[Fshare] Australia's Hidden Islands (2017)-Blue Ant Media-(E-V)_2160p_HEVC_DD 5.1 & 1080p.30Mbps_H264_DD 5.1

Thảo luận trong 'Phim tài liệu - Documentaries' bắt đầu bởi tepriu, 6/8/21.

  1. tepriu

    tepriu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    13/3/13
    Bài viết:
    330
    Đã được cảm ơn:
    973
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Long An
    NHỮNG ĐẢO ÍT ĐƯỢC BIẾT CỦA CHÂU ÚC

    Vì dịch xong là đăng lên ngay chưa tự thưởng thức nên không chuẩn bị kịp hình ảnh để minh họa. Mong mọi người thông cảm và chịu khó lướt qua tóm tắc này. Bộ này tôi có tăng độ rực rỡ của màu sắc và độ nét của hình ảnh lên một chút so với bản mà tôi tải về được (nhưng vẫn giữ nguyên bitrate gốc của bản mà tôi tải được).

    Đạo diễn: (director): Bettina Dalton, Edward Saltau, Daniel Hunter
    Người kể chuyện (narrator): Edwina Wren
    Cố vấn khoa học (Scientific Consultants): Max Orchard, Alan Henderson

    Ảnh bìa:

    https://drive.google.com/file/d/1vktWo8v8_0RtPQOdv0AcsmeC7Kk5SG3U/view?usp=sharing

    Tập 1: đảo Lady Elliot
    Hòn đảo được đặt theo tên con tàu của thuyền trưởng Thomas Stewart đã chính thức “tìm ra” hòn đảo năm 1816, con tàu được đóng ở Bengal và đăng ký ở Calcutta, Ấn Độ. Tên con tàu có lẽ được đặt theo tên vợ của chính trị gia người Scotland từng là toàn quyền Ấn Độ năm 1807-1813 (Anna Maria Elliot còn được gọi là Lady Elliot (Quý bà Elliot)).
    Tập 1 thuật lại hành trình sinh sản của đồi mồi dứa, điều thú vị là trong khi hầu hết các động vật thì gien quyết định giới tính. Nhưng ở rùa biển thì nhiệt độ cát nơi rùa mẹ chôn trứng sẽ quyết định giới tính của rùa con. Bên cạnh câu chuyện sinh sản của đồi mồi dứa còn có những động vật khác như là rồng biển hình lá bậc thầy ngụy trang và mực nang những vũ công chuyên múa quạt lúc cuối đời. Nào là chình cỏ đốm, cá hè mõm dài, cá nạng hải,… Hình ảnh dưới biển màu sắc rực rỡ. Có mặt nhiều trong tập 1 như đồi mồi dứa là chim nhạn lưng đen và nhạn đen đầu xám và nhàn mào, Đáng chú ý là loài cây bắt chim mà những chim nhạn làm tổ trên nó đến mùa hoa của cây pisonia già đi chúng biến thành những trái chứa hạt có nhựa dính vào chim làm cho nhiều chim không thể bay được nữa và chết dần đau đớn.

    Tập 2: đảo Chuột Túi Người Kaurna bản địa gọi là Kata Pintingga (Đảo của người chết). Vào ngày 23/3/1802, nhà thám hiểm người Anh Matthew Flinders chỉ huy tàu HMS Investigator đã đặt tên cho hòn đảo vì ở đây có phân loài chuột túi xám của loài đặc hữu tây Úc.
    Từ khi biển dâng lên trở lại khiến đảo Kangaroo bị biệt lập giữa biển (trước kia vốn là một phần của nội địa châu Úc) tạo ra một phân loài của chuột túi lông xám tây Úc có những đặc điển được định hình do đặc trưng không có loài ăn thịt trên đảo kangaroo. Bên cạnh chuột túi thì có ngỗng Cape Barren, vẹt mào đuôi đỏ chỉ ăn trái phi lao và thú lông nhím đẻ trứng vỏ da như trứng rắn, thú mẹ không có núm vú mà chỉ tiết ra mồi hôi sữa bên trong túi chứa con để nuôi con. Trong khi cháy rừng khiến nhiều gấu túi thiệt mạng thì thú lông nhím chỉ việc đào nhanh xuống đất ẩn núp đợi lửa tắt nó chui lên kiếm ăn trở lại như không có gì xảy ra. Và kỳ đà Rosenberg khoét lỗ để đẻ trứng vào tổ mối lợi dụng nhiệt độ trong tổ mối để ấp trứng cho nó, khi kỳ đà con nở ra nó có sẳn món ăn mối dồi dào…

    Tập 3: đảo Giáng Sinh Người châu Âu đầu tiên ghi nhận hòn đảo này là thuyền trưởng Richard Rowe của tàu Thomas vào năm 1615. Nhưng mãi đến khi Thuyền trưởng William Mynors của tàu Royal Mary, một tàu của Công ty Đông Ấn Anh, đã đặt tên cho hòn đảo khi ông đi thuyền qua nó vào ngày Giáng sinh, năm 1643. Tấm bản đồ đầu tiên xuất hiện Đảo Christmas được phát hành năm 1666 bởi Pieter Goos, trong đó Goos đặt tên cho đảo là Mony.
    Tập 3 kể câu hàng triệu con cua đỏ thực hiện hành trình hàng năm băng qua chặng đường khoảng 5km từ rừng bên trong đảo đến biển để sinh sản, đó là hành trình nguy hiểm vì nhiều loài ăn thịt chờ đón chúng. Song song đó phía trên cuộc diễu hành màu đỏ là khu sinh sản của loài chim điên

    Tập 4: Đảo Fraser Mặc dù ngày nay đảo Fraser có tên là K'gari nhưng chỉ mang tính hình thức. K’Gari là tên lâu đời của hòn đảo trong tiếng thổ dân Butchulla vùng Queensland. Sau khi người châu Âu phát hiện ra hòn đảo họ gọi là Great Sandy. Nhưng đảo Fraser được đặt lại theo tên Eliza Anne Fraser là vợ của James Fraser thuyền trưởng tàubuôn Stirling Castle, Anh. 25/5/1836 con tàu bị đắm ở rạn san hô cách đảo Fraser vài trăm km. Eliza Anne Fraser đi cùng nhóm với chồng, chồng bà chết vì đói và vết thương. Sau khi được John Graham là một tội phạm đã sống 6 năm với người bản địa cứu thoát, Eliza Anne Fraser tuyên bố bị thổ dân đảo Fraser cầm tù và đối xử tàn nhẫn. bà đã thu lợi từ việc xuất bản những câu truyện này. tuyên bố của bà bị những thủy thủ da trắng phản đối vì họ được các thổ dân Butchulla đối xử rất tốt. Tuy nhiên tuyên bố đã dẫn đến sự hiểu nhầm của cảnh sát da trắng lúc đó với thổ dân và diễn ra nhiều vụ thảm sát kéo dài làm hầu như toàn bộ thổ dân trên đảo Fraser biến mất. Ngày nay chính phủ Úc đã xây dựng đài tưởng niệm thổ dân Butchulla (Butchulla Monument).
    Tập 4 kể câu chuyện của chó dingo của đảo Fraser, vì ngăn cách địa lý nên hiện giờ chó dingo đảo Fraser vẫn là loài chó thuần chủng nhất. Bên cạnh chó dingo còn có kỳ đà lace, chim đớp ruồi, loài ếch axit chuyên sống trong các hồ và đầm lầy axit của đảo, rắn hoa cỏ, cóc mía, rắn hổ lục tử vong. cóc mía là nguyên nhân làm cho số lượng rắn hổ lục tử vong suy giảm thành loài nguy cấp kể cả trong nội địa châu Úc. Tuy nhiên rắn hoa cỏ có cách để trị cóc mía và khoái khẩu với món này…

    Phụ đề Việt và Anh mux sẳn trong phim, hiện tại đã có 3 tập, tối mai lên tiếp tập 4.​


    LINK NGOÀI VÙNG ĐẢM BẢO
    SẼ MẤT SAU 30 NGÀY KHÔNG CÓ LƯỢT DOWNLOAD.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/21
  2. hoatieu2

    hoatieu2 Active Member

    Tham gia ngày:
    14/6/10
    Bài viết:
    172
    Đã được cảm ơn:
    129
    đã cảm ơn và F5, nhưng không thấy link bác ơi
     
    tepriu, Hòa Thượng and hutapa like this.
  3. tepriu

    tepriu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    13/3/13
    Bài viết:
    330
    Đã được cảm ơn:
    973
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Long An
    Bạn bấm refresh trang lại.
     
  4. Hòa Thượng

    Hòa Thượng Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    20/8/16
    Bài viết:
    572
    Đã được cảm ơn:
    739
    Giới tính:
    Nam
    Đúng rồi, tôi cũng không thấy link.
     
    tepriu cảm ơn bài này.
  5. tepriu

    tepriu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    13/3/13
    Bài viết:
    330
    Đã được cảm ơn:
    973
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Long An
    Đã sửa, khỏi F5 luôn nhé :D
     
    batron261 and Hòa Thượng like this.
  6. lovehd

    lovehd Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    534
    Đã được cảm ơn:
    326
    Mình cảm ơn chủ top!
     
    tepriu cảm ơn bài này.
  7. Hòa Thượng

    Hòa Thượng Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    20/8/16
    Bài viết:
    572
    Đã được cảm ơn:
    739
    Giới tính:
    Nam
    Cảm ơn bạn.
     
    tepriu cảm ơn bài này.
  8. Totti10

    Totti10 Member

    Tham gia ngày:
    5/1/09
    Bài viết:
    30
    Đã được cảm ơn:
    9
    Sao mình bấm F5 rồi mà không thấy link nhỉ?
     
    tepriu cảm ơn bài này.
  9. tepriu

    tepriu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    13/3/13
    Bài viết:
    330
    Đã được cảm ơn:
    973
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Long An
    Đã sửa lại rồi bạn.
     
    Totti10 cảm ơn bài này.
  10. Totti10

    Totti10 Member

    Tham gia ngày:
    5/1/09
    Bài viết:
    30
    Đã được cảm ơn:
    9
    Thank bạn!
     
    tepriu cảm ơn bài này.
  11. tuilatidum

    tuilatidum New Member

    Tham gia ngày:
    5/12/09
    Bài viết:
    25
    Đã được cảm ơn:
    20
    Trời ơi, Mùa dịch có mấy chương trình chất lượng như này xem đúng đã luôn. Cám ơn bạn nhiều lắm.
     
    tepriu cảm ơn bài này.

Chia sẻ trang này