[Fshare] Nhạc Cổ Điển Chọn Lọc (Isaac Stern)

Thảo luận trong 'Nhạc không lời' bắt đầu bởi Izumitaro, 13/5/18.

  1. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,173
    Giới tính:
    Nam
    Nhân nhắc đến Lizst, mình có việc nhờ bác @Izumitaro và các cao thủ giúp đỡ....



    Đây là Clip quảng cáo hay nhất mình từng xem. Bản Totentanz (Dance of the Dead hay Danse macabre) của Lizst trong Clip này hay quá, ko hổ danh được MBL lựa chọn để quảng bá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, mình tìm mãi ko thấy bản Hi-res đầy đủ của nó.

    Kính nhờ các bác . Many thanks
     
    davies, neptune and cutom like this.
  2. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
    Cao thủ trên diển đàn này nhiều lắm, topic của mình không mấy ai ghé mắt đâu, bạn nên hỏi bên music request thì hơn và đợi xem có ai up lên giúp bạn không.
    (Beatrice Berrut có chơi bản này trong album "Beatrice Berrut - Liszt: "Athanor", Totentanz & Piano Concertos (2018) [24-96]" nghe thử trên highresaudio ) Thân.
     
    anhduc220375, dangthanhthe and cutom like this.
  3. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
  4. cutom

    cutom Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/09
    Bài viết:
    228
    Đã được cảm ơn:
    335
    Nhiều người đã đọc và nghe các album bác giới thiệu mà.


    Bác IZM giới thiệu cho anh em bản Totentanz chuẩn Hi-ré nhé
    Em chỉ có file hi-res bản Danse macabre của Saint-Saëns thôi.
     
  5. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,173
    Giới tính:
    Nam
    Bản hi - res mình có, nhưng bản như trong Clip thì chưa có. Danse macabre của Saint-Saëns nghe đã hơn, phiêu hơn... nhưng bản trong Clips ko thua kém, từ các trích đoạn đó.
     
  6. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
    Trong clip này họ chơi CD, clip post năm 2011 thi CD phải ra trước đó thì rất có khả năng không có hi-res. Hơn nửa khúc vô đầu của clip này lại là khúc dạo khoảng 1'10" của bản gốc, nghĩa là mất khúc đầu? Thua, bó tay !
     
    cutom and dangthanhthe like this.
  7. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,173
    Giới tính:
    Nam
    Album xuất sắc. Chất lượng thu âm tuyệt, độ động Dynamic đúng là "như điện giật".

    Mọi người thường nhận xét Chopin chỉ chăm chú đến cây Piano nên phần viết cho giàn nhạc rất "sơ sài" nhưng trong album này, giàn nhạc chơi rất tuyệt. Chỉ có 30'' mở đầu No.1, nhạc trưởng cho chơi như một bản giao hưởng - symphony - hơn là phần mở chủ đề cho Concerto, mình cảm thấy hơi loạn, ko có sự ăn khớp giữa các nhạc cụ ... sau đó thì .. TUYỆT.

    Ben chọn cách tiếp cân Chopin khá đặc biệt. Không khí "buồn" thường thấy của Chopin ko còn nữa, thay vào đó là trạng thái bâng khuâng của hoài niệm. MÌnh cảm thấy thay vì "nhập tâm" vào Chopin để diễn tả diễn biến nội tâm của Chopin thì Ben lại "đóng vai" Chopin khi nhìn nhận thế giới bên ngoài và "vẽ" lại nó bằng âm nhạc của mình. Sự chững chạc và từng trải không giống của một chàng trai 28 tuổi.

    Cách Ben bắt nhịp ăn khớp và "đối đáp" với giàn nhạc như ở @7'30'' của Đoạn 2 - Bản 1... thật ko biết diễn tả thế nào. Nó tự nhiên, mượt mà .. nhưng đầy tính kích thích. Và còn vô số những giây phút xuất thần như vậy trong album này ...

    Thanks bác chủ. Đây là lần đầu tiên mình đưa Chopin vào bộ sưu tập "phải nghe hàng ngày". :p
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/3/20
    cutom, NguCong and Izumitaro like this.
  8. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
    Cám ơn nhận xét súc tích của bạn. Mình sẽ cố gắng tìm những album hay đễ up lên chia sẻ, nhưng mong có nhiều ý kiến hơn nửa của các bạn khác, khen chê gì cũng rất vui.
     
    cutom, anhduc220375 and dangthanhthe like this.
  9. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,173
    Giới tính:
    Nam
    Như một lời tri ân bác @Izumitaro . Cám ơn bác đã cho mình thấy một vùng trời mới với các Album Classic tuyệt vời :p cùng như đã đẩy mình vào vòng xoáy nâng cấp thiết bị đầy đau khổ :(. Thân tặng bác một bản "Symphony" cũng tuyệt vời không kém của nhạc Việt.

    Chủ nghĩa anh hùng và tinh thần lãng mạn trong âm nhạc Beethoven luôn được gắn liền với các bản Symphony số 3 -5 -9 của ông. Với cá nhân mình, Symphony số 3 - Eroica (anh hùng ca) hấp dẫn hơn bản số 9 kinh điển dù số phận của nó long đong từ được nâng niu viết tăng Napoleon đến bị chính cha đẻ xé nát. Tiếng đại bác vang rền (chắc do Napoleon xuất thân từ dân pháo binh), nhịp trống trận dồn dập trong Đoạn 1 hay "khúc hồn tử sỹ" trong Đoạn 2 cũng là thách thức khó vượt qua của các hệ thống âm thanh. Và nhạc Việt cũng may mắn xuất hiện một bản "Symphony" tương tự - Trường ca Hòn Vọng Phu của Nhạc sỹ Lê Thương.

    Âm nhạc Việt Nam giai đoạn tiền chiến (trước 1954) xuất hiện rất nhiều nhạc sỹ, tác phẩm xuất sắc của dòng nhạc Classic. Mọi người hay nhắc đến Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn - Từ Linh ... hay một số các phẩm nổi trội của các nhạc sỹ khác như Đêm đông, Đôi mắt người Sơn Tây, Người Hà Nội.. Nhưng theo mình, tác phẩm vỹ đại nhất là trường ca Hòn Vọng Phu. Vấn đề là tìm được ca sỹ và phối khí đúng chuẩn "Symphony" thì rất khó.

    "...Lê Thương nghiền ngẫm đề tài người chinh phụ từ lâu trước khi sáng tác. Nhạc sĩ đọc thuộc Chinh phụ ngâm, cả nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm. Tiếp theo, Lê Thương bắt gặp nhiều hình tượng người chinh phụ ngoài đời thực. Nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đến nỗi hóa thành đáLạng Sơn, người chinh phụ trên núi Đá Bia, ở Phú Yên, phía đông đèo Cả, thậm chí là cả Vọng phu thạchTrung Quốc (khi ông vượt qua biên giới Việt–Trung). Tất cả những hình tượng này đều khiến Lê Thương đưa ra một chiêm nghiệm: dù ở phương trời nào, chiến tranh gây ra nỗi đau đè nặng lên ngườiphụ nữ. Cảm xúc đó đã khiến nhạc sĩ xúc động sâu sắc để viết bộ ba bài hát Hòn vọng phu....

    Tuy nhiên, hòn vọng phu trong tác phẩm của Lê Thương lại có nội dung khác. Cũng với câu chuyện về người vợ chờ chồng đến hóa đá, Lê Thương đã xây dựng nên câu chuyện khiến ai đã một lần nghe qua đều xúc động. Trong trường ca này, Lê Thương đã sử dụng nhuần nhuyễn âm giai ngũ cung của Việt Nam phối hợp với tiết điệu Tây phương để kể về mối tình chia cắt của người chồng và người vợ do chiến tranh loạn lạc.

    Khi chiến tranh nổ ra, người chồng theo lệnh vua tòng quân với lời hẹn ước chỉ một thời gian sẽ trở về. Hai vợ chồng, "người đi ngoài vạn lý quan san, người đứng chờ trong bóng cô đơn." (phần 1). Thời gian cứ bằng bẵng trôi. Người vợ chờ đợi mãi vẫn không thấy chồng trở về. Chiều nào nàng cũng bồng con ra ngóng tin chồng; vết chân nàng đi dần hằn sâu trên phiến đá. Cỏ cây, hoa lá, sông núi, nước non,... cả đất trời đều thương cảm cho nàng, đều giúp nàng ngóng tìm chồng, "xem chàng về hay chưa". Ngóng trông mãi đến lúc tất cả đều khuyên nàng đừng chờ đợi nữa, hãy "trở về chớ đừng để xuân tàn". Thế nhưng, nàng vẫn chờ, chờ mãi nơi ấy. Nước mưa, bụi thời gian tuôn xối xả lên nàng, "thấm vào đến tận tâm hồn đứa con". Ngày tháng dần trôi, nàng và con dần hóa đá vì chờ chồng. (phần 2). Người chồng – sau khi vượt qua biết bao gian khổ, hiểm nguy – cuối cùng đã thực hiện được lời hứa là trở về với nàng nhưng đã quá muộn. Nàng đã không còn để gặp chồng, chỉ còn "vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu" và nỗi tiếc thương lưu truyền mãi đến muôn đời sau. (phần 3).." - wikipedia
    .

    Cá nhân mình cho rằng Wiki chưa diễn tả hết chủ nghĩa anh hùng của trường ca này. Đó là lịch sử dựng nước và giữ nước - đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc - được nhìn từ góc nhìn hậu phương. Nếu như Finlandia của Sibelius là biểu tượng cho những khát vọng của nhân dân Phần Lan thì Hòn Vọng Phu hoàn toàn xứng đáng với vị trí tương tự trong lòng người Việt.

    Đặc biệt. Đoạn 2 - Ai xuôi vạn lý - có thể nói đã đạt tới đỉnh cao của nhạc và họa. Tác giả khéo léo lồng vào bản đồ phổ quát của Việt Nam, nổi bật chủ nghĩa anh hùng lãng mạn khiến trường ca Hòn Vọng Phu tiến tới hình thức Symphony, đầy bi tráng chứ không bi lụy, làm nước mắt rơi nhưng tâm hồn lại bâng khuâng...

    Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba, (Trời Hà nội mưa và nồm tháng 3 đang đẹp lắm ..)
    Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống "Bà",
    Hình hài người bế con nước chảy chan hòa.
    Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con,
    Nên núi non thương tình, kéo nhau đi thăm nàng

    Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam. .. (Xương sống Trường Sơn của Việt Nam)
    Dâng lá hoa suối nguồn với muôn chim muôn vàn
    Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa
    Như cố khuyên nàng trở về, chớ đừng để xuân tàn,

    Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới khơi ngàn... (Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu, Cát Bà....)
    Xem chàng về hay chưa,
    Về hay chưa?

    Chín con long thật lớn, (sông Cửu Long bắt nguồn từ phương Bắc, chắc biết tin chiến trường..)
    Muốn đem tin tới nàng,
    Núi ngăn không được xuống, (phải vòng sang phía Tây dãy Trường Sơn, qua lãnh thổ Lào, Cam... mới đổ về miền nam Việt Nam)
    Chúng kêu ca dưới ngàn.
    Ta cố đợi nghìn năm,
    Một nghìn năm nữa khác sẽ qua,
    Đến khi núi lở sông mòn,

    Mới mong tới Hòn Vọng Phu. (Hãy đợi đấy !!!... vì Hòn Vọng Phu của Lê Thương ở Bắc Kỳ cơ)

    Và cuối cùng, phải đợi gần 10 năm để Trung tâm Thúy Nga mới gom đủ trường ca vỹ đại này với tiêu chuẩn Classic - Symphony

    HVP 1 - Đoàn người ra đi

    HVP 2 - Ai xuôi vạn lý

    HVP 3 - Người chinh phu về

    Tham khảo bản Youtobe trước khi tải bản WAV tách từa CD gốc.

     
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/20
  10. KimNga

    KimNga Active Member

    Tham gia ngày:
    15/12/13
    Bài viết:
    165
    Đã được cảm ơn:
    200
    ",,, Cá nhân mình cho rằng Wiki chưa diễn tả hết chủ nghĩa anh hùng của trường ca này. Đó là lịch sử dựng nước và giữ nước - đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc - được nhìn từ góc nhìn hậu phương. Nếu như Finlandia của Sibelius là biểu tượng cho những khát vọng của nhân dân Phần Lan thì Hòn Vọng Phu hoàn toàn xứng đáng với vị trí tương tự trong lòng người Việt.

    Đặc biệt. Đoạn 2 - Ai xuôi vạn lý - có thể nói đã đạt tới đỉnh cao của nhạc và họa. Tác giả khéo léo lồng vào bản đồ phổ quát của Việt Nam, nổi bật chủ nghĩa anh hùng lãng mạn khiến trường ca Hòn Vọng Phu tiến tới hình thức Symphony, đầy bi tráng chứ không bi lụy, làm nước mắt rơi nhưng tâm hồn lại bâng khuâng..."


    Bác @dangthanhthe có nền kiến thức thật bao quát và thật tài hoa !!! :):):)
    Chúc bác chủ @Izumitaro, bác @dangthanhthe và các anh chị HDVietnam nhiều sức khỏe! nhất là trong giai đoạn khó khăn này nhé!
    :):):)
     
    cutom, xp18, Izumitaro and 1 other person like this.
  11. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
    Rất vui và cảm động với món quà của bạn. Mới đây bạn @cutom có tặng mình một món quà đượm tình quê hương, mình rất vui. Giờ lại được thêm của bạn nửa, một cảm giác thật ấm áp. Cám ơn rất nhiều. Như rất nhiều người khác, "Hòn Vọng Phu" là một trong những tác phẩm mình yêu thích nhất. Nhưng phải nói, giá trị không phải tự nó có mà là suy nghĩ của bạn về nó - tuyệt. Cali lúc này buồn lắm, chắc bạn cũng biết, không khí u-ám, mưa trái mùa liên miên càng buồn thêm...cũng may, có chút quà an ủi của bạn, thank again.
     
    dangthanhthe and cutom like this.
  12. cutom

    cutom Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/09
    Bài viết:
    228
    Đã được cảm ơn:
    335
    Thật vui khi biết bác IZM đang mạnh khỏe để nghe nhạc tăng sức đề kháng chống dịch.
    Chúc bác IZM và các bác mạnh khỏe, tiếp tục hưng phấn nghe nhạc để làm sôi nổi thêm cuộc sống của bản thân và gia đình ...... Hết mưa, trời sẽ nắng mà bác!
     
    dangthanhthe and Izumitaro like this.
  13. optichoang

    optichoang Active Member

    Tham gia ngày:
    23/3/16
    Bài viết:
    79
    Đã được cảm ơn:
    133
    Mình tặng bạn dangthanhthe Album :Beatrice Berrut – Liszt: “Athanor”, Totentanz & Piano Concertos (2018) 24/96khz
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
  14. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
    Phải thừa nhận bạn @dangthanhthe đã diển tả rất tỉ mỉ, khúc chiết về nội dung tác phẩm này nhưng hình như chưa đá động gì về phần performance. Paris by Night có truyền đạt thành công được ý tưởng của tác giả không ? Nếu có thì ở mức độ nào ? Hoà âm, solo, voice, có cân bằng, thích đáng không ? Có gì sáng tạo nổi bậc không ? Rất mong các bạn hưởng ứng đóng góp nhận xét cá nhân. Thanks
     
    cutom and dangthanhthe like this.
  15. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,173
    Giới tính:
    Nam
    Minh làm luôn, có gì chuyên gia gợi ý để nâng trình độ thẩm âm nhạc.

    Nhạc sỹ Lê Thương chắc cũng hầu như chưa bao giờ nói chính xác về tác phẩm của mình. Là một người theo phe +, ngay từ Đoạn 1, ông đã bị "phê bình" vì dùng tích "Man Khê - Mã Viện" của Chinh phụ ngâm rồi. Có lẽ vì vậy mà sau năm 1954, ông xuất bản lời 2 của đoạn 2 và 3 nghe rất "chuối". May mà TN ko trình diễn phần này.

    1. Quy mô dàn nhạc, nhạc cụ: Hoành tránh nhất trong các bản ghi từ trước đến nay với đầy đủ các nhạc cụ dân tộc VN và các nhạc cụ cơ bản của classic. Chất lượng ghi âm cũng thuộc diện đỉnh nhất với độ động dynamic, chi tiết details đủ tiêu chuẩn để nghe classic.

    Đặc biệt, bộ trống da truyền thống của Đoạn 1 và kèn gió (ko biết Pan flute hay cái gì) của Đoạn 2 cực hợp với nội dung. Bộ 8 trống đánh khá "dữ dằn", tầng lớp trồng lên nhau không thua gì Kick trùm 3 của Symphonic Metal cả, dễ làm người nghe liên tưởng đến Võ nhạc Tây Sơn đã thất truyền. Tiếc là bộ giàn của mình chỉ tái hiện được 5 lớp trống.

    2. Không phối ngũ cung nhiều như các bản khác mà sử dụng chủ yếu "thất cung" của classic nên nghe trôi chảy và gần với âm thanh thực hơn. Hình như chỉ còn đoạn 2 sử dụng nhạc cụ ngũ cung (đàn tranh) và thỉnh thoảng chêm vào một đoạn ngũ cung.

    3. Và quan trọng nhất là sử dụng các Variation (biến thể) trong bố cục thường thấy của classic. Thường các bản phối của nhạc Việt rất đơn điệu. Nhiều khi nhạc sỹ sử dụng mặc định các nhịp Rhumba (nhịp 4) với tiếng bass giữ nhịp hiện rất rõ làm bản nhạc bị vỡ vụn. Người nào "chăm chỉ" hơn cũng thường lặp lại nguyên bản đoạn phối trước cho các nhịp tương tự phía sau. Thúy Nga phối rất gần với cấu trúc một bài classic khi sử dụng các Variation tại các đoạn tương tự (nhất là đoạn 2)

    ...... còn nhiều vấn đề khác nữa.

    Phần Voice thì mình nghĩ các ca sỹ của Thúy Nga, Asia... chưa có chất giọng Opera thực sự nào để hát được Trường ca này, chỉ đành nghe phương án tốt nhất thôi.
     
    Izumitaro cảm ơn bài này.
  16. tusontay

    tusontay Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    2/4/10
    Bài viết:
    13,303
    Đã được cảm ơn:
    336,882
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    7 Nghề
    Nơi ở:
    Viet Nam
    @dangthanhthe: Ko nhầm thì mấy bài hát này bác lấy trong bộ CD Huế - Sài Gòn - Hà Nội? Nếu nói về Hùng Ca, thì xưa nay em vẫn khoái bộ của trung tâm Ngàn Khơi , sau đó là Asia, ví như bài Hội nghị Diên Hồng do Hoàng Oanh trình bày. Em cũng đang có dự định làm một CD Hùng Ca lấy tên là Vietnam, gồm những bài hát xuyên từ Nam ra Bắc. :) Còn Thúy Nga thì ko hợp với thể loại nhạc này. :)
     
    dangthanhthe and Izumitaro like this.
  17. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,173
    Giới tính:
    Nam
    Bộ CD mình ko thích chất lượng ghi âm. Trường ca này lần lượt lấy từ TNCD số 347, 413, 585.

    Nghe nhạc, mình ko chú ý nhiều đến trung tâm nào phát hành, chỉ cần nghe thấy hay thì sưu tập thôi bác. Hòn Vọng Phụ là trường ca, anh hùng ca... nhưng chưa chắc đã là hùng ca. Nó không có tinh thần kích động, hô hào gì cả. Đến "hàng cờ theo trống dồn" còn "phất phơ ngậm ngùi bay" mà.

    Người không rời khỏi kiếp gian nan,
    Người biến thành tượng đá ôm con.

    Với mình, trước hết phải phối khí chuẩn "thất cung" đã vì các bản nhạc này đều được sáng tác theo phong cách tân nhạc rồi. Cứ đụng đến ngũ cung, pop (nhạc vàng)...là mình không khoái. Đến Lê Dung hát trường ca này mình cũng ko nghe mà. :rolleyes:.

    Ngoài ra, âm nhạc không biên giới nên những bài thuộc diện "chủ nghĩa dân tộc" như Hội nghị Diên Hồng gì đó cũng không thuộc mục tiêu của mình. Mình thích Hòn Vọng Phu vì nó đã vượt qua ngưỡng đó rồi. giống như một câu trong lời 2 của đoạn 3 "Một mối duyên chung vạn kiếp người"
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/20
    tusontay and Izumitaro like this.
  18. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
    Ophélie Gaillard and Pulcinella Orchestra - Vivaldi: I colori dell'ombra
    (20/03/2020) [Hi-Res]
    Xin tặng bạn @dangthanhthe như một món quà cảm ơn đóng góp. Có lẽ bạn không thích, nhưng nhận dùm, thanks.
    1. Cello Concerto in G Minor, RV. 416: I. Allegro (3:27)
    2. Cello Concerto in G Minor, RV. 416: II. Largo (2:41)
    3. Cello Concerto in G Minor, RV. 416: III. Allegro. (2:59)
    4. "Sovvente il sole" (from Andromeda liberata, RV Anh. 117) (9:21)
    5. Concerto for 2 cellos in G Minor, RV. 531: I. Allegro (3:35)
    6. Concerto for 2 cellos in G Minor, RV. 531: II. Largo (4:05)
    7. Concerto for 2 cellos in G Minor, RV. 531: III. Allegro. (3:00)
    8. Concerto for cello and bassoon in E Minor, RV. 409: I. Adagio - Allegro molto (3:43)
    9. Concerto for cello and bassoon in E Minor, RV. 409: II. Allegro (1:44)
    10. Concerto for cello and bassoon in E Minor, RV. 409: III. Allegro. (2:28)
    11. Concerto for violoncello piccolo in G Major, RV. 414: I. Allegro molto (3:25)
    12. Concerto for violoncello piccolo in G Major, RV. 414: II. Largo (3:00)
    13. Concerto for violoncello piccolo in G Major, RV. 414: III. Allegro (3:14)
    14. Sinfonia for strings and basso continuo in C Major, RV. 112: I. Allegro (1:39)
    15. Sinfonia for strings and basso continuo in C Major, RV. 112: II. Andante (2:25)
    16. Sinfonia for strings and basso continuo in C Major, RV. 112: III. Presto (1:31)
    17. Concerto for 2 violins and 2 cellos in D Major, RV. 575: I. Allegro (2:52)
    18. Concerto for 2 violins and 2 cellos in D Major, RV. 575: II. Largo (2:18)
    19. Concerto for 2 violins and 2 cellos in D Major, RV. 575: III. Allegro. (3:39)
    20. Cello Concerto in B-Flat Major, RV. 788 "per Teresa" (2:41)
    21. Concerto for violoncello piccolo in B Minor, RV. 424: I. Allegro non molto (3:44)
    22. Concerto for violoncello piccolo in B Minor, RV. 424: II. Largo (2:40)
    23. Concerto for violoncello piccolo in B Minor, RV. 424: III. Allegro non molto. (3:23)
    24. "Di verde ulivo" ( from Tito manlio, RV. 738) (6:15)
    25. Cello Concerto in D Minor, RV. 405: I. Allegro (2:39)
    26. Cello Concerto in D Minor, RV. 405: II. Adagio (2:46)
    27. Cello Concerto in D Minor, RV. 405: III. Allegro. (2:22)
    28. Cello Concerto in A Minor, RV. 419: I. Allegro (2:03)

    Link Mega --- Flac 24/96 (1.77 G)
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!

     
  19. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,747
    Khi nghe một bản nhạc, người nghe đầu tiên sẽ cảm giác được hay hay không do giai điệu (melody) của nó, rồi mới đến các yếu tố khác (hoà âm, phối khí v.v.). Và, phần mở đầu chiếm một vị trí quan trọng trong việc quyết định một bản nhạc hay, hay không hay. Giai điệu của Hòn Vọng Phu thì đã được nhiều người nói, miển nhắc tới. Như vậy, phần mở đầu, giọng hát và hoà âm có chinh phục người nghe không, đó là vấn đề. Phần mở đầu của p.1 là tiếng trống và PBN dùng trống dân tộc (?). Đất nước lâm nguy với ngoại xâm phương bắc, lời vua kêu gọi tất cả đứng lên chống lại, tiếng trống thế nào cho hợp ? Có nên trầm hơn (trống bass hoặc taiko), gọn hơn, thúc giục hơn là tiếng trống PBN (trung âm và sắc) đã dùng đễ diển tả ? Có nên cho tiến trống ít lại và fade out đễ chen tiếng kèn xung trận vào không, (rồi trống lại fade in), tăng cảm giác ? Có lẽ bạn sẽ nói, hồi xưa làm gì có trumpet ? Đâu có sao, đã dùng string đễ hoà âm thì ngại gì dùng horn. Đến phần hoà âm, PBN không chú ý lắm, chỉ tập trung khai thác cảm tình từ giọng hát ca sỹ thôi. Xin mạn phép đơn cử một thí dụ, không có ý định so sánh, chỉ muốn nêu lên cách chơi (hơn 1/2 thế kỷ trước) thôi...(còn tiếp)


     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/20
    dangthanhthe cảm ơn bài này.
  20. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,173
    Giới tính:
    Nam
    Hòa âm luôn là vấn đề quá lớn của nhạc Việt. Nói chung, ko đem khuôn mẫu sẵn có trên đàn Organ điện tử vào là mình đã cảm thấy sung sướng lắm rồi :(. Mình chỉ có nguyện vọng nhỏ nhỏ là tập hợp các bản nhạc như Hòn Vọng Phu lại, khi đủ điều kiện sẽ thuê hòa âm và ca sỹ trình bày riêng, ghi CD cho mình và tặng cho bạn bè. Phần đời còn lại nghe tầm 100 bài vậy là đủ rồi.
     
    vuvannhan and avenistran like this.

Chia sẻ trang này