[Fshare] Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

Thảo luận trong 'mHD, SD' bắt đầu bởi time_cop, 13/5/10.

  1. plinh

    plinh New Member

    Tham gia ngày:
    20/6/10
    Bài viết:
    37
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Bác Zenko ra sub mới rồi kìa ;)
     
  2. babymonkey

    babymonkey New Member

    Tham gia ngày:
    31/7/08
    Bài viết:
    2
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    trong lúc chờ đợi sub, mời mấy bác bàn luận về tam quốc cho dzui, Khổng Minh vs Bàng Thống ai mưu trí hơn ???

    p/s: việc này chỉ mang tính dzui dzẻ, cấm đả kích cá nhân, xúc phạm đến thần tượng của người khác.
     
  3. sydansinh

    sydansinh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/8/08
    Bài viết:
    809
    Đã được cảm ơn:
    218
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    hehehe đúng vậy, no sub, phim no hay
     
  4. time_cop

    time_cop Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    20/7/09
    Bài viết:
    1,225
    Đã được cảm ơn:
    541
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Sub 39-40-41 bản đẹp :D
    Mã:
    http://mega.1280.com/file/3TDW1NU3KF/
     
  5. time_cop

    time_cop Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    20/7/09
    Bài viết:
    1,225
    Đã được cảm ơn:
    541
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Tập 39 Gia Cát thật cao tay, vừa nghe mùi lạ đã ra tay trước huynh trưởng 1 bước, làm ku anh tắt đài luôn :))
     
  6. nguyenhaminhkha

    nguyenhaminhkha New Member

    Tham gia ngày:
    9/1/10
    Bài viết:
    213
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Tp Hồ Chí Minh
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Bàng Thống chết vì không nghe lời Khổng Minh, điều đó cho thấy Phượng Sồ Bàng Thống tài trí ko bằng Ngọa Long Khổng Minh <:p
     
  7. time_cop

    time_cop Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    20/7/09
    Bài viết:
    1,225
    Đã được cảm ơn:
    541
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Tiểu Kiều phim này ko đẹp = Tiểu Kiều trong Đại chiến xích bích. Múa cũng ko đẹp bằng nốt, buồn thay, hận thay...
     
  8. anhtuan_dt

    anhtuan_dt New Member

    Tham gia ngày:
    6/6/10
    Bài viết:
    29
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Chờ đợi mãi cuối cũng đã có sub mới rồi. Cảm ơn bác zenko nhiều.
     
  9. nguyenhaminhkha

    nguyenhaminhkha New Member

    Tham gia ngày:
    9/1/10
    Bài viết:
    213
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Tp Hồ Chí Minh
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    ét, dính dáng gì tới Khổng Minh Bàng Thống đâu pa :-t:-t:-t
     
  10. nguyenhaminhkha

    nguyenhaminhkha New Member

    Tham gia ngày:
    9/1/10
    Bài viết:
    213
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Tp Hồ Chí Minh
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Tranh vẽ Bàng Thống và Khổng Minh (<:pai đọc hết cho kẹo <:p)
    Gia Cát Lượng và Bàng Thống đều là những mưu sĩ đình đám số một trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, một người được coi là rồng, một được xưng là phượng. Ẩn sĩ Tư Mã Huy từng nói một cách khoa trương rằng: “Ngọa long, phượng sồ, được một trong hai người ấy thì có thể an được thiên hạ vậy”. Thế nhưng Lưu Bị có trong tay cùng lúc một rồng một phượng, vì sao vẫn không thể bình thiên hạ, phục hưng cơ đồ nhà Hán, thống nhất Trung Hoa mà lại ngậm ngùi trao thiên hạ vào tay kẻ khác?

    Không thể phủ nhận rằng, những mưu sĩ có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc định hướng chiến lược, thậm chí quyết định cả sự tồn vong cho các tập đoàn quân phiệt thời kỳ Tam Quốc. Một cách tự nhiên, họ cũng hình thành nên một tập đoàn những người đồng môn, những người mưu sĩ giống như anh em kết nghĩa của Lưu Bị, anh em, họ hàng Tào Tháo, hay cha con họ Tôn, gia tộc Tư Mã. Chỉ khác với tập đoàn khác là sự hợp tác giữa họ tản mác, tiềm ẩn và chỉ hạn chế ở việc thúc đẩy tư tưởng chính trị thời kỳ này từ Tân Pháp gia đến Tân Nho gia và cuối cùng đến chỗ Nho Pháp kết hợp. Hướng tới mục tiêu đó, những mưu sĩ này cũng hình thành một thế lực riêng, với vô vàn những mối quan hệ vô hình nhưng lại đóng vai trò quyết định trong việc phân định chia thiên hạ thời Tam Quốc. Làm rõ mối quan hệ này, chúng ta sẽ hiểu vì sao, Lưu Bị được tiếng là có một rồng một phượng trong tay vẫn phải chịu thất bại cay đắng.

    1. Bốn đại quân sư và hai loại mưu sĩ

    Trong Tam Quốc diễn nghĩa có bốn mưu sĩ nổi tiếng, tài năng nhưng họ lại không hề giống nhau chút nào đó là: Trình Dục, Từ Thứ, Gia Cát Lượng, Bàng Thống.

    Sự khác biệt ở họ chủ yếu thể hiện ở mấy điểm: Thứ nhất là thời gian. Bậc cao nhân thường nhìn xa, có thể thâm trầm ẩn mình, xuất đạo khi rất muộn. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, trong bốn người vừa kể trên thì thứ tự xuất đạo là Dục, Thứ, Lượng, Thống. Thứ hai là người tài năng có năng lực khống chế rất lớn, quản lý phạm vi rất rộng. Vì thế mới có cách nói “tài mười dặm”, “tài trăm dặm” và “tài ngàn dặm”. Chiến công đầu tiên khi xuất đạo của bốn mưu sĩ này cũng gia tăng theo phạm vi không gian như vậy: Trình Dục lấy huyện Đông A, Từ Thứ lấy Phàn Thành, Gia Cát Lượng lấy Kinh Châu, Bàng Thống lấy Tứ Xuyên.

    Nhưng chúng ta rất dễ nhận thấy rằng thành tựu cuối đời của Gia Cát, Trình Dục vượt xa hẳn so với Từ Thứ, Bàng Thống, điều này là do đâu? Nguyên là giữa bốn người họ còn có một phương diện khác biệt nữa đó là sự khác biệt về âm – dương. Trong bốn người vừa kể trên thì Thống và Thứ giỏi “dương mưu” còn Lượng và Dục thì giỏi về “âm mưu”. Trong đó, Lượng cao hơn Dục một bậc. Chuyên về dương mưu là kẻ trung thuận, ngược lại những người giỏi âm mưu thường là những kẻ phản loạn. Khổng Minh thuộc về loại đó.

    Ở đây cần phải nói rõ rằng, “thoán nghịch” (làm phản) đối với kẻ thống trị thì gọi là mãnh thú, hồng thủy nhưng đối với “dân tộc” mà nói thì đó lại là sự thay đổi âm dương không thể thiếu được, tức là sự thay đổi các triều đại. Chỉ phân biệt hợp lý hay bất hợp lý. Vả lại, việc dùng binh thì không ngại gian trá. Tôn Tử đã nói rằng những “dương mưu” của mình thực ra cũng chỉ là quỷ kế, bởi vì âm dương cũng giống như trung hay nghịch, bản thân khó mà phân định rạch ròi được, quan trọng vẫn là nắm bắt cân đối, vận dụng hài hòa hợp lý.

    Chính xác mà nói thì âm mưu thuộc vào phạm trù tấn công tâm lý. Trong xã hội phong kiến trọng dương khinh âm, nên âm mưu là thứ không thể học được từ thầy giáo hay sách vở, chỉ có thể tự mình tìm hiểu, tự mình nghiên cứu và phát hiện mà thôi. Người dùng âm mưu có thể một ngày giành được thắng lợi phi thường, thay đổi vận mệnh của bản thân. Trình Dục, Gia Cát Lượng chính nhờ mưu lược toàn diện mới có thể đứng đầu “bảng xếp hạng” các đại mưu sĩ trong thế giới Tam Quốc.

    2. Nhìn rõ Lưu Bị, Bàng Thống lấy cái chết để nhường Khổng Minh

    Đối với Gia Cát Lượng, người viết trong bài Phá giải kết cấu “Tam Quốc ngũ phương” trong Tam Quốc diễn nghĩa đã nói rất rõ việc Gia Cát Lượng ngay từ lúc xuống núi đã có ý làm phản Lưu Bị, tranh đoạt thiên hạ, đó cũng chính là cái ẩn ý của nụ cười Khổng Minh trong đoạn văn: “Mọi người hỏi chí của Khổng Minh ra sao? Khổng Minh chỉ cười mà không đáp”. Do vậy ở đây sẽ không nói đến việc Khổng Minh theo Lưu Bị mà có ý phản, muốn tranh đoạt thiên hạ nữa mà chỉ bàn tới việc Bàng Thống, vị quân sư tài năng số một trong Tam Quốc cũng có tâm phản lại Lưu Bị.

    Thực tế thì ban đầu Bàng Thống hoàn toàn trung thành với Lưu Bị. Đầu tiên ông sang cư ngụ ở Đông Ngô chính là để tranh tài cùng với Gia Cát Lượng phía Thục và Từ Thứ phía Ngụy, quyết thắng Xích Bích. Đó là đường vòng để ông đến với Lưu Bị. Vì thế cuộc đại chiến Xích Bích kết thúc, Bàng Thống trực tiếp đến gia nhập quân của Lưu Bị. Để không làm khó cho Lưu Bị, Bàng Thống tình nguyện làm từ chức quan thấp nhất, nhất định không chịu đưa bức thư của Lỗ Túc và Khổng Minh giới thiệu mình với Lưu Bị. Quả nhiên, ông đã chứng tỏ chân tài thực học của mình cho Lưu Bị thấy và Khổng Minh đã không thể không thừa nhận Bàng Thống tài cao hơn mình “mười lần”.

    Gia Cát Lượng có thể giúp Lưu Bị lấy Kinh Châu, nhưng đối diện với “đất hiểm dân mạnh” ở Tứ Xuyên lại “vô kế khả thi”. Ông ta không biết làm thế nào để thuyết phục kẻ luôn miệng nói điều nhân nghĩa như Lưu Bị cướp đất của Lưu Chương, cũng không dám tổ chức thêm một trận Xích Bích để lấy vùng Tứ Xuyên. Vì thế, ông ta mới mượn việc phúng viếng Chu Du để đến Đông Ngô mời Bàng Thống. Sau đó, Gia Cát Lượng giữ Kinh Châu, Bàng Thống tấn công Tứ Xuyên, hai người trở thành hai cánh tay quan trọng của Lưu Bị. Thực ra trong việc này, Khổng Minh còn có một dụng ý nữa là che đậy chí lớn của mình, giữ gìn hình tượng một kẻ ngu trung từ trước đến nay trong nguyên tắc gìn giữ nghiêm ngặt về sơ thân của gia tộc họ Lưu. Nhưng điều này tạm thời không bàn đến ở đây.

    Về thực lực, rõ ràng Bàng Thống tài không kém gì Khổng Minh. Thống ý thức được rằng Lưu Bị giữ Kinh Châu , luôn giả nhân giả nghĩa nghĩ đến tương lai của Lưu Chương nhưng đến lúc này Lưu Bị chỉ còn cách bức Lưu Chương “thoái vị”. Về mặt lý luận, Bàng Thống chỉ dùng bốn chữ “nghịch (thì) lấy, thuận (thì) giữ” mà thuyết phục được kẻ cố chấp như Lưu Bị một cách nhẹ nhàng. Về mưu lược, ông ta chỉ dùng Hoàng Trung, Ngụy Diên vốn chỉ là dạng “mạt tướng” mà Khổng Minh không muốn dùng đến để hiện thực hóa mưu đồ đột phá Tứ Xuyên.

    Nhưng khi việc lấy Tứ Xuyên đã trở thành điều tất yếu, đại công đã sắp sửa thành thì sự tình lại có biến chuyển. Khổng Minh gửi đến Bàng Thống một bức thư đe dọa. Và chính bức thư này đã làm thay đổi toàn bộ tình hình cũng thay đổi luôn tâm lý trung thành tuyệt đối của Bàng Thống đối với Lưu Bị. Hành động này của Khổng Minh so với việc Trình Dục lừa Từ Thứ cũng không khác là bao nhiêu. Trình Dục lợi dục sự hiếu thuận của Từ Thứ, đầu tiên uy hiếp mẹ Từ Thứ bắt bà viết thư đòi gặp Từ Thứ. Gia Cát Lượng thì lợi dụng lòng trung của Bàng Thống đối với Lưu Bị và sự ưu ái của Lưu Bị đối với Bàng Thống, đầu tiên kích động Lưu Bị, sau đó mới đe dọa Bàng Thống. Cả Trình Dục và Khổng Minh đều có cách hành động tương tự nhau, cùng tác động vào một người ở giữa, buộc họ phải cam chịu thất bại.

    Sự tình diễn ra như sau: Bành Việt mật báo với Lưu Bị rằng phía quân địch có người muốn nhấn chìm quân của Ngụy Diên và Hoàng Trung ở dòng Bồi Giang. Còn nói: “Sao Canh tại phía Tây, sao Thái Bạch sắp đến gần đó, chắc chắn sẽ có việc chẳng lành xảy đến, tốt hơn là nên cẩn trọng”. Tin tức tình báo này không chỉ cứu được hàng vạn tính mạng của quân Lưu Bị mà còn ngăn chặn âm mưu của Linh Bao, hóa hung thành cát.

    Thực tế thì ai là người tạo ra sự nguy hiểm cho những người ở tiền tuyến? Đó chính là Lưu Bị. Tướng của đất Xuyên Linh Bao trước đó vốn đã bị Ngụy Diên bắt nhưng Lưu bị lại muốn thả hắn. Ngụy Diên nói: “Người này không thể thả về. Nếu để hắn thoát thân, sẽ không thể bắt về nữa”. Nhưng Huyền Đức nói: “Ta lấy nhân nghĩa đãi người, người sẽ không phụ ta”. Nơi trận địa anh chết thì tôi sống, tại thời điểm khó khăn, ưu thế vẫn chưa được xác lập rõ ràng mà vẫn bảo thủ giữ giọng điệu nhân nghĩa không biết kết hợp tình hình thực tế, Lưu Bị quả cũng có chỗ thật đáng chê cười. Đã chắc nhân nghĩa đổi được nhân nghĩa hay rốt cuộc chỉ chuốc lấy sự phản bội, thoán nghịch? Nếu là nhân nghĩa đổi được nhân nghĩa, thì Tào Tháo đã cho Lưu Bị một tấc đất nào chưa? Có thể thấy Lưu Bị từ sự nhu nhược của chữ Nhân Nho giáo mà trở thành kẻ ngu muội, hàm hồ, bệnh di truyền của họ Lưu đã lại phát tác.

    Ngay khi hóa giải được tình thế nguy hiểm, Gia Cát Lượng đã phái Mã Lương đưa thư đến nói: “Lượng đêm tính số Thái Ất, năm nay không tốt. Sao Canh ở phía Tây, cũng xem càn tượng thấy sao Thái Bạch tiến gần nơi đó. Chủ tướng lành ít dữ nhiều. Mọi điều nên cẩn trọng”. Cùng một loại hình thế của các sao nhưng Gia Cát Lượng lại đề xuất cách giải thích khác. Bàng Thống cũng cười khẩy vào “thiện ý” của Gia Cát Lượng, lại đề xuất cách giải thích thứ ba: “Thống cũng tính sao Thái Ất, đã biết sao Canh tại phía Tây, ứng với việc chủ công lấy Tây Xuyên, chứ không phải là việc dữ. Thống cũng bói thiên văn, thấy sao Thái Bạch chiếu ở Lạc Thành, trước đã chém Linh Bao, ứng với điềm xấu của Tây Xuyên. Chủ công không nên nghi ngờ, nên mong chóng tiến binh”. Thực là mỗi người một cách mà chẳng ai chịu ai.

    Ý kiến của một rồng, một phượng làm cho Lưu Bị hết sức hồ nghi. Một mặt Lưu Bị rất sủng ái một mưu thần tài cao như Bàng Thống, một mặt lại mười phần tin tưởng Gia Cát Lượng liệu việc như thần. Để đảm bảo không có sai sót gì, Lưu Bị quyết định lui quân về giữ Kinh Châu. Ngày thứ hai, Lưu Bị còn dùng giấc mộng của mình để khuyên giải Bàng Thống. Bị nói: “Ta đêm mộng thấy một thần nhân, tay cầm thiết trượng đâm vào cánh tay mình, tỉnh dậy vẫn còn cảm thấy cánh tay bị đau”. Với một người quả cảm không tin điều tà ma như Bàng Thống, khi đối mặt với lời nói lo sự được mất, yếu đuối vô năng như thế, chỉ thấy Bàng Thống đáp lại rằng: “Tráng sĩ khi ra trận, không chết cũng bị thương, đó là lẽ thường vậy. Cớ sao lại có thể vì một giấc mơ mà do dự được?”.

    Bàng Thống lại nói: “Chủ công bị Khổng Minh làm cho nghi hoặc thật rồi. Hắn không muốn cho Thống này một mình thành đại công, nên mới viết bức thư này khiến chủ công do dự, nghi hoặc. Lòng đã nghi ngờ hẳn sẽ dẫn đến việc nằm mộng. Thật hiểm lắm thay! Thống này gan óc có lầy đất cũng quyết giữ một lòng. Chủ công đừng nên nghe lời xằng bậy mà mau chóng cho thi hành”. Nói rất hay, thứ nhất là dũng cảm, hai nữa là trung thành, ba là rất duy vật, bốn là không hề giống như kiến thức của kẻ tiểu nhân tham công. Thật ra khi nghe những lời nói hùng hồn này của Bàng Thống, trong thâm tâm của Thống đã có sự thay đổi, không muốn nỗ lực vì Lưu Bị nữa. Lưu Bị hiện đã trở thành kẻ ngu nhân, ngu nghĩa (nhân nghĩa mù quáng), lại ngu tín (tin mù quáng), hoàn toàn không có điểm nào chấp nhận được.

    Một điểm đặc biệt là, trong Tam quốc diễn nghĩa xuất hiện rất nhiều lần những nhà chiêm tinh, trong cách nhìn của tác giả La Quán Trung đều là phương thuật hoặc công tâm thuật mê hoặc lòng người. Cổ Bành đầu tiên phân tích địa lý của sông Bồi Giang, sợ Lưu Bị không tin mới kết hợp với những giảng giải về tượng sao. Bàng Thống lại muốn dùng những giải thích về tượng sao để nâng cao lòng tin tất thắng trong tâm lý quân Thục. Nếu như chiêm tinh thực có khả năng biết được tương lai, Gia Cát Lượng và Bàng Thống vì sao không dự đoán được tình thế nguy hiểm ở sông Bồi Giang? Hay hai người tài năng còn không bằng một kẻ vô danh như Cổ Bành?

    Cũng như vậy, các mưu sĩ trong Tam Quốc diễn nghĩa rất ít khi đề cập đến từ “chết” hay những gì liên quan đến chữ này, một khi đề cập đến từ này là có ý muốn đi tìm cái chết. Ví như khi Quách Gia bắc phạt nói với Tào Tháo: “Ta cảm cái ơn của thừa tướng, chết cũng không thể báo đáp được một phần”. Ở đây, Bàng Thống và Quách Gia cũng như nhau, cũng đều trong tâm phản chủ mà biểu hiện thành những lời rất mực trung nghĩa. Đồng thời khi phải lựa chọn giữa chuyện sống chết của cá nhân và tiền đồ của quốc gia họ đều lựa chọn cái thứ hai.

    Cho dù Quách Gia không biết rốt cục Lưu Bị là người thế nào, nhưng chí ít có thể xác định nội dung Nho giáo của ông ta vượt hơn hẳn với Pháp gia của Tào Tháo. Bàng Thống cũng như vậy, dù ông không biết thật rõ những hành động cụ thể sau này của Gia Cát Lượng sẽ ra sao nhưng chí ít có thể khẳng định nội dung Nho Pháp kết hợp của ông ta cao hơn hẳn nội dung Nho giáo của Lưu Bị, trong tương lai không gian phát triển sẽ lớn hơn.

    Bởi vì Bàng Thống chịu cái đức trung nghĩa, lại chưa từng nghĩ đến chuyện thoán đoạt thiên hạ nên ông ta mới muốn nhường cho Khổng Minh. Cái chết của Bàng Thống do đó mang rất nhiều hàm ý: Một là bảo vệ sự tôn nghiêm của đấng nam nhi và chiến sĩ, dù có da ngựa bọc thây cũng không rời bỏ hàng ngũ. Trong tình thế đó, Bàng Thống hoàn toàn có thể lựa chọn việc thoái lui, bảo toàn tính mệnh, nhưng ông lại không làm như vậy. Đây cũng là chỗ khác biệt lớn nhất trong tính cách của Bàng Thống và Lưu Bị.

    Hai là, để không ảnh hưởng Gia Cát Lượng mà muốn lấy cái chết của bản thân để thúc đẩy Lưu Bị. Vì sao con ngựa của Bàng Thống “cưỡi lâu chưa từng như thế”, lại đột nhiên mất móng? Lẽ nào Bàng Thống cũng bắt đầu thấy nghi hoặc, sợ chết, tình cảm tâm lý ảnh hưởng đến con ngựa? Không thể như vậy! Ông thấy sự mê tín của Lưu Bị mới nghĩ ra màn kịch như vậy để khiến Lưu Bị quan tâm tới ông ta mà đổi ngựa cho ông ta. Cưỡi bạch mã của Lưu Bị không những chết sung sướng mà còn có thể cho Lưu Bị thấy rằng, thất bại là lỗi của ông ta. Nhưng đến thế mà Lưu Bị cũng không biết trút giận sang Khổng Minh, ông nằm mộng thấy thần nhân đâm vào bắp tay rõ ràng cho thấy trong vô thức vẫn có điểm hoài nghi Khổng Minh bởi chỉ có Khổng Minh mới là thần nhân trong lòng Lưu Bị mà thôi.

    Ba là, ông chọn cái chết ở gò Lạc Phượng thực tế là để an ủi Lưu Bị: Tôi thực là đã hết số, ngài cũng không cần phải tự trách mình làm gì.

    Bốn là Bàng Thống vì sao nhiều lần muốn nói rõ rằng bức thư của Khổng Minh thực ra là xuất phát từ lòng đố kỵ và ghen ghét đối với ông ta. Vì sao trong cuộc hành quân trên một con đường nhỏ trong rừng cây rậm rạp, lại sai Ngụy Diên sắp sẵn đội quân ở phía trước. Bản thân trói gà không chặt, giữ phía hậu quận nguy hiểm thì có tác dụng gì?..... Vốn là, Bàng Thống muốn dùng chỗ sơ hở rất dễ nhìn thấy nói với Khổng Minh rằng: Tôi cam tâm tình nguyện nhường công trạng này cho ông, hoàn toàn chịu chết trong tay của ông chứ không phải không biết rằng ông có lòng hiểm độc.

    Từ đó có thể thấy, Khổng Minh không phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của Bàng Thống. Nếu như cần phải nói thẳng ra mối quan hệ rất vi diệu trong đó thì phải nói rằng, đầu tiên Khổng Minh đã bắn một phát tên lửa tầm xa tấn công vào tâm lý đối phương nhưng Bàng Thống đã ngay lập tức tạo nên bức tường chặn lại. Tác dụng thực tế của phát đạn này khiến cho Bàng Thống phát hiện bản tính nhát gan trong sự ngu nhân ngu nghĩa và cả ngu tín của Lưu Bị, giúp ông ta củng cố thêm lòng quyết tâm phản chủ. Vì thế mà Bàng Thống mới mượn âm thanh phát đạn của Khổng Minh mà ngã xuống, nhường mọi công trạng lại cho Khổng Minh.

    Trên thực tế, nếu như không tự sát một mưu sĩ siêu cấp có khả năng chỉ huy thiên binh vạn mã như Bàng Thống, một người bình thường khó mà lật đổ được ông ta, dù là mưu sĩ tài năng ngang ngửa với ông ta cũng khó. Cho dù không thể thủ thắng cũng có thể tự bảo vệ tính mệnh của mình, huống hồ một tướng vô danh như Trương Nhiệm lại giết được ông.. Chẳng phải nghi ngờ rằng, Bàng Thống chính là người duy nhất có đủ tài mở đường vào đất Thục nhưng ông lại kiên quyết truyền cây gậy trong tay của mình cho Khổng Minh, kẻ tài năng kém hơn một bậc song tham vọng chí hướng lại hơn hẳn ông.

    4. Noi gương Bàng Thống, Khổng Minh “nhường” thiên hạ cho họ Tư Mã

    Cách nhìn của người anh hùng thường giống nhau, Khổng Minh cũng không phải là không ghi tạc trong lòng thiện ý của người bạn tốt. Chi thấy Khổng Minh vừa gạt nước mắt đốc thúc quân sĩ tiến vào Thục đồng thời cũng biểu lộ tính chất phản Lưu của mình: điều đi cả Trương Phi và Triệu Vân chỉ để lại một mình Quan Vũ giữ Kinh Châu, kể từ khi Quan Vũ cắt đứt mối liên kết chặt chẽ giữa các anh em Lưu Bị. Gia Cát Lượng cuối cùng cũng không phụ lòng kỳ vọng của Bàng Thống. Trước sau ông ta đã diệt Lưu Chương, Lưu Bị, còn thực thi chính sách Nho Pháp kết hợp rất tiên tiến hơn hẳn nhà Lưu Hán.

    Nhưng điểm thú vị nhất là, Gia Cát Lượng sau đó khi đối diện với tình trạng tiến thoái lưỡng nan giống như Bàng Thống ông ta cũng làm theo cách của Bàng Thống, dùng cái chết để nhường người “hiền tài”: Bề ngoài thì chết vì Thục Hán mà thực chất là nhường thiên hạ cho Tư Mã Ý. Giống như việc trao cậy gậy cuối cùng vào tay một người bạn đồng môn, một mưu sĩ có mưu đồ bá vương mà ông ta biết rằng, tương lai sẽ đi xa hơn mình.

    Rất nhiều mưu sĩ, từ Quách Gia tới Trình Dục, từ Từ Thứ đến Gia Cát Lượng, rồi đến Bàng Thống, sở trường và giá trị có thể khác nhau, nhưng họ để là những đấng nam nhi vào loại nhất tuyệt, không thoái lui, không khoe tài, chỉ cầu cuộc sống không oán không hận, sống cuộc sống phóng khoáng vui vẻ, giữa họ lại có một mối liên hệ vô hình song vô cùng chặt chẽ.

    Trong một thời gian dài, mọi người đều cảm thấy nghi ngờ, Lưu Bị có trong tay một rồng một phượng mà vẫn không bình được thiên hạ là cớ làm sao? Những gì phân tích đã cho thấy, thực tế Lưu Bị chỉ sờ được vào lông phượng và sừng rồng mà thôi chứ chưa bao giờ có được họ một cách thực sự. Duy chỉ có Tư Mã Chiêu là người có năng lực cưỡi rồng khiển phượng. Hẳn bạn đọc còn nhớ lời nói lắp của Đặng Ngải rằng: “Phượng hề phượng hề, đó là một con phượng”? còn nhớ Chung Hội tại núi Định Quân cảm ứng được Gia Cát Lượng hiển thánh. Những điều này như muốn nói rằng Đặng Ngải chính là phượng theo kiểu Bàng Thống còn Chung Hội là rồng theo kiểu Khổng Minh, cũng là dạng vừa trung vừa phản, trong phản mà ngoài trung. Có thể nói: Rồng phượng dễ có nhưng người lãnh tụ có thể cưỡi rồng khiển phượng, an định thiên hạ thì thật hiếm thấy vậy.
    Hy Văn dịch từ bài của Uông Hoành Hoa tại Đại học Thanh Hoa đăng tải trên China.com (báo điện tử VietNamNet)
     
  11. anhtuan_dt

    anhtuan_dt New Member

    Tham gia ngày:
    6/6/10
    Bài viết:
    29
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Trời, hình như bác so sánh hơi khập khiễng đó nha. Phim đấy là phim điện ảnh, thời lượng chỉ tính bằng phút, đầu tư biết bao nhiêu tiền của vào đấy, mà không đẹp thì ai xem để mà kiếm tiền chứ. Còn đây là phim truyền hình kéo dài cả một thời kì lịch sử hơn 100 năm, biết bao nhiêu là nhân vật, mà kinh phí thì cũng có hạn, không đẹp bằng cũng là lẽ đương nhiên thôi. Mình thấy nhân vật Tiểu Kiều như thế là rất tốt rồi.
     
  12. time_cop

    time_cop Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    20/7/09
    Bài viết:
    1,225
    Đã được cảm ơn:
    541
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Mỗi người mỗi ý mà bác :D
    Phim Tam Quốc này chẳng phải 2 nhân vật Điêu Thuyền và Tôn Thượng Hương cũng nổi tiếng và xinh đẹp đó sao. Huống hồ gì Nhị kiều Giang Đông nổi tiếng Tam Quốc, thế mà sao mình thấy xấu quá. Màn múa kiếm mình thấy cũng chẳng hơn trong gánh xiếc là bao =.="

    @ nguyenhaminhkha: tiện tay quote bài của ông thôi mà :))
    mà copy cái bài kia ở đâu đó, dài thấy ớn :|
     
  13. visaocodon

    visaocodon New Member

    Tham gia ngày:
    2/11/09
    Bài viết:
    12
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    kéo thử thế nào
     
  14. anhtuan_dt

    anhtuan_dt New Member

    Tham gia ngày:
    6/6/10
    Bài viết:
    29
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Hjhjh, thì chính vì mỗi người một ý kiến nên bác mới chê xấu còn em lại thấy thế là tốt rùi chứ sao.
    Tiện thể nói luôn, phim này e thấy kết nhất là Tào Tháo và Khổng Minh, 2 nhân vật này được thể hiện rất tốt. Các bác thấy thế nào ạ.
     
  15. thangiucua

    thangiucua Member

    Tham gia ngày:
    23/1/10
    Bài viết:
    31
    Đã được cảm ơn:
    3
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Bạn nào muốn xem nhanh thì ra ngoài tiệm đĩa có trọn bộ rồi đó(8 đĩa).Thèng bạn mình mới mua, nó nói có lồng tiếng lun. Không biết nó có nói xạo không?
     
  16. ai_vip_nhi

    ai_vip_nhi New Member

    Tham gia ngày:
    2/7/09
    Bài viết:
    9
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Mình xem trong Xích Bích thấy có em gái của Tôn Quyền sao trong đây lại không có nhỉ
     
  17. anhtuan_dt

    anhtuan_dt New Member

    Tham gia ngày:
    6/6/10
    Bài viết:
    29
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Hihi, phải từ từ chứ, đoạn cần có thì mới có được chứ. Bạn cú yên tâm. :d
     
  18. nguyenhaminhkha

    nguyenhaminhkha New Member

    Tham gia ngày:
    9/1/10
    Bài viết:
    213
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Tp Hồ Chí Minh
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    phải có chứ, sau này Lưu Bị vừa được vợ đẹp vừa được đất mà
     
  19. ai_vip_nhi

    ai_vip_nhi New Member

    Tham gia ngày:
    2/7/09
    Bài viết:
    9
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    Nhưng trong Xích Bích thì chính em gái Tôn Quyền đi do thám quân Tào mà trong TQDN này thì không thấy đâu.Chắc có lẽ đạo diễn đã bỏ đi tình tiết đó
     
  20. nguyenhaminhkha

    nguyenhaminhkha New Member

    Tham gia ngày:
    9/1/10
    Bài viết:
    213
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Tp Hồ Chí Minh
    Ðề: Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Việt sub)

    có vài chuyện vui về Tam Quốc, mình xin post 1 mẫu trước, nếu hay thì thank để mình post tiếp nhé

    Một hôm, 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi rủ nhau sang nước Ngô do thám tranh thủ làm tí gội đầu matxa... nhưng vì 3 anh em kết nghĩa máu thịt nên thằng này tưởng thằng kia khao nên ruốt cuộc không thằng nào mang tiền... Sau khi được bọn bảo kê khuyến mại thêm món răng môi lẫn lộn thì 3 anh em bị bắt trói giải lên Tôn Quyền...
    Tôn Quyền: Láo, tội làm gián điệp có thể tha (???) nhưng đi gội đầu matxa không bo em út thì phải chém... Dù sao cũng có chút quen biết nên Tao sẽ củ hành chúng mày trước khi chém...3 thằng làm cho tao 2 việc, làm được tao tha... không làm được thì ngày này năm sau là ngày sinh à quên ngày giỗ chúng mày... Việc đầu tiên mỗi thằng đi kiếm cho tao 10 quả bất kỳ về đây... lắp mô tơ vào đít nhanh...
    Ở nước Ngô kiếm hàng chat, hàng karaoke thì dễ chứ hàng hoa quả thì quá khó... nhưng để sống nên 3 anh em phải cố...
    Đến chiều tối, Lưu Bị kiếm được 10 quả cam, Quan Vũ kiếm được 10 quả nho còn Trương Phi thì vẫn thuê bao quý khách vừa gọi không liên lạc được...
    Tôn Quyền: good, bây giờ là việc thứ 2... nhét tất cả chỗ quả các người kiếm được vào đít... thằng nào kêu 1 câu giết. Thằng nào làm được tao tha... Lưu Bị nghiến răng trợn mắt nhét được 1 quả, đến quả thứ 2 thì không chịu nổi nhiệt la lên cái Oái...
    Tôn Quyền: nhốt nó vào ngục sáng mai xử bắn...
    Lưu Bị mếu máo quay sang Quan Vũ nói: thôi số anh nó black, die phải chịu... với mấy quả nho rừng chắc mày sống thôi... vĩnh biệt mày với thằng Phi... nhớ báo thù cho tao...
    Nhưng chỉ 1 lúc sau, Lưu Bị thấy Quan Vũ cũng bị nhốt vào ngục chờ chết cùng mình...
    Lưu Bị: Chó chết thật, quả cam nó to, tao chết đã đành... quả nho nhỏ thế mà mày cũng chết là sao???
    Quan Vũ: Má nó, 9 quả đầu tao làm ngon lành...... đến quả thứ 10 tao phì cười nên die
    Lưu Bị: Sao tự nhiên mày cười hả thằng ngu??
    Quan Vũ: Mẹ kiếp, đúng lúc đó tao thấy thằng Phi tha về 10 quả mít......
    :-j:-j:-j:-j:-j:-j:-j
     

Chia sẻ trang này