[Music] The Beatles 1+ (1962-1970) 1080p Remastered Blu-ray AVC DTS-HD MA 5.1 (ISO) ~ The Beatles to

Thảo luận trong 'Bluray nguyên gốc' bắt đầu bởi v0minh, 15/2/16.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,411
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    The Beatles 1+ (1962-1970) 1080p Remastered Blu-ray AVC DTS-HD MA 5.1 (ISO)



    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    The Beatles toàn tập

    (The Beatles)

    [​IMG] Ratings: 8.5/10



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Sau cái chết đồng loạt của những nghệ sĩ như rocker Buddy Holly, ca sĩ Richie Valens và ca sĩ The Big Bopper, ngày 3/2/1959 được những người yêu nhạc đặt cho cái tên "Ngày âm nhạc chết lặng". Rồi đến ngày 01/8/1981, thế giới có một ngày gọi là ngày "Video music ra đời". MTV cho ra đời một ý niệm hoàn toàn mới của thế giới âm nhạc, đó là có cả giác quan nhìn chứ không chỉ là nghe và có bản audio của các ban nhạc trở nên lỗi thời nhanh chóng. The Beatles có vẻ tiên tri được trước sự việc, nên họ luôn có một "mini movies" đi kèm các bản hits, nhờ vậy mà giờ chúng ra có được Blu-ray này với chất lượng Remastered.



    The Beatles

    The Beatles tan rã

    Blu-ray 1:
    Love Me Do (1080i)
    From Me to You (1080i)
    She Loves You (1080i)
    I Want to Hold Your Hand (1080i)
    Can't Buy Me Love (1080i)
    A Hard Day's Night (1080i)
    I Feel Fine (1080p)
    Eight Days a Week (1080p)
    Ticket to Ride (1080p)
    Help! (1080p)
    Yesterday (1080i)
    Day Tripper (1080i)
    We Can Work It Out (1080p)
    Paperback Writer (1080i)
    Yellow Submarine (1080p)
    Eleanor Rigby (1080p)
    Penny Lane (1080p)
    All You Need Is Love (1080i)
    Hello, Goodbye (1080i)
    Lady Madonna (1080p)
    Hey Jude (1080i)
    Get Back (1080p)
    The Ballad of John and Yoko (1080i)
    Something (1080p)
    Come Together (1080i)
    Let It Be (1080p)
    The Long and Winding Road (1080p)

    Blu-ray +:

    Twist and Shout (1080i)
    Baby It's You (1080i)
    Words of Love (1080i)
    Please, Please Me (1080i)
    I Feel Fine (1080p)
    Day Tripper (1080i)
    Day Tripper (3rd version) (1080p)
    We Can Work It Out (1080p)
    Paperback Writer (1080i)
    Rain (1080i)
    Rain (alternate) (1080i)
    Strawberry Fields Forever (1080p)
    Within You Without You/Tomorrow Never Knows (1080i)
    A Day in the Life (1080p)
    Hello, Goodbye (1080i)
    Hello, Goodbye (alternate) (1080i)
    Hey Bulldog (1080i)
    Hey Jude (1080i)
    Revolution (1080i)
    Get Back (1080i)
    Don't Let Me Down (1080i)
    Free as a Bird (1080i)
    Real Love (1080i)

    Lời nguyền Buddy Holly
    [​IMG]
    Buddy Holly ra đi ở tuổi 23.

    Sau cái chết đồng loạt của những nghệ sĩ như rocker Buddy Holly, ca sĩ Richie Valens và ca sĩ The Big Bopper, ngày 3/2/1959 được những người yêu nhạc đặt cho cái tên "Ngày âm nhạc chết lặng".

    Được biết, vào ngày này, cả 3 nghệ sĩ đình đám của Mỹ những năm 1950 đã cùng tử nạn trong vụ đâm máy bay, dịp Lễ hội Khiêu vũ mùa đông. Đây cũng coi là điểm khởi đầu cho lời nguyền Buddy Holly. Sở dĩ bị gọi là "lời nguyền Buddy Holly là vì những nhạc sĩ, những ca sĩ hay người có quan hệ giao tiếp với anh đều chết yểu.

    [​IMG]
    Hiện trường vụ đâm máy bay năm 1950 khiến 3 nghệ sĩ người Mỹ tử nạn.

    Ronnie Smith, một ca sĩ được mời tới để thay thế Holly trong tour diễn năm đó đã phải tới bệnh viện điều trị tâm thần ngay sau buổi biểu diễn trong Lễ hội Khiêu vũ mùa đông, đồng thời cũng được coi là buổi biểu diễn cuối cùng của anh. Vài năm sau đó, Ronnie đã treo cổ tự tử kết thúc cuộc đời nghệ sĩ của mình.

    Kế đến là David Box, một thành viên trong nhóm The Crickets của Holly. David cũng đã theo đuổi sự nghiệp hát solo, nhưng cũng giống như người bạn xấu số của mình, anh tử nạn trong một vụ đâm máy bay khác. Thật trùng hợp, chàng ca sĩ cũng qua đời ở tuổi 23.

    Sau cái chết của Holly, Maria - vợ anh đã bị thất lạc đứa con duy nhất của hai người. Cũng kể từ đó, lời nguyền Buddy Holly đã ám tới Gene Vincent và Eddie Cochran. Cả hai nghệ sĩ này đều có mối quan hệ mật thiết với Holly cũng như nhóm The Crickets.

    Theo đưa tin, lời nguyền đáng sợ này còn ám Keith Moon sau khi xem xong bộ phim "Cuộc đời của Buddy Holly" vào ngày 9/7. Ngày Keith Moon qua đời trùng vào đúng ngày sinh nhật của Holly.

    --------------------------------------------

    The Beatles - nửa thế kỷ, một huyền thoại
    Cách đây tròn nửa thế kỷ, nhóm nhạc The Beatles có lần xuất hiện mang tính lịch sử trên truyền hình Mỹ và vĩnh viễn thay đổi lịch sử âm nhạc thế giới.

    Tối 9/2, Paul McCartney và Ringo Starr - hai thành viên còn sống sót của ban nhạc huyền thoại sẽ xuất hiện trong chương trình đặc biệt mang tên: "The Beatles - The Night that Changed America". Cùng sự xuất hiện tại lễ trao giải Grammy lần thứ 56 vào 27/1 trước đó, đây được xem là sự khởi đầu cho một chuỗi hoạt động kỷ niệm nửa thế kỷ ngày The Beatles lần đầu đặt chân tới Mỹ và lên sóng truyền hình. Theo tờ New York Daily bình luận, lần đó The Beatles đã không chỉ thay đổi nước Mỹ mà còn thay đổi cả làng nhạc thế giới.

    Cơn sốt mang tên Beatlemania

    Tháng 3/1957, chàng trai John Lennon quyết định thành lập nhóm nhạc skiffle với một vài người bạn tại ngôi trường Quarry Bank và đặt tên nhóm là The Quarrymen. Bốn tháng sau, cậu thiếu niên 15 tuổi Paul McCartney gia nhập nhóm sau khi làm quen với John Lennon. George Harrison trở thành tay guitar chính của nhóm kể từ tháng 3/1958, trong khi mảnh ghép cuối cùng của bộ tứ là Ringo Starr được kết nạp vào năm 1962 (để thay thế Pete Best ở vai trò tay trống). Phải mất 5 năm, The Beatles mới được định hình hoàn chỉnh và bắt đầu chinh phục những đỉnh cao, với sự hỗ trợ của người quản lý Brian Epstein.
    [​IMG]
    Bốn chàng trai làm thay đổi diện mạo âm nhạc thế giới.

    Vốn là ông chủ cửa hàng đĩa đồng thời là cây bút về âm nhạc, Epstein sớm nhận ra tiềm năng của The Beatles. Ông từng hồi tưởng về The Bealtes thời kỳ đầu: "Tôi ngay lập tức thích những gì mình được nghe, họ thật mới mẻ, rất thành thật và sở hữu tố chất ngôi sao". Cũng chính vì ý thức được The Beatles có thể đạt được thành công thương mại, Brian Epstein yêu cầu các thành viên trong nhóm ứng xử một cách chuyên nghiệp hơn. John Lennon tiết lộ rằng Epstein từng nói: "Nếu các cậu muốn vươn tới những nơi xa hơn, các cậu phải thay đổi: ngừng ăn trên sân khấu, ngừng chửi tục và hút thuốc đi".

    Và như vậy, bốn chàng trai của thành phố cảng Liverpool khoác lên mình những bộ cánh chỉn chu thay vì thích gì mặc nấy như trước và nhanh chóng tác động tới giới trẻ nước Anh thời bấy giờ. Album đầu tiên của nhóm mang tên Please Please Me với các ca khúc nổi tiếng như Love Me Do, Please Please Me hay Twist and Shout thống lĩnh bảng xếp hạng âm nhạc nước Anh vào năm 1963 - vốn từ trước là vị trí của nhạc phim hay những giọng ca dễ nghe. Các đĩa đơn tiếp theo như From Me to You rồi She Loves You đều gặt hái thành công rực rỡ, khiến các chàng trai bắt chước kiểu tóc cùng phong cách ăn mặc của The Beatles còn các cô gái thì phát cuồng bởi "Fab Four".

    [​IMG]
    The Beatles và Ed Sullivan.

    Sự nổi tiếng của The Beatles cùng lòng hâm mộ cuồng nhiệt của dư luận đã hình thành cụm từ "Beatlemania" (cơn sốt Beatles). Như sự sắp đặt của định mệnh, trong một lần có mặt tại sân bay Heathrow, Ed Sullivan - một tên tuổi của làng giải trí Mỹ - tận mắt chứng kiến sức hút của The Beatles. Ed Sullivan là nhân vật chính của chương trình truyền hình ăn khách hàng đầu nước Mỹ "The Ed Sullivan Show" (kéo dài từ năm 1948 đến 1971) và từng đứng chung sân khấu với những huyền thoại như Elvis Presley, nhóm The Jackson 5 hay The Supremes.

    Nhìn thấy hàng trăm phóng viên, tay săn ảnh cũng như một rừng người hâm mộ chào đón The Beatles trở về Anh từ Stockholm, Sullivan phải tự hỏi những anh chàng này là ai và ví hiệu ứng của họ giống Elvis từng làm được. Ed Sullivan nhanh chóng liên hệ với Brian Epstein để đề nghị The Beatles biểu diễn một chương trình với mức cát-xê cao ngất ngưởng.

    Nhận ra cơ hội không thể tuyệt vời hơn để ban nhạc được xuất hiện trước hàng chục triệu khán giả truyền hình, Epstein liền đưa ra một lời đề nghị khác: The Beatles nhận mức thù lao khiêm tốn, bù lại họ sẽ được góp mặt trong ba chương trình liên tiếp. Thỏa thuận được hình thành và tháng 2/1964, The Beatles lần đầu đặt chân tới nước Mỹ.

    "Cuộc xâm lăng của nước Anh"

    The Beatles đến Mỹ trong hồi hộp của khán giả nhà cùng sự hoài nghi của giới truyền thông xứ cờ hoa. Đơn giản bởi trước đó, gần như không có nghệ sĩ nào tới từ đảo quốc sương mù có được thành công lớn tại thị trường âm nhạc Mỹ. Ngay cả The Beatles, tuy đã gây dựng được danh tiếng tại Anh nhưng cũng chưa thâm nhập được vào Mỹ - nơi âm nhạc rock & roll mà bốn chàng trai theo đuổi đã nguội lạnh từ lâu.

    [​IMG]
    The Beatles đặt chân tới sân bay JFK.

    Tám tuần trước ngày The Beatles tới Mỹ, tổng thống John F. Kennedy bất ngờ bị ám sát tại Dallas, Texas. Sự kiện này gây chấn động toàn cầu và để lại bầu không khí ảm đạm khắp nước Mỹ, nơi mà Kennedy cho đến nay vẫn là một trong những chính trị gia được yêu mến nhất. Không khí căng thẳng của Chiến tranh lạnh cộng thêm vụ ám sát đó khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, có cảm giác "trống rỗng, tựa như thế giới chỉ chực sụp đổ".

    Vào ngày 10/12/1963, người dẫn chương trình của đài CBS là Walter Cronkite quyết định đưa tin về cơn sốt Beatlemania đang diễn ra ở Anh để giúp mọi thứ bớt u ám. Sau khi xem bản tin, cô gái 15 tuổi Marsha Albert viết thư gửi đài radio WWDC và đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta không có thứ âm nhạc này ở Mỹ?".

    Tới ngày 17/12/1963, chính Albert được đài WWDC mời giới thiệu ca khúc mới I Want to Hold Your Hand của The Beatles trên sóng. Bài hát với phần lời nói về tình cảm của một chàng trai dành cho người mình yêu với những giai điệu xập xình bắt tai này nhanh chóng được thính giả ưa thích và khiến các cửa hàng đĩa tại Washington ngập tràn trong các đề nghị mua đĩa, dù họ chưa có ca khúc này. Việc tương tự diễn ra khi I Want to Hold Your Hand được phát tại các thành phố khác, khiến hãng Capitol Records quyết định phát hành đĩa đơn vào ngày 26/12.

    Hiệu ứng mà ca khúc tạo ra là không thể tin nổi, chỉ trong ba ngày đầu đã có tới 250.000 đĩa được bán tại Mỹ. Việc được ra mắt vào đúng dịp nghỉ lễ đã giúp cơn sốt Beatlemania nhen nhóm trong giới trẻ tại Mỹ - nơi vốn quen những giọng ca ấm áp của Frank Sinatra hay Elvis Presley thay vì phong cách âm nhạc mới mẻ, trẻ trung của The Beatles.

    [​IMG]
    Dòng người chào đón The Beatles.

    Ngày 7/2/1964, The Beatles chính thức có mặt tại New York. Ngay từ trước khi bước xuống sân bay JFK (mới được đổi tên theo cố tổng thống Kennedy), nhóm nhạc đã được thông báo trước về những gì đang đợi mình. Paul McCartney chia sẻ về khoảnh khắc lịch sử ấy: "Có một biển người ở sân bay, điều mà không ai có thể dự đoán trước. Chúng tôi đã nghe về nó từ khi còn trên máy bay. Đi cùng chúng tôi còn có phóng viên và phi công đã thông báo: 'Nói với các chàng trai rằng có một đám đông đang đợi họ!'. Chúng tôi nghĩ: 'Lạy Chúa tôi, chúng ta đã thực sự làm được điều này rồi'".

    Ước tính có 4.000 người hâm mộ, 200 phóng viên và hơn 100 cảnh sát an ninh có mặt tại JFK để chào đón The Beatles từ chuyến bay 101 ngày hôm ấy. Khi các chàng trai bước xuống, cơn sốt Beatlemania thực sự bùng nổ khi tất cả chen lấn để được tận mắt nhìn thấy bộ tứ lừng danh. Sân bay JFK chưa bao giờ chứng kiến số người đông như vậy để đón một chuyến bay. Các cô gái liên tục gào thét tên thần tượng và một số người thậm chí phấn khích đến mức ngất xỉu. Khi đưa tin về sự kiện này vào buổi tối, đài CBS gọi đây là "The British Invasion" (Cuộc xâm lăng của nước Anh) - cụm từ sau này được dùng để chỉ trào lưu xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường âm nhạc Mỹ của các nghệ sĩ tới từ Anh như The Beatles, The Rolling Stones hay The Who.

    The Beatles được đưa từ sân bay tới khách sạn Plaza như những siêu sao với bốn chiếc xe limousine dành riêng cho từng người còn radio thì tường thuật từng bước trong hành trình của họ. Sau một ngày nghỉ ngơi để lấy lại sức (George bị sốt 39 độ) và hàng giờ liền trả lời phỏng vấn, The Beatles chính thức xuất hiện trên chương trình The Ed Sullivan Show.

    Ngày 9/2/1964, The Beatles là tâm điểm của cả nước Mỹ, khi dường như tất cả đều muốn ở nhà để xem trực tiếp "hiện tượng" tới từ nước Anh. Sau phần giới thiệu của Ed Sullivan - bao gồm cả lời chúc thành công từ "ông vua" Elvis Presley - là khoảnh khắc cột mốc trong lịch sử âm nhạc thế giới: The Beatles lần đầu lên sóng truyền hình Mỹ. Họ làm khán giả như phát điên với những tiếng gào thét cuồng nhiệt từ phía khán đài. Theo hãng Nielsen, ước tính có 73 triệu người Mỹ bật TV lên để xem chương trình ấy. Con số đó chiếm 45% dân số nước Mỹ - một kỷ lục truyền hình thời bấy giờ.

    [​IMG]
    Fan cuồng nhiệt của bộ tứ.

    Các ca khúc được trình diễn khi đó bao gồm All My Loving, Till There Was You, She Loves You, I Saw Her Standing There và I Want to Hold Your Hand. Tới ngày 16/2, The Beatles lần thứ hai diễn trực tiếp trên truyền hình và thu hút 70 triệu người xem (chương trình thứ ba được thu sẵn). Họ trở về Anh sáu ngày sau đó và được chào đón bởi một vạn người hâm mộ tại sân bay Heathrow.

    Làm nên kỳ tích về thống kê nhưng có lẽ ngay cả The Beatles cũng như khán giả ngày ấy không thể ngờ rằng chuyến lưu diễn làm thay đổi diện mạo âm nhạc mạnh mẽ đến mức nào.

    Nửa thế kỷ, một huyền thoại

    20 đĩa đơn và 19 album đứng đầu bảng xếp hạng Billboard, 15 bản thu được lưu danh trong Grammy Hall of Fame, The Beatles trở thành nhóm nhạc thành công nhất mọi thời. Vào ngày 4/4/1964, họ lập nên cột mốc vô tiền khoáng hậu: chiếm lĩnh cả 5 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng Hot 100 Billboard. Cho đến ngày nay, The Beatles vẫn độc tôn ngôi đầu ở lượng đĩa bán ra với hơn 600 triệu bản trên toàn cầu, dù ban nhạc đã tan rã từ năm 1970.

    The Beatles chứng tỏ sức hút khi tự mình chơi các nhạc cụ và biểu diễn ca khúc do chính mình sáng tác. Họ mở đường cho các nghệ sĩ Anh khác bước vào làng giải trí Mỹ đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ theo đuổi ước mơ âm nhạc và thành danh sau này. Sau Thế chiến đệ nhị, một thế hệ mới được sinh ra. Họ là những con người trẻ, giàu khát khao và chỉ chờ một cú thúc là có thể tung cánh. Cú thúc ấy đối với thanh niên Mỹ chính là sự xuất hiện trên sóng truyền hình của The Beatles vào năm 1964.

    Và tối 9/2, Paul McCartney cùng Ringo Starr sẽ lại xuất hiện để tiếp tục gợi nhắc người yêu nhạc nước Mỹ và cả thế giới về một huyền thoại - The Beatles vốn chưa bao giờ bị quên lãng.


    -----------------------------------------------

    John Lennon - kẻ mộng mơ vĩ đại
    Danh ca huyền thoại của nước Anh tác động tới thế giới không chỉ bởi sự vĩ đại trong âm nhạc mà còn vì trái tim tha thiết hòa bình.
    [​IMG]

    Chỉ còn vài tháng nữa, thế giới âm nhạc sẽ chính thức kỷ niệm nửa thế kỷ ngày The Beatles thực hiện “cuộc xâm lăng của làn sóng Anh” ngoạn mục trên đất Mỹ và từ đó trở nên nổi tiếng toàn cầu. Thế nhưng người sáng lập ban nhạc vĩ đại nhất thế kỷ 20 ấy là John Lennon lại chẳng thể có mặt để chứng kiến dấu mốc lịch sử ấy.

    [​IMG]
    Danh ca John Lennon.


    Đúng ngày này 33 năm trước, huyền thoại này đã qua đời do năm phát súng nghiệt ngã của tên sát nhân Mark David Chapman. 8/12/1980 là ngày đen tối mà tạp chí Time từng viết “Ngày mà âm nhạc đã chết”.
    Người con bất tử của Liverpool
    Hình tượng John Lennon gắn liền với chiếc kính gọng tròn và cuộc đời ông cũng như một vòng tròn tuần hoàn. Nhìn lại từ góc độ lịch sử, người ta thấy dường như đã có một điềm gở khi John Lennon thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng với tạp chí Rolling Stones ngày 5/12/1980: “Những gì giới phê bình mong muốn chỉ là những người hùng đã chết, giống như Sid Vicious hay James Dean. Tôi chẳng thiết tha gì việc được trở thành một người hùng đã khuất”. Trớ trêu thay, đó lại chính là những gì thế giới nhớ về ông, như một huyền thoại âm nhạc bất tử.

    Cũng trong cuộc phỏng vấn ấy, John Lennon đã sẻ chia những cảm xúc trong thời điểm tái xuất. Khi ấy, ông đã biến mất khỏi âm nhạc 5 năm liền để dành thời gian cho người con trai Sean, như một sự bù đắp mà ông đã không thể dành cho con trai đầu lòng Julian mà ông có với người vợ cũ Cynthia. Album Double Fantasy ra đời tháng 11/1980 và khi ấy John Lennon đã có những bộc bạch rất thực: “Các nhà phê bình chỉ thích những nghệ sĩ đang trên con đường tiến tới đỉnh cao. Tôi chẳng thể leo lên đỉnh một lần nữa”.

    [​IMG]
    John Lennon (thứ hai từ trái qua) cùng các thành viên trong nhóm The Beatles ở thời kỳ hoàng kim.

    Đỉnh cao ấy của sự nghiệp John Lennon chính là với The Bealtes, bên cạnh những người bạn Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Có tiền thân là ban nhạc Quarrymen mà John Lennon thành lập từ năm 15 tuổi, The Beatles có đội ngũ hoàn thiện vào năm 1962 với sự bổ sung tay trống Ringo. Ban nhạc rock&roll đến từ xứ sở sương mù này đã viết lại không chỉ lịch sử âm nhạc nước Anh mà còn toàn thế giới.

    Bắt đầu tạo ra cơn sốt Beatlemania với những ca khúc như Love Me Do, Please Please Me... vào năm 1962, The Beatles dần chinh phục những ngọn Everest của vinh quang bằng sự biến đổi trong âm nhạc và sức sáng tạo vô biên của cặp bài trùng John Lennon - Paul McCartney. Được xưng tụng như cặp sáng tác xuất chúng nhất thế kỷ 20, họ là đồng tác giả của khoảng gần 200 bản nhạc, với nhiều trong số đó là những nhạc phẩm bất hủ như Yesterday, Let It Be hay Hey Jude...

    Từ khi The Beatles xuất hiện trên sóng truyền hình Mỹ qua chương trình Ed Sullivan Show và thu hút tới 73 triệu lượt khán giả - số lượng người xem chương trình truyền hình Mỹ lớn nhất lịch sử vào thời điểm ấy - cho tới khi họ làm tan vỡ trái tim biết bao người hâm mộ khi tan rã năm 1970 là cả một sự chuyển biến lớn lao trong âm nhạc và phong cách.

    Từ những chàng trai trẻ mặc vest lịch lãm và cắt đầu nấm cho tới những người đàn ông để râu tóc xồm xoàm giống như thể những gã hippie. Từ nhạc rock&roll mới mẻ cho đến những ca khúc pop ballad sâu lắng và rồi cả thể loại psychedelic rock lạ lẫm.

    Từ những ca khúc chỉ nói đến tình yêu lứa đôi cho tới những bài hát mang âm hưởng thời cuộc với ca từ mang tính nổi loạn. Để cho ra đời những album tuyệt phẩm như Rubber Soul, Revolver, Sgt Pepper's Lonely Hearts Club Band hay Abbey Road, “tứ quái” đã trải qua mọi thái cực. Họ tự nhốt mình trong phòng thu hàng tháng trời, sử dụng chất kích thích để có cảm giác thăng hoa và còn tới Ấn Độ để học thiền.

    Trong những tháng ngày nổi loạn ấy, John Lennon là thành viên của The Beatles bộc lộ sự bức xúc lớn nhất với chính quyền thời ấy. Ông từng có bản Revolution bất hủ để kêu gọi một cuộc cách mạng, với phần ca từ phản đối chủ trương xung đột: “We all want to change the world. But when you talk about destruction. Don’t you know that you can count me out...” (Chúng ta đều muốn thay đổi thế giới song nếu các người nói về sự hủy diệt, các người có thể loại tôi ra).

    Tới năm 1970, The Beatles chính thức tan rã. Nhiều fan của ban nhạc vẫn oán hận Yoko Ono và cho rằng người phụ nữ này chính là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa bộ tứ trở nên không thể hàn gắn. Nhưng sau này, bà đã có lần lên tiếng phủ nhận: “Bàn tay tôi bé nhỏ, làm sao đập tan nổi những người đàn ông ấy”. Sự thật là thế nào chỉ có những người trong cuộc mới hay, còn với thế giới bên ngoài, John Lennon là người hăng hái thực hiện những cuộc cách mạng nhất sau khi ban nhạc tan rã.

    [​IMG]
    John Lennon và vợ Yoko Ono tích cực hoạt động chống chiến tranh.

    Ông trở thành cái gai trong mắt chính quyền tổng thống Mỹ Richard Nixon khi chính thức chuyển tới New York sống vào năm 1971 nhằm thuận tiện hơn trong việc hoạt động chính trị và kêu gọi hòa bình. Những chỉ trích công khai về cuộc chiến Việt Nam khiến đế chế Nixon coi Lennon là kẻ nổi loạn cần bị loại bỏ và còn từng cố trục xuất ông khỏi Mỹ bởi lý do Lennon từng tàng trữ cần sa.

    Thế nhưng bất chấp những nỗ lực ấy, John Lennon vẫn được cả thế giới biết tới như một đại sứ của hòa bình, trong khi những ca khúc kinh điển Give peace a chance và Imagine của ông được vang lên ở khắp nơi như thánh ca của phong trào phản chiến. Để rồi một cách bất ngờ nhất, John Lennon lìa giã cõi đời khi mới 40 tuổi, khiến người hâm mộ khắc khoải với câu hỏi: “Imagine John Lennon lives” (Hãy thử tưởng tượng nếu John Lennon còn sống).
    Kẻ mơ mộng vĩ đại
    Những ca từ của Imagine, ca khúc bất hủ của John Lennon, được xem như Quốc tế ca của hòa bình, của hy vọng. Trong tiếng nhạc piano du dương, John mặc bộ đồ trắng và kêu gọi mọi người hãy tưởng tượng về một ngày mai tươi sáng, một ngày mai khi thế giới này không còn chiến tranh, không còn bị chia rẽ bởi sắc tộc, tôn giáo hay những hận thù giết chóc. Chỉ còn lại đó tình huynh đệ và tình yêu, còn loài người sống vì hạnh phúc của ngày hôm nay...

    Một thế giới của sự mơ mộng như John đã thừa nhận và nó thể hiện đúng bản chất con người ông. Chỉ một kẻ mơ mộng bậc nhất mới có thể tưởng tượng ra một thế giới hoàn hảo, chẳng hề có Thiên đường hay Địa ngục. Chỉ một thiên tài gan dạ nhất mới dám thách thức đế chế cầm quyền hùng mạnh, biến tuyên ngôn chính trị của mình thành một ca khúc và khiến nó thống trị những bảng xếp hạng.

    Đã hơn bốn thập kỷ kể từ ngày Imagine ra đời, thế giới vẫn chưa một ngày ngưng tiếng súng. Xung đột vẫn xảy ra ở khắp nơi và giấc mơ của John Lennon vẫn chưa thể thành hiện thực. Nhưng có lẽ chính vì vậy mà tên tuổi ông vẫn luôn được nhắc tới hàng ngày, trong nỗi khắc khoải. Để rồi mỗi năm tới ngày 8/12, khu tưởng niệm Strawberry Field lại ngập tràn hoa hồng, nến và giai điệu những ca khúc của John lại vang lên khắp một góc công viên Central Park bởi ông “không phải kẻ duy nhất”. Vẫn còn đó những kẻ mơ mộng khác đang ngày ngày tưởng tượng về thế giới hòa bình mà John từng vẽ nên khi đang ngồi trên máy bay, nhìn qua cửa sổ và sáng tác Imagine.
    [​IMG]
    Người hâm mộ đặt hoa ở công viên Central Park vào ngày mất của John Lennon hàng năm - 8/12.

    Tờ Time có lẽ đã quá bi quan khi gọi ngày John ra đi là “ngày âm nhạc đã chết” bởi hình bóng John Lennon vẫn luôn tồn tại. Các sáng tác mà John để lại có thể được thống kê bằng những con số khô khan song những hạt giống của Tình yêu và Hy vọng mà ông đã gieo bằng âm nhạc là không thể đong đếm. Hình ảnh người đàn ông có gương mặt thư sinh ấy vẫn hiện lên trong tâm trí những người hâm mộ, trong những khúc tình ca của The Beatles vẫn được cất lên mỗi ngày, trong những biểu ngữ phản đối các cuộc chiến vô nghĩa...

    Tại lễ bế mạc Olympic London 2012 - một sự kiện thể thao với mục đích đoàn kết lại quốc gia trong tình hòa bình và hữu nghị - John Lennon đã được sống lại qua màn hình lớn và hòa giọng cùng hàng trăm em nhỏ trong ca khúc Imagine. Đó là sự thừa nhận dành cho đứa con của thành phố cảng Liverpool, rằng ông đã trở thành một biểu tượng bất tử của văn hóa và sự khao khát hòa bình.

    Thịnh Joey
    -----------------------------------------------

    Buổi chụp hình cuối cùng của John Lennon và The Beatles
    Ngày 22/8/1969, các thành viên The Beatles gặp nhau ở Tittenhurst Park. Không một ai trong số họ nghĩ rằng đó là buổi chụp hình cuối cùng của ban nhạc.

    [​IMG]
    Ngày 22/8/1969, The Beatles có buổi chụp hình ở Tittenhurst Park - công viên nằm trong khu nhà của John Lenon và Yoko Ono ở Berkshire, đông nam nước Anh.

    [​IMG]
    Loạt hình do nhiếp ảnh gia Ethan Russell và Monte Fresco thực hiện.

    [​IMG]
    Đây là những hình ảnh chung cuối cùng của họ bởi sau đó không lâu, năm 1970, John Lennon - thủ lĩnh của The Beatles - quyết định chia tay nhóm.

    [​IMG]
    Đây cũng là những hình ảnh cuối cùng của John với The Beatles. Ông qua đời vì bị ám sát ngày 8/12/1980. John (ngồi, thứ hai từ phải sang) khi đó đội mũ, để tóc và râu rậm rạp. Hôm nay (8/12/2012) là kỷ niệm 30 năm ngày mất của John Lennon.

    [​IMG]
    John Lenon là thủ lĩnh và người đồng sáng lập ra ban nhạc tại thành phố cảng Liverpool của Anh năm 1960. Ban nhạc gồm bốn thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Trong một thập kỷ tồn tại, nhóm nhạc đã trở thành huyền thoại với những ca khúc nổi tiếng như Yesterday,Let It Be,And I Love Her... Ảnh hưởng của The Beatles đối với công chúng yêu nhạc vẫn còn tới tận ngày nay.

    [​IMG]
    Buổi chụp hình được thực hiện tại ngôi nhà của John và Yoko Ono - nghệ sĩ người Nhật, bạn đời của ông.

    [​IMG]
    John Lennon (trái) và các thành viên trong buổi chụp hình.

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Bên trong căn hộ.

    [​IMG]
    Buổi chụp hình có sự có mặt của Yoko Ono.

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    John Lennon tình cảm bên cạnh Yoko.

    [​IMG]
    Linda McCartney - người đồng sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng của nhóm The Beatles cùng John Lennon - khi đó mang bầu. Đứng bên cạnh cô là chồng Paul McCartney - thành viên của The Bealtes.

    [​IMG]
    Linda McCartney và Yoko Ono (trái).

    [​IMG]
    Sau khi chia tay nhóm nhạc vào năm 1970, John Lennon vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác và dành nhiều thời gian cho hoạt động vì hòa bình. John từng lên tiếng đấu tranh phản chiến trước cuộc chiến tranh ở Việt Nam. John bị ám sát ngày 8/12/1980 nhưng âm nhạc của ông vẫn còn sống trong lòng nhiều thế hệ.

    [​IMG]
    Những hình ảnh đáng nhớ của John cùng The Beatles.

    [​IMG]
    The Beatles đọc thư của người hâm mộ.

    [​IMG]
    Ban nhạc đùa vui trên bãi biển Miami năm 1964.

    [​IMG]
    Paul McCartney và John Lennon (nằm) đùa nghịch trong phòng khách sạn.

    [​IMG]
    Một buổi ghi hình của ban nhạc vào tháng 2/1964.

    Ảnh: Brainpickings


    -----------------------------------------------

    Khám phá bí mật của ban nhạc nổi tiếng The Beatles
    Cao Anh Lâm, Theo Listverse Thứ Hai, ngày 27/5/2013 - 15:05
    Có lẽ sẽ thật bất ngờ khi biết rằng The Beatles, một trong những nhóm nhạc thành công nhất lịch sử âm nhạc đại chúng, lại không hề biết cách đọc các bản nhạc thông thường. Vậy họ đã học nhạc và chinh phục trái tim hàng triệu con người như thế nào?
    Câu chuyện tìm tới âm nhạc đầy lôi cuốn
    John Lenon đã phát biểu năm 1980 rằng: "None of us can read music. None of us can write it." (Tạm dịch: Không ai trong chúng tôi có khả năng đọc nhạc cũng như viết nhạc). Các thành viên của The Beatles đến với âm nhạc hoàn toàn tự nhiên, không cần tới sách vở. Có một lần, cả nhóm đã từng cùng nhau đến thị trấn chỉ để nghe và học hợp âm B7 (Si-7) của đàn ghi-ta. Mẹ của John Lennon cũng dạy anh các hợp âm của đàn Banjo.

    Sau này, Paul McCartney mới hướng dẫn John học các gam hợp âm ghi-ta chuẩn xác. Tất nhiên, họ chỉ học với nhau qua thính giác và sự sắp xếp nhanh nhạy các nốt nhạc trong đầu. Thành viên Geogre Harrison thì tự mày mò học ghi-ta một cách chăm chỉ. Để học hỏi và chuẩn bị cho các buổi diễn lớn, các thành viên thường nghe các bản nhạc và cố gắng bắt chước các âm họ nghe được một cách chuẩn xác nhất.

    Để ghi âm các bản nhạc phát hành chính thức, The Beatles sẽ xướng âm cho Geogre Martin- một nhà sản xuất âm nhạc có chuyên môn-ghi lại bản nhạc. Trong trường hợp sử dụng nhạc cổ điển hoặc nhạc thính phòng khi thu âm, George Martin cũng có vai trò lắng nghe và tổng hợp lại để có được những giai điệu chính xác nhất.

    [​IMG]
    Các thành viên ban nhạc The Beatles

    Các thành viên của The Beatles cũng thừa nhận việc không am hiểu nhiều kiến thức về âm nhạc thực ra lại là điều may mắn cho họ. George Harrison đã từng nói, nếu ông biết quá nhiều về nhạc lý thì các bài hát sẽ mất đi sự sáng tạo và giai điệu trôi chảy một cách tự nhiên, và The Beatles chưa chắc đã có được những bản hit tuyệt vời như “Yesterday”.

    Vậy tại sao dù không biết về nhạc lý mà các thành viên của nhóm vẫn có thể xướng âm hết sức chuẩn xác? Đó là do họ được thừa hưởng khả năng đặc biệt: Thẩm âm chuẩn xác.
    Thẩm âm chuẩn xác- Điều kỳ diệu của thính giác con người
    Người sở hữu khả năng thẩm âm chuẩn xác có thể nhận biết và lặp lại bất kỳ giai điệu nào mà không cần nhìn bản nhạc. Họ không chỉ đơn thuần nghe tốt hơn mà có khả năng cảm nhận và phân loại âm thanh trong tâm trí. Họ có thể nhận biết cao độ của tiếng ồn hàng ngày (tiếng còi xe, động cơ, còi báo động), nêu tên các âm trong một hợp âm (A –La trưởng, C- Đô trưởng hoặc G-Son trưởng v.v…) và lặp lại đúng dải âm trong hợp âm đó.

    Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi khả năng này là do bẩm sinh hay học tập mà có. Khoảng 3% dân số Mỹ và châu Âu sở hữu nhạc cảm chuẩn xác, và 8% trong số họ là nhạc công chuyên nghiệp hoặc bán chuyên. Tuy nhiên, có tới 70% nhạc công trong các học viện âm nhạc Nhật Bản có khả năng này. Các nhà khoa học cho rằng đó là do sự khác biệt về ngôn ngữ. Tiếng Nhật, tiếng Việt hay tiếng Quan Thoại rất giàu âm điệu, điều này khiến khả năng cảm nhạc tăng đáng kể. Khả năng này còn có thể xuất hiện ở những người mù bẩm sinh (hội chứng William) hoặc ở người tự kỉ.

    Với trường hợp của The Beatles, có thể nói khả năng âm nhạc của họ đến một cách rất tự nhiên. Chính các nốt nhạc, các giai điệu không theo bất cứ quy tắc, quy chuẩn nào đã biến âm nhạc của họ trở nên khác biệt, nổi bật và có chỗ đứng trong lòng công chúng.


    -----------------------------------------------

    Hé lộ bí mật khiến The Beatles tan rã
    Thứ Tư, ngày 31/10/2012

    Yoko Ono, vợ của John Lennon hoàn toàn không phải thủ phạm gây nên sự tan vỡ của nhóm nhạc huyền thoại như những gì người hâm mộ lâu nay vẫn lầm tưởng.

    Dù đã 5 thập kỷ trôi qua kể từ ngày chính thức tan rã, nguyên nhân các thành viên nhóm nhạc lừng danh The Beatles "chia tay" vẫn khiến nhiều người đồn đoán.

    Đa số người hâm mộ đều cho rằng, chính sự xuất hiện của Yoko Ono - vợ của nam danh ca John Lennon chính là nguyên nhân khiến nhóm tan đàn xẻ nghé. Tuy nhiên, trong một chương trình truyền hình mới đây, cựu thành viên The Beatles Paul McCartney đã lên tiếng minh oan cho Yoko Ono.

    [​IMG]

    Yoko Ono, John Lennon và Paul McCartney tại buổi ra mắt bộ phim hoạt hình "Yellow Submarine" dựa trên âm nhạc của nhóm The Beatles vào năm 1968

    Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình của nhà báo kỳ cựu David Frost, Paul McCartney đã lên tiếng minh oan cho Yoko Ono - vợ của thành viên ban nhạc quá cố John Lennon: "Chắn chắn cô ấy (Yoko Ono) không phải là người làm nhóm tan rã".

    Tuyên bố này của ông đã khiến nhiều người bất ngờ, bởi trước đó không ít người nghĩ rằng Yoko Ono là nhân vật khiến ban nhạc giải tán. McCartney còn cho rằng, nếu không có Yoko Ono thì John Lennon thậm chí không thể sáng tác được những ca khúc bất hủ như Imagine.

    McCartney cũng thừa nhận, ông đã từng cảm thấy khó chịu về sự hiện diện của Yoko Ono trong những buổi thu âm của The Beatles. Tuy nhiên, người khiến ông cảm thấy cay đắng nhất không phải là Yoko mà là Allen Klein, thương gia thế chỗ cho Brian Epstein, người quản lý The Beatles qua đời vào năm 1967.

    Yoko Ono (năm nay 79 tuổi) là vợ của John Lennon thành viên trụ cột và là người đồng sáng lập The Beatles. Bà Yoko đã hai lần kết hôn và có một thời gian ngắn phải điều trị tại bệnh viện tâm thần trước khi gặp Lennon năm 1966. Bà kết hôn với nam danh ca vào năm 1969 và đến năm 1970 thì ban nhạc tan rã.

    Suốt từ đó đến nay, bà luôn bị các fan trung thành của The Beatles xem là thủ phạm gây ra sự chia rẽ giữa John Lennon và các thành viên ban nhạc. Sau khi John Lennon bị ám sát vào năm 1980, bà Yoko hoạt động trong vai trò họa sĩ, nhà văn và nhà hoạt động hòa bình.

    [​IMG]
    Ban nhạc The Beatles

    Trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 nhân dịp phát hành solo catalogue của Lennon được xử lý lại, bà Yoko cũng đã trải lòng mình và khẳng định: "Tôi không làm The Beatles tan rã. Bàn tay bé nhỏ của tôi làm sao có thể đập được những người đàn ông đó."

    Theo McCartney thì chính Klein là người đã châm ngòi cho mâu thuẫn giữa ông với các thành viên còn lại. "Lúc đó, tôi đã có cuộc tranh cãi với ba người bạn thân chí cốt của mình về người quản lý mới. Anh ta chính là người khiến chúng tôi trở lên xa cách nhau", McCartney cho biết.

    Sau khi The Beatles tan rã vì sự ra đi của Lennon, người hâm mộ trên toàn thế giới vô cùng thất vọng và họ dồn sự giận dữ lên đầu Yoko. Đa số đều cho rằng, sự xuất hiện của bà khiến nam danh ca thay đổi con đường sự nghiệp và rời khỏi ban nhạc huyền thoại.

    Yoko đã từng gặp rất nhiều áp lực về vấn đề này: "Mọi người không hề nói chuyện với tôi mà chỉ thể hiện thái độ khiếm nhã. Tôi cảm thấy bị tổn thương và thấy khó khăn vô cùng, nhưng hàng ngày tôi vẫn tự nhủ rằng mình là người may mắn khi đã gặp được người đàn ông mà mình yêu thương thực sự. Tôi đã trải qua được tất cả những điều đó và tôi đã tìm được sức mạnh nội lực trong mình và trong cả anh ấy".

    Trên thực tế, mối quan hệ giữa các thành viên của The Beatles sau khi nhóm tan rã vẫn rất tốt đẹp. Năm 1973, Lennon và Yoko sống ly thân 1 năm vì Lennon ngoại tình và chính McCartney đã kéo họ trở về với nhau sau khi nói chuyện với cả hai người.

    Cả McCartney và Lennon khi hoạt động riêng lẻ cũng đạt được những thành công vang dội. Đầu tháng 10 vừa qua, thế giới đã kỷ niệm 50 năm ngày The Beatles tung ra ca khúc đơn đầu tiên của họ là Love Me Do vào năm 1962.

    Theo Gia Hân (Người đưa tin)


    -----------------------------------------------

    Cuộc đời buồn thảm của “thành viên thứ 5” trong ban nhạc The Beatles
    Đối với những fan hâm mộThe Beatles, ngoài “tứ quái” làm nên danh tiếng của ban nhạc, còn một “thành viên thứ 5” luôn được nhớ đến bởi vẻ ngoài… “đẹp nhất The Beatles”, người đã gắn bó với ban nhạc từ ngày đầu gian khó nhưng có một cuộc đời buồn thảm.

    Sinh ra ở Edinburgh, Scotland năm 1940, nhưng Stuart Fergusson Victor Sutcliffe lại lớn lên ở Liverpool, Anh. Sutcliffe sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ khi còn nhỏ. Trong khi kiếm sống bằng nghề làm vệ sinh, Sutcliffe vẫn theo học ở Học viện Nghệ thuật Liverpool. Trong lớp mỹ thuật, Sutcliffe được xem là sinh viên giỏi nhất, chủ yếu sáng tác theo trường phái biểu hiện trừu tượng.

    [​IMG]
    Stuart Sutcliffe trong một bức ảnh chân dung chụp ở Liverpool, Anh, năm 1961.

    Chính tại ngôi trường này, Sutcliffe đã gặp người bạn học tâm đầu ý hợp John Lennon, hai người còn trở thành bạn cùng phòng. Sau một lần tranh của Sutcliffe bán được giá hời - 65 bảng (một số tiền “kha khá” đối với một họa sĩ trẻ vô danh thời bấy giờ), Lennon đã thuyết phục Sutcliffe đi mua một cây ghita bass, dù ở thời điểm đó, Sutcliffe chưa hề biết chơi đàn.

    Sutcliffe sau đó lại “bị” Lennon thuyết phục gia nhập ban nhạc mà Lennon đã thành lập cùng với hai người bạn từ trước, gồm Paul McCartney và George Harrison. Họ làm thành bộ tứ thời “tiền The Beatles”.

    Thuở đó, ban nhạc vô danh gồm những thanh niên trẻ say mê ca hát đã đổi qua rất nhiều tên, sau khi Sutcliffe gia nhập nhóm, Sutcliffe và Lennon đã nảy ra ý tưởng đặt tên nhóm là “The Beetles” (Những chú bọ cánh cứng) như một đối sánh với ban nhạc “The Crickets” (Những chú dế) đến từ bang Texas, Mỹ - một ban nhạc cũng rất nổi tiếng tại thời điểm bấy giờ.

    Trong vài tháng sau đó, từ tên “The Beetles”, nhóm đổi thành những tên như “Silver Beetles” (Những chú bọ cánh cứng màu bạc), hay “Silver Beatles” và rồi cuối cùng mới là “The Beatles”.

    [​IMG]
    Bức ảnh chụp năm 1960 cho thấy phiên bản đầu tiên của ban nhạc The Beatles, ảnh được chụp bởi John Lennon. Trong ảnh có quản lý Allan Williams và vợ - cô Beryl, đối tác âm nhạc Lord Woodbine, các thành viên Stuart Sutcliffe, Paul McCartney, George Harrison và Pete Best (tay trống của The Beatles từ năm 1960-1962).

    [​IMG]
    Ban nhạc “Silver Beatles” với các thành viên Stuart Sutcliffe, John Lennon, Paul McCartney, tay trống Johnny Hutch (tạm thay thế thành viên Pete Best) và George Harrison. Họ cùng nhau biểu diễn ở Liverpool hồi năm 1960.

    Tay ghita bass Stuart Sutcliffe thường được người hâm mộ The Beatles nhắc đến là “thành viên thứ 5 của ban nhạc”. Sutcliffe không phải một nhạc công giỏi. Thực tế, Sutcliffe chưa bao giờ có ý định trở thành một nhạc công và chưa từng “mó tới” một cây đàn cho tới khi bị Lennon thuyết phục đi mua một cây ghita bass.

    Khi gia nhập nhóm, Sutcliffe đã cố gắng luyện tập nhưng vẫn bộc lộ khá rõ sự yếu kém về nhạc cảm so với những thành viên còn lại trong nhóm, nhưng điều đó “không hề hấn gì” đối với một ban nhạc vô danh, bởi Sutcliffe sở hữu một diện mạo hấp dẫn, rất bắt mắt khán giả, đó là một lợi thế cho nhóm khi đi biểu diễn.

    Thời điểm này, khán giả chưa biết đến The Beatles và ban nhạc vẫn phải đi liên hệ để có được từng show biểu diễn.

    [​IMG]
    Ảnh chụp năm 1961 ghi lại hình ảnh Sutcliffe chơi ghita bass với The Beatles tại một câu lạc bộ ở Hamburg, Đức.

    [​IMG][​IMG]

    Cùng với tay trống tuyển vội Pete Best, ban nhạc The Beatles tới biểu diễn ở Hamburg (Đức) tại các hộp đêm, để rèn luyện những kỹ năng biểu diễn. Chính tại đây, Sutcliffe gặp gỡ, yêu và nhanh chóng gắn bó với nữ nhiếp ảnh gia Astrid Kirchherr. Họ nhanh chóng đính hôn chỉ sau hai tháng gặp gỡ.

    Cô Kirchherr đã cắt kiểu tóc “mop-top” trứ danh cho Sutcliffe và ngay lập tức, các thành viên còn lại của The Beatles cũng cắt kiểu tóc này. Thế rồi các bạn bè của họ cũng nhanh chóng cắt theo, họ gọi đây là kiểu tóc “The Beatles”.

    [​IMG]
    Sutcliffe trên sân khấu cùng với The Beatles ở một hộp đêm tại Hamburg, Đức.

    [​IMG][​IMG]

    Đối với John Lennon - người đã “lôi kéo” Sutcliffe gia nhập The Beatles, Sutcliffe là người mà Lennon luôn kính trọng, luôn trông chờ được nghe sự thật. Sutcliffe là người sẽ nhận xét thành thực nhất cho Lennon về những sáng tác mới, Lennon rất tin vào Sutcliffe.

    Tuy vậy, vì Sutcliffe kém tài hơn các thành viên còn lại nên đôi khi họ cũng đối xử rất gay gắt với Sutcliffe, để rồi sau đó lại phải giải thích cho Sutcliffe hiểu rằng không phải ban nhạc không yêu quý anh.

    [​IMG]
    Sutcliffe chơi bass phía sau John Lennon và George Harrison tại một câu lạc bộ ở Hamburg.

    [​IMG]
    John Lennon hát và chơi ghita, Stuart Sutcliffe và George Harrison ngồi đệm đàn phía sau.

    Năm 1961, Sutcliffe quyết định rời ban nhạc The Beatles để tập trung vào hội họa và bắt đầu một cuộc sống gia đình ổn định với bạn gái - nữ nhiếp ảnh gia Astrid Kirchherr ở Hamburg, Đức. Sutcliffe còn nhận được học bổng của Học viện Nghệ thuật Hamburg và háo hức được đi học mỹ thuật - điêu khắc trở lại.

    Tuy vậy, những dự định nghệ thuật của Sutcliffe đã bị dở dang khi Sutcliffe phải chịu đựng hàng loạt những cơn đau đầu dữ dội bất thường với tần xuất ngày càng liên tục, cuối cùng, Sutcliffe qua đời vì một cơn xuất huyết não vào ngày 10/4/1962 ở tuổi 21 khiến bạn gái và các thành viên trong ban nhạc The Beatles bàng hoàng sửng sốt.

    [​IMG]
    Sutcliffe biểu diễn phía sau George Harrison. Ảnh chụp năm 1961.

    Trong trí nhớ của George Harrison, đến mãi về sau, Harrison vẫn nhớ về lần cuối cùng Sutcliffe xuất hiện trở lại ở Liverpool - nơi họ đã gặp nhau lần đầu và cùng gắn bó trong những ngày tháng đầu tiên thành lập The Beatles.

    Lần quay trở lại Liverpool (Anh) đó diễn ra chỉ một thời gian ngắn trước khi Sutcliffe qua đời ở Hamburg (Đức), Sutcliffe đã đi khắp nơi, gặp gỡ, đi chơi với tất cả bạn bè như thể anh có linh cảm trước rằng mình sắp không còn cơ hội gặp lại mọi người nữa.

    [​IMG]
    Ảnh chụp năm 1961 của Stuart Sutcliffe và bạn gái - nữ nhiếp ảnh gia Astrid Kirchherr. Sau khi đến Hamburg biểu diễn cùng The Beatles và tình cờ gặp gỡ Kirchherr, Sutcliffe không cùng các bạn trở về Anh nữa mà quyết định ở lại Hamburg với bạn gái.

    [​IMG]
    Đối với fan hâm mộ The Beatles, ngoài “tứ quái” John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr - những con người làm nên danh tiếng của ban nhạc nổi tiếng nhất trong kỷ nguyên rock, thì Stuart Sutcliffe luôn được nhớ đến như một “thành viên thứ 5” của The Beatles, người đã gắn bó với ban nhạc trong những ngày đầu khó khăn và phải chịu một cuộc đời ngắn ngủi, để lại nhiều nuối tiếc.

    Bích Ngọc - Theo Mashable




    -----------------------------------------------

    6 ca khúc có ảnh hưởng nhất của John Lennon
    John từng hát ‘Give Peace a Chance’ phản đối chiến tranh VN, từng viết ‘Imagine’ ngợi ca hòa bình và tình yêu. Đó là 2 trong số các ca khúc đưa ông thành một trong những người thay đổi diện mạo âm nhạc thế giới.

    Sau đây là 6 ca khúc có ảnh hưởng mạnh mẽ và sức sống trường tồn nhất với giọng ca John Lennon, cả khi hoạt động cùng tứ quái huyền thoại The Beatles từ 1957 đến 1970 lẫn khi tách ra solo trong suốt thập niên 70, do trang Christian Science Monitor tổng hợp:
    1. “I Want to Hold Your Hand” - The Beatles (1963)
    [​IMG]
    The Beatles hát “I Want to Hold Your Hand” trong những năm 1960.

    Từ năm 1963 và nhiều năm về sau, các cô gái vẫn không ngừng la hét khi bốn chàng The Beatles đẹp trai đứng trước mắt họ và cùng hát “Tôi muốn nắm tay em”. Đây là đĩa đơn thứ 6 của The Beatles tại Anh và là một trong những ví dụ tiêu biểu cho các ca khúc đồng sáng tác đỉnh cao của John Lennon - Paul McCartney. John từng nói ông và Paul sáng tác ca khúc khi đang “ngồi bên nhau, nhìn vào mắt nhau” trong một “căn phòng nhỏ bề bộn” vào năm 1963. Sau khi phát hành, “I Want to Hold Your Hand” đã hạ bệ một đĩa đơn khác của The Beatles, “She Loves You”, trên bảng xếp hạng âm nhạc Anh, lập kỷ lục ca khúc chiếm vị trí quán quân “thần tốc” nhất trong lịch sử âm nhạc Anh. Đây cũng là ca khúc đầu tiên của tứ quái đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ.

    “I Want to Hold Your Hand” được tạp chí Rolling Stone, Bảo tàng danh vọng Rock & Roll, Hiệp hội ngành công nghiệp ghi âm Mỹ ghi nhận là một trong những ca khúc quan trọng nhất trong lịch sử nhạc rock.
    2. “Tomorrow Never Knows” - The Beatles (1966)
    [​IMG]
    Bìa album "Revolver" (1966).

    Ca khúc nằm trong album "Revolver", được ghi âm khi John đang trong trạng thái lâng lâng vì ma túy và cũng là ca khúc đầu tiên trong lịch sử âm nhạc có quá trình ra đời lạ lùng như vậy.

    “Tomorrow Never Knows” dồn dập, đầy ảo giác, là kiệt tác đàn một dây đóng mác Lennon - McCartney khác, bài hát do John sáng tác chính với cảm hứng lấy từ cuốn “Tử thư Tây Tạng” (Tibetan Book of the Dead). Đây cũng là ca khúc phiêu lưu nhất của The Beatles tính đến lúc đó.

    Trong cuốn tiểu sử “The Beatles: The Biography” của Bob Spitz, tác giả khẳng định trong “Tomorrow Never Knows”, John đặt mục tiêu tạo nên một âm thanh nghe như “100 nhà sư Tây Tạng đang tụng kinh” bằng chính giọng hát của mình kết hợp với các âm thanh khác như tiếng chim mòng biển, dàn nhạc giao hưởng, đàn sitar, đàn guitar, thậm chí treo micro lên quạt trần đang quay để ghi lại âm thanh từ đàn organ.
    3. “Strawberry Fields Forever” - The Beatles (1976)
    [​IMG]
    Khu tưởng niệm Strawberry Fields ở New York, Mỹ.

    Bài hát là khúc khải hoàn hoài cổ và buồn vui lẫn lộn về thời thơ ấu của John ở Liverpool, thành phố cảng nước Anh, với sự xuất hiện của bộ tứ huyền thoại The Beatles: John Lennon, McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Giọng ca chính John tự mô tả ca khúc như một “bản phân tích tâm lý bằng âm nhạc”. Đây là đĩa đơn đầu tiên của The Beatles lập thành tích ngược, không đoạt ngôi quán quân ở bất cứ bảng xếp hạng nào. Ringo Starr vui vẻ nói về điều này: “Điều đó làm giảm áp lực đè nặng lên chúng tôi”.

    Mặc dù vậy, “Strawberry Fields Forever” được giới phê bình hết lời ca ngợi. Tạp chí Time gọi đó là “sáng tạo đáng kinh ngạc mới nhất của The Beatles”, còn Rolling Stone sau đó xếp “Strawberry Fields Forever” ở vị trí thứ 3 trong danh sách Những bài hát nhạc rock hay nhất mọi thời đại.
    4. “A Day in the Life” - The Beatles (1967)
    [​IMG]
    Bìa album “Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band" (1967). Từ trái sang: Ringo Starr, John Lennon, McCartney và George Harrison.

    Ca khúc nằm trong album có cái tên dài ngoằng “Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band”, gồm hai thành phần riêng biệt: phần đầu và cuối ảm đạm của John như một chiếc sandwich bao phủ khúc giữa rất tươi sáng của Paul. Hai phần được kết nối với nhau với âm thanh dàn nhạc đệm ồn ào, hỗn tạp, âm lượng càng lúc càng tăng.

    Lời hát ám ảnh của John lấy cảm hứng từ cái chết do tai nạn xe hơi của một người bạn năm 1966, hoàn toàn đối lập với “cây cầu” của Paul kể về một người đàn ông thường rơi vào những giấc mơ ngay trong chính cuộc sống thường ngày.

    “A Day in the Life” là bài hát cuối cùng trong “Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band”, album được nhà phê bình Stephen Thomas Erlewine của Allmusic đánh giá là album quan trọng nhất của The Beatles. Kể từ “Sgt. Pepper”, trong âm nhạc không còn một quy luật nào nữa, các ban nhạc có thể thử nghiệm bất kỳ thứ gì họ muốn, dù hay hơn hoặc dở hơn.

    “A Day in the Life” được nhà soạn nhạc Paul Grushkin cho là “một trong những tác phẩm đầy hoài bão, có ảnh hưởng sâu đậm, đột phá nhất trong lịch sử nhạc pop”.
    5. “Give Peace a Chance” - John Lennon (1969)
    [​IMG]
    John Lennon và Yoko Ono nằm trên giường khi thu âm "Give Peace a Chance" năm 1969.

    Bài hát lấy cảm hứng chủ đạo từ cuộc chiến tranh mà Mỹ gây nên tại Việt Nam và phản ánh thái độ phản chiến rõ rệt của John. Ông sáng tác ca khúc này trong thời gian đi nghỉ trăng mật cùng Yoko Ono sau đám cưới vào tháng 3/1969. John thu âm ca khúc lần đầu tiên ngay trên giường ngủ, trên nền nhạc guitar tự đệm. Trong căn phòng lúc đó tràn ngập các nhà báo, nhà nhiếp ảnh và các nghệ sĩ nổi tiếng. John hát một cách ngẫu hứng, thậm chí nhiều chỗ ông còn không nhớ nổi lời hát và phải ứng biến, bản thu xen lẫn tiếng bình luận ồn ã của những người thưởng thức.

    Tháng 10/1969, John hát “Give Peace a Chance” trước khoảng 500.000 người biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam ở Washington. “Hãy cho hòa bình một cơ hội”, sau này, lời hát đó nhiều lần được cất lên bởi rất nhiều nghệ sĩ vĩ đại như U2, Paul McCartney, Joni Mitchell, Louis Armstrong và Elton John.
    6. “Imagine” - John Lennon (1971)
    [​IMG]
    Ước nguyện hòa bình của John được gửi gắm trong "Imagine".

    Đây là ca khúc chủ đề trong album cùng tên của John phát hành năm 1971 và cũng là ca khúc thành công nhất, đáng nhớ nhất trong sự nghiệp solo của huyền thoại người Anh.

    Sau album solo đầu tiên “John Lennon/Plastic Ono Band” thổ lộ những đổ vỡ trong đời sống riêng và trong tâm hồn, John chuyển sang đề tài chính trị trong album thứ hai “Imagine”. Đây cũng là album thành công nhất về khía cạnh thương mại của ông.

    Sau này, John từng nói hãy coi “Imagine” như một phiên bản dịu dàng hơn của “Working Class Hero” (Anh hùng của giai cấp lao động), ca khúc nằm trong album “John Lennon/Plastic Ono Band”.

    “Imagine” là một bản cáo trạng cay đắng của ông về giai cấp tư sản. Bất chấp tư tưởng gây tranh cãi, ca khúc vẫn thành công rực rỡ trên thị trường âm nhạc nhờ giai điệu tha thiết và giọng ca ngập tràn hy vọng của John. Nhiều người không thể quên được tiếng piano đầy tâm trạng của John, cũng như không mấy ai làm được như ông, biến một tuyên ngôn chính trị mạnh mẽ thành một ca khúc quán quân các bảng xếp hạng âm nhạc.

    Pham Mi Ly
    Ảnh: Newscom
    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [/TABLE]

    DISC INFO

    Disc Size: 36 581 008 762 bytes
    Protection: AACS
    BD-Java: No
    BDInfo: 0.5.8

    PLAYLIST REPORT:

    Name: 00001.MPLS
    Length: 0:14:49.688 (h:m:s.ms)
    Size: 4 771 829 760 bytes
    Total Bitrate: 42,91 Mbps

    VIDEO:

    Codec Bitrate Description
    ----- ------- -----------
    MPEG-4 AVC Video 27500 kbps 1080i / 29,970 fps / 16:9 / High Profile 4.1

    AUDIO:

    Codec Language Bitrate Description
    ----- -------- ------- -----------
    DTS-HD Master Audio English 7813 kbps 5.1 / 96 kHz / 7813 kbps / 24-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
    Dolby Digital Audio English 640 kbps 5.1 / 48 kHz / 640 kbps
    LPCM Audio English 4608 kbps 2.0 / 96 kHz / 4608 kbps / 24-bit

    SUBTITLES:

    Codec Language Bitrate Description
    ----- -------- ------- -----------
    Presentation Graphics English 0,174 kbps
    Presentation Graphics Dutch 0,174 kbps
    Presentation Graphics French 0,174 kbps
    Presentation Graphics German 0,174 kbps
    Presentation Graphics Italian 0,174 kbps
    Presentation Graphics Portuguese 0,174 kbps
    Presentation Graphics Spanish 0,174 kbps

    ----------------------------------------

    Disc Title: THE_BEATLES_1_BD_2
    Disc Size: 32 977 726 474 bytes
    Protection: AACS
    BD-Java: No
    BDInfo: 0.5.8

    PLAYLIST REPORT:

    Name: 00010.MPLS
    Length: 0:37:59.577 (h:m:s.ms)
    Size: 12 891 015 168 bytes
    Total Bitrate: 45,24 Mbps

    VIDEO:

    Codec Bitrate Description
    ----- ------- -----------
    MPEG-4 AVC Video 29582 kbps 1080i / 29,970 fps / 16:9 / High Profile 4.1

    AUDIO:

    Codec Language Bitrate Description
    ----- -------- ------- -----------
    LPCM Audio English 4608 kbps 2.0 / 96 kHz / 4608 kbps / 24-bit
    DTS-HD Master Audio English 7831 kbps 5.1 / 96 kHz / 7831 kbps / 24-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
    Dolby Digital Audio English 640 kbps 5.1 / 48 kHz / 640 kbps

    SUBTITLES:

    Codec Language Bitrate Description
    ----- -------- ------- -----------
    Presentation Graphics English 0,099 kbps
    Presentation Graphics Spanish 0,099 kbps
    Presentation Graphics Dutch 0,099 kbps
    Presentation Graphics French 0,099 kbps
    Presentation Graphics Portuguese 0,099 kbps
    Presentation Graphics German 0,099 kbps
    Presentation Graphics Italian 0,099 kbps




    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;q-dJAC2tybE]http://www.youtube.com/watch?v=q-dJAC2tybE[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 70 GiB
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!

    [/TD][/TR][/TABLE]



     
  2. ductin1231996

    ductin1231996 New Member

    Tham gia ngày:
    9/3/19
    Bài viết:
    22
    Đã được cảm ơn:
    6
    Giới tính:
    Nam
    reup a ơi
     

Chia sẻ trang này