Cảm ơn bác chủ rất nhiều vì đã up chia sẻ cho anh em. Đánh giá sau khi nghe clip trên thì thấy ca sĩ này hát k có hồn phá nát bài hát rất truyển cảm đó, có chăng ca sĩ cố gắng thể hiện giọng trầm của mình chứ k truyền tải được nội dung bài hát. Ý kiến cá nhân mong các bác khác nếu có thể cho một vài phát biểu.
Bác chủ có đĩa Tình khúc xưa của Lan Anh không post dùm với. Không hiểu sao đầu cd của em đọc đĩa này vaapf liên tục
Nghe Tình trầm với Xuân Hảo .... Mình mới tải về và nghe được khoảng 2 lần đĩa này. Tất cả đều là nhạc vàng và là những bài rất quen thuộc, nhưng quả thật cũng đều là những tác phẩm mà việc hát sao cho hay, cho tới thì không hề dễ dàng chút nào ... Nếu không để ý đến ngôn ngữ tiếng Việt, cứ xem như đang nghe một đĩa nhạc nước ngoài mà mình không hiểu lời bài hát, tức là chỉ lắng nghe và cảm cái nghĩa và cái tình của nó qua giọng hát của ca sĩ cùng với nền phối âm của dàn nhạc đi kèm...thì thật sự là mình đã nghe được một thứ ngôn ngữ rất đẹp, và một giọng hát cực phẩm, rõ ràng là đầy nam tính, nhưng lại cực mượt mà với cách thể hiện thật nhẹ nhàng, từ tốn, điềm đạm, làm thính giả ngất ngây với những nốt trầm êm, dầy và rất dịu ... Phần đối thoại của dàn nhạc đã dệt được một cái nền mới lạ, lấp lánh màu sắc, cái hay ở đây lại là rất nhu, rất giản dị và rất chừng mực để đồng hành, vấn đáp như hình với bóng cùng chất giọng tuyệt vời của ca sĩ ... giản đơn, nhưng hẳn là rất chắt chiu bao công phu gạn lọc.... Bây giờ, nếu chú ý đến lời bài hát và nghệ thuật thể hiện thì ... Thường thì người nghệ sĩ sẽ chọn tác phẩm mà họ yêu thích để thể hiện. Với khí chất riêng của từng nghệ sĩ, họ cảm nhận, thưởng thức, ôm ấp cái hồn của tác phẩm theo cách riêng của mình. Và khi họ thể hiện lại tác phẩm yêu thích như là một cách thể hiện bản thân, thì hồn của họ và hồn tác phảm hướng đến sự hoà quyện làm một, tác phẩm không chỉ còn thuộc về tác giả mà lúc đó nghệ sĩ thể hiện cũng trở thành đồng tác giả. Tác phẩm yêu thích là phương tiện để người nghệ sĩ thể hiện chính bản thân mình, chứ không phải chỉ là thể hiện tác phẩm cho một tác giả nào đó. Một cách khác, có thể giới thiệu như thế này ... "bây giờ, chúng ta hãy lắng nghe Xuân Hảo qua tác phẩm "Mùa đông của anh", do Trần Thiện Thanh sáng tác ....". Với cách nhìn nhận như vậy, thì dù chỉ với cùng một tác phẩm, chúng ta sẽ có cơ hội thưởng thức nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ khác nhau... Tác phẩm của một tác giả trở nên là một cái bình chứa chất rượu đặc trưng riêng biệt của từng nghệ sĩ khác nhau ...Bình thì cũ mà rượu thì mới...và tác phẩm được thể hiện do đó bất hủ tức chưa bao giờ cũ cả ... Đó là lý do nhạc cổ điển, hay nhạc xưa, nhạc vàng nhờ nghệ sĩ diễn tấu có hồn mà thành bất tử với thời cuộc .... Đối với người nghệ sĩ thể hiện, thành công chính là khi hồn nghệ sĩ và hồn tác phẩm nhập một, hay là khi đạt hợp nhất giữa mình và tác phẩm, khi đó mình là tác phẩm, tác phẩm là mình. Lưu ý, cảm xúc chỉ là một phần của sự thể hiện. Cái tôi hay cái hồn của nghệ sĩ nhập một cùng cái hồn của tác phẩm mới chính là cái tác phẩm ( khác ) cần được thể hiện ra cho khán thính giả thưởng thức. Dĩ nhiên, không phải người trình diễn nào cũng nhập hồn được với tác phẩm. Có người chỉ thể hiện được một ít cảm xúc của mình đối với tác phẩm, thông qua kỹ thuật luyến láy, nức nở...tức là chỉ thể hiện được kỹ xảo ...như là một phần nghệ thuật rất nhỏ liên quan tới tác phẩm ... ví như một phần xác của tác phẩm chứ chưa thể hiện được cái hồn ... Bởi vì "Hoạ hổ, hoạ bì nan hoạ cốt" .... vẽ con cọp thì vẽ lông lá bên ngoài dễ...vẽ cốt tuỷ, hồn vía bên trong lúc nào cũng khó .... Về phần khán thính giả thưởng thức tác phẩm, họ cũng thuộc về từng thứ bậc đẳng cấp nghệ thuật khác nhau ... có người chỉ nghe được tiếng rên, nấc, tiếng thét, tiếng gào mà lại tưởng là nghệ sĩ đã hiện hồn được tác phẩm .... có người lại thấy nắng thấy gió, thấy hoa....lắng được tiếng khóc, tiếng cười...tiếng thì thầm...tiếng hoa tiếng cỏ ....lại thấy mặt người... Nghe một số nghệ sĩ miền Bắc, vài năm gần đây, thể hiện nhạc vàng.... sớm thì có Lê Hiếu....sau này thì có Lan Anh, Lê Anh Dũng, Phạm Thu Hà, Xuân Hảo, Tuấn Anh ... mình thấy có điểm chung là ít khi họ cố gắng thể hiện cảm xúc, hoặc phô trương ưu thế về chất giọng ... mà ngược lại thiên về cách "hoạ cốt, hoạ hồn".... Có thể lấy ví dụ đơn giản nhất là giọng ca Lê Hiếu... nhẹ nhàng, tự nhiên đến mức hờ hững nhưng ... thực sự thì lại thể hiện được một cái hồn rất chân chất, nguyên sơ, rất riêng trong khi luôn luôn duy trì một khoảng không đủ cho thính giả có thể hít thở, gật gù.....chiêm ngưỡng, lắng đọng và thăng hoa cảm xúc cùng với họ. Những người còn lại đều cho mình những giây phút tuyệt vời với thứ âm nhạc mà họ nhập hồn ... Mình thấy phải viết vài dòng để cảm ơn một lần nữa những người bạn đã hết lòng chia sẻ, giới thiệu cho mình những đĩa nhạc thật tuyệt vời, những nghệ sĩ thật tuyệt vời....Cảm ơn các bạn.
Bác viết hay quá, quả thật lâu lắm e mới được nghe giọng nam trầm chất lượng như thế của ca sỹ Việt Nam.
Mình cũng không cảm được giọng hát này. Chỉ thấy cố gắng phô cái giọng chứ không quan tâm đến cảm xúc. Hay thì hay đấy nhưng nghe 1 lần rồi thôi, vì không đọng lại gì ấn tượng. Trong khi đó thì T.A và H.T.D mới ra những CD gần đây lại nghe rất cảm xúc.
Thực sự em rất thích giọng hát này qua 2 CD trước đây đó là Đất Nước Tình Yêu và Hà Nội Nơi Có Tình Yêu Tôi. Một giọng trầm ấm, mượt mà cực kỳ ấn tượng. Khi nghe 2 CD này em cũng tưởng giọng ca này mà thể hiện các bản tình ca man mác buồn chắc là hay lắm. Nhưng... khi nghe đến album này thì... thất vọng. . Tất nhiên đây chỉ là quan điểm và cảm nhận cá nhân, còn mỗi người mỗi cảm nhận và quan điểm khác nhau, em luôn tôn trọng. Về phần hòa âm thì em thấy rất tuyệt vời.