Đất Phương Nam Đất phương Nam là một bộ phim truyền hình Việt Nam chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất năm 1997 trên chất liệu băng từ VHS, nghệ sĩ nhân dân Phạm Khắc là giám đốc sản xuất và chỉ đạo nghệ thuật. Bộ phim do nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn và viết kịch bản nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bộ phim dài tập thứ hai do TFS sản xuất, sau phim Người đẹp Tây Đô, và được xem là thử nghiệm thành công nhất của hãng trong việc sản xuất phim truyền hình nhiều tập, là một trong những phim truyền hình chuyển thể thành công từ tác phẩm văn học. Trong nước, sau hơn 10 năm ra đời, bộ phim vẫn liên tục được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình địa phương. Đất phương Nam cũng là phim dài tập đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ và được đón nhận đông đảo. Nội Dung Phim: Phim lấy bối cảnh Nam Bộ trong thời kỳ thực dân Pháp và bọn cường hào, địa chủ cai trị. Bộ phim là một câu chuyện về cuộc sống của những con người dân quê bình dị trong thời cuộc loạn lạc. Mỗi số phận, mỗi cảnh đời trong từng trang tiểu thuyết đã bước ra bằng xương, bằng thịt trở thành những nhân vật trong phim. Do nghịch cảnh mất mẹ, cậu bé An trôi dạt tha phương trên bước đường đi tìm cha. Lưu lạc về phương Nam, An gặp những cảnh đời ngang trái, những mảnh đời lầm than của người nông dân dưới ách áp bức của phong kiến và thực dân. Giữa đất trời mênh mông nhưng các người nông dân phải chịu cảnh mất đất đai; được mùa nhưng không giữ được vật phẩm. Hoàn cảnh đã đưa đẩy họ trở thành những người nông dân khởi nghĩa. Tuy ba chìm bảy nổi giữa dòng đời, An vẫn luôn sống trong lòng nhân ái, đùm bọc của đồng bào. Đó là nguồn động lực đưa cậu vượt qua những khó khăn gian khó. Bộ phim khắc họa những chi tiết nhỏ và đặc sắc về từng mảnh đời và số phận người dân, bao gồm cảnh cô bé chờ mẹ vào từng đêm trăng rằm, cảnh cô đào hát vở Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà rồi tự tử, cảnh hạnh phúc ngắn ngủi của gia đình Mười Chức, cảnh một ngọn lửa đôi đèn tân hôn tắt báo hiệu điềm không lành cho sự hi sinh sắp tới của cô dâu Út Trọng,... Điểm khác biệt so với truyện của Đoàn Giỏi là ở cuối phim, cả hai nhân vật An và người bạn đường Cò của cậu đều đi theo cách mạng (thay vì chỉ nhân vật An như trong truyện). Nội dung phim có lồng ghép một số nhân vật văn hóa, nhân vật lịch sử hoặc một số sự kiện lịch sử có thật như Bác Ba Phi (Mạc Can), vụ án Đồng Nọc Nạn, ông đạo Minh Hoàng (dựa trên ông đạo Tưởng)... Diễn Viên: - Hùng Thuận vai An: vai chính của bộ phim là cậu bé 12 tuổi với gương mặt ngây thơ, trong sáng, đôi mắt biết nói và lối diễn xuất tự nhiên để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả cùng sự quan tâm và yêu mến đặc biệt từ dư luận. Đây là một trong những vai diễn nhỏ tuổi ấn tượng của màn ảnh Việt, là hình ảnh mà khán giả Việt có thể tự hào về nền điện ảnh nước nhà. Có nhận xét rằng do cái bóng của vai diễn quá lớn, Hùng Thuận đã không có thêm một vai diễn ấn tượng nào sau đó nữa. Trước phỏng vấn với báo giới, anh cũng thừa nhận rằng mình "không thể thoát khỏi nhân vật An dù đã làm hết sức mình để hoàn thành tốt các nhân vật khác". Anh cho biết vai diễn này "đã trở thành một phần cuộc sống" và ảnh hưởng rất nhiều đến anh. - Phùng Ngọc vai Cò: diễn xuất của anh được đánh giá khá tốt, tuy nhiên, sau khi bộ phim kết thúc, anh cũng mất tích trong làng phim ảnh. - Lê Quang vai Võ Tòng: bộ phim được đánh giá là đã dành cho Lê Quang một vai diễn để đời là chàng Võ Tòng đẹp một cách bi tráng. - Thanh Điền vai thầy giáo Bảy: ông là một nghệ sĩ ưu tú với khả năng diễn xuất đa dạng, đảm nhận được nhiều loại vai trong các lĩnh vực cải lương, kịch nói, điện ảnh; từng là trưởng đoàn, diễn viên, đạo diễn của Đoàn cải lương Sài Gòn I trong 15 năm. Sau vai thầy giáo Bảy, ông mất quãng đường 10 năm để tiếp tục sự nghiệp diễn xuất. Nguyễn Hậu vai Ba của An Thanh Vy vai Mẹ của An Thúy Loan vai Út Trọng Hồ Kiểng vai Ông Ba Ngù Minh Ngọc vai Ông Sơn Đông Trung Dân vai Út Lục Lâm Mạnh Dung vai Ông Ba bắt rắn Chí Hiếu vai Ông Tám Ánh Hoa vai Bà Tám Kiều Oanh vai Cô đào Năm Xuân Mai Thanh Dung vai Bà Tư Ù Xuân Trang vai Bé Xinh Xinh Vinh Sơn vai Ông hội đồng Cát Phượng vai Vợ Tư Mắm Minh Hiền vai Mười Chức Lê Bình vai Tư Tại Mạc Can vai Ông Ba Phi Kinh Quốc vai Sáu Miều Hữu Thành vai Sư cụ Sa Bảo vai Tạ Ánh Xém Hoàn cảnh quay phim - Thời gian hoàn thành bộ phim là ba năm, riêng khâu chọn cảnh cho bộ phim diễn ra hơn một năm. Bối cảnh phim mang tính đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với rừng tràm bạt ngàn, dòng sông, con đò, tôm cá và con người lẫn văn hóa vùng nông thôn. - Phim có nhiều cảnh quay tại rừng U Minh thuộc vùng đất mũi Cà Mau với hoàn cảnh quay nhiều khó khăn và khắc nghiệt. Có những vai diễn như Võ Tòng được miêu tả lại là "suốt ngày chạy trong rừng đước bùn đặc quánh, lởm chởm những gốc đước vạt nhọn, đâm nát cả chân", "chạy qua cầu khỉ trơn trợt, chịu đựng bù mắt, muỗi mòng của rừng đước bu kín mặt mày tay chân suốt từ sáng tới chiều tối, ngày nào cũng gãi vì nổi ghẻ", hoặc cảnh đánh nhau với cá sấu dữ dằn, diễn viên cũng "bị ngộp mấy lần và uống mấy bụng nước sình". Khi nhớ lại, diễn viên Lê Quang cho biết việc vượt qua chỉ có thể lý giải bằng hai chữ "yêu nghề". Nhạc phim: - Bài ca đất phương Nam: là bài hát chủ đề của phim. Ca khúc do Lư Nhất Vũ, nhạc sĩ dân ca, nhà sưu tầm nghiên cứu âm nhạc dân gian Nam Bộ viết nhạc, nhà thơ Lê Giang phổ lời, ca sĩ Tô Thanh Phương trình bày. Lư Nhất Vũ đã thành công trong việc làm nội dung ca khúc thể hiện được hình ảnh ông cha vượt qua bao hiểm nguy, gian khổ đi mở đất từ ba thế kỷ trước, với giai điệu ca khúc mang đậm âm hưởng thiết tha, sâu lắng của dân ca Nam Bộ, xây dựng trên điệu thức "Oán" - một dạng thang âm đặc sắc, tiêu biểu trong âm nhạc tài tử Nam Bộ, còn gọi là điệu thức vọng cổ. Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ từng đưa ra nhận xét: "Loại thang âm tưởng chừng đơn giản nhưng không phải dân tộc nào cũng có. Và khó tìm gặp trong kho tàng âm nhạc truyền thống của nhiều nước. Nó không thuộc hệ thống ngũ cung của Hán tộc, và ít thấy xuất hiện trong các làn điệu dân ca Bắc Bộ". - Bài hát được đánh giá là đã gây xúc động cho đông đảo người xem, là một trong những bài nhạc chủ đề phim Việt "khiến khán giả điên đảo". - Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, người Việt Nam đầu tiên đoạt danh hiệu "Đạo diễn châu Á xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Madrid vào năm 2009, cũng là nhà viết kịch bản cho bộ phim, sau khi xem lại bộ phim đã nhận xét rằng: “ Xem lại Đất phương Nam, tôi cũng tiếc vì có nhiều điều chưa làm được, chẳng hạn phim chưa lột tả hết sự trù phú của vùng đất "chim bay đầy trời, cá lội đầy sông" cũng như nhiều nét tiêu biểu khác của mảnh đất Nam Bộ. Nguyên nhân vì thời lượng phim hơi ngắn và kinh phí làm phim lúc đó còn eo hẹp. Link Fshare: Link 4share:
Sao phải xem phim DVD5 làm gì? Có bản đẹp 1080p đây này, xem cho đã hơn: https://www.fshare.vn/folder/AN5HNLQLJOI9