp của nó, nhưng đó là câu chuyện khác.

    2. Mở âm lượng lớn: Classic có lẽ là thể loại âm nhạc duy nhất sử dụng cả việc thay đổi cường độ các note, các nhạc cụ riêng biệt... để thể hiện nội dung/cảm xúc nên cần mở âm lượng lớn mới cảm nhận được hết. Ngoài ra, cá nhân mình thích nghe thể loại Concerto, Symphony.... nên cần mở lớn để cảm nhận được sức nặng của cả dàn nhạc bao phủ không gian phòng nghe. "Sức nặng" này khó diễn đạt lắm. Ví dụ gần đây nhất bác chủ có post Brahms Piano Concerto N0.1 ấy. Các cứ thử bất cứ một bản Rock/Metal cuồng loạn nhất rồi so sánh "sức nặng" của phần mở đầu đoạn 1 của bản Piano concerto trên mà xem. Mình thấy classic có thể tác động đến cả xúc giác nên mở to rất có tác dụng.

    3. Nghe lúc thực sự thảnh thơi, sung sức. Sự phức tạp của classic chắc mình ko cần mô tả lại nữa cho nên nghe classic lúc mệt mỏi khó vào lắm. Nó ko phải thứ âm nhạc giải trí để có thể xoa dịu thần kinh căng thẳng sau một ngày mệt mỏi. Nói như Baudelaire "Bởi thơ và qua thơ, bởi nhạc và qua nhạc mà tâm hồn thoảng thấy những ánh hào quang ẩn sau cõi chết"

    4. Một chút đồ uống kích thích. Một tách cafe, trà, rượu hay coocktail ngon, đúng khẩu vị ưa thích giúp nghe classic "đã" hơn

    5. (Cuối cùng), kiếm bộ dàn âm thanh càng xịn càng tốt. :D. Lý do chắc mình ko cần phân tích nữa. Ngoài ra, chú ý tránh những thiết bị âm thanh có "phủ mầu âm" quá nặng. Trong trường hợp không có hệ thống hi end thực thụ thì ưu tiên chọn đồ theo trường phái Đức.
     
  14. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Cám ơn đóng góp ý kiến chân tình. Tuy nhiên mình xin có ít lời:
    2. Mở âm lượng lớn: không nên đễ mở volume lớn khi bắt đầu nghe 1 bản nhạc chưa biết vì nhiều khi dàn nhạc đang chơi nhỏ rồi đột nhiên tăng âm thật lớn thật bất ngờ. (Cũng có những đĩa nhạc luôn luôn có âm lượng nhỏ hơn bình thường, thí dụ SACD của nhà Pentaton)
    4. Một chút đồ uống kích thích: dễ bị 'hướng dẩn sai lầm' và thành thói quen 'khi nghe là phải có gì đó uống" :)

    "Chọn đồ theo trường phái Đức" là sao ?
     
    cutom and dangthanhthe like this.
  15. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Artur Rubinstein thì miển bàn, người ta nói ông là người hiểu rỏ Chopin nhất. Còn Martha Argerich thì là 1 trong 3 nử thần tượng dương cầm tuyệt đối của mình: Martha Argerich, Maria João Pires và Mitsuko Uchida. Giờ thì các bà tóc bạc lưng còm nhưng chưa ai thay thế được. Sau đó phải kể đến Hélène Grimaud, Angela Hewitt...Nhiều website xếp hạng Yuja Wang hay Khatia Buniatishvili trên 3 bà ấy, dể hiểu vì họ chỉ làm thương mại hơn là bình nhạc. Đặng thái Sơn thì mình biết khi còn trẻ nghe báo chí loan tin anh ta đoạt giải Chopin ở Ba Lan, niềm tự hào của VN, nhưng chưa nghe bao giờ. Không biết các bạn khác có nghe rồi nghĩ sao...
     
  16. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Người Đức khi chế tạo đồ âm thanh có tôn chỉ xuyên suốt là "hướng tới âm thanh thực" ở mọi phân khúc (ít nhất những loại mình đã tiếp xúc ở Việt Nam). Vì "thực quá" nên các bản nhạc thu âm kém/ nghệ sỹ trình diễn kém sẽ dễ bị lộ mà tình hình thị trường âm nhạc Việt thì ....
    Ở Việt Nam, các hãng âm thanh có xu hướng "phủ mầu âm", làm cho âm thanh trở lên "mềm mại" được ưa chuộng hơn, nhất là ở các phân khúc thấp. Với thể loại Pop, Jazz.. ít nhạc cụ, dynamic range thấp thì không sao chứ với classic, âm thanh sẽ "dính" vào nhau, nhất là kiểu phủ mầu âm sẽ làm cho tất cả các note đều có cùng "màu sắc" - . Như thế thì diệt sạch vẻ đẹp của classic rồi.

    P/S .. Theo lời giới thiệu các danh cầm pianist của bác, mình mới lần mò thấy Ronald Brautigam. Không ngờ anh ấy chơi Mozart hay như vậy. Dù trước nay mình ko thích Mozart và fortepiano lắm nhưng nghe anh ấy chơi Mozart Concerto bằng fortepiano thì thay đổi rồi. Mình mới thấy Concerto số 9,12,19,20,23,27 :rolleyes:

    Một lần nữa các ơn bác rất nhiều
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/21
    cutom cảm ơn bài này.
  17. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Mình thì ko thích nhạc Chopin lắm nên ko biết nhận xét. Solo piano giờ mình nghe được nhạc Beethoven nhất, mới thêm Mendelssohn. Chopin thi thoảng nghe đổi không khí và cứ theo gợi ý của người đi trước, nghe Maria João Pires :)
     
    cutom cảm ơn bài này.
  18. Minh Thu

    Minh Thu Member

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài viết:
    31
    Đã được cảm ơn:
    50
    Em mới search, trên Torrent có file của "Dang Thai Son". Anh nghe thử xem thế nào.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/21
    cutom cảm ơn bài này.
  19. cutom

    cutom Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/09
    Bài viết:
    228
    Đã được cảm ơn:
    335
    Cám ơn bác dangthanhthe đã cho lời khuyên rất đầy đủ.

    Em đã sưu tầm một chuỗi CD của nghệ sĩ ĐTS để nghe, em nghe thì thấy bác ĐTS trình diễn "khuôn phép" hơi cứng. Còn các cụ Martha Argerich, Maria João Pires trình diễn với cảm hứng cá nhân hơn làm em nghe thấy thích hơn, dễ vào hơn.
     
  20. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/21
    cutom and dangthanhthe like this.

Chia sẻ trang này