Mình thấy rất nhiều bạn hiện nay vẫn chưa có tư duy đúng về việc phát triển nội dung cho website, dẫn đến việc không có kế hoạch cụ thể, nhớ gì làm nấy, kết quả là “đứt gánh giữa đường”. Bạn cần phải thay đổi để có thể đạt được hiệu quả khi kiếm tiền với website. 8 cách đó là: Phát triển nội dung dựa trên thế mạnh của bản thân Chủ đề nội dung phải có sự quan tâm Tìm niche để phát triển nội dung Nghiên cứu từ khóa Kiểu nội dung nên xây dựng trong thời gian đầu Xây dựng đa kênh Hiểu được người đọc muốn gì Tận dụng paid traffic (chạy quảng cáo) Chi tiết thế nào mình sẽ chia sẻ ở bài viết dưới đây. Xem thêm: Tầm quan trọng của nội dung (content) trong việc xây dựng website 1/ Phát triển nội dung dựa trên thế mạnh của bản thân Có kiến thức về nội dung Bạn đừng bao giờ “ôm show” nếu như bạn không có kiến thức cũng như kinh nghiệm về chủ đề mà bạn đang muốn viết. Ví dụ: Bạn chỉ có kinh nghiệm về kinh doanh online trước đó và giờ muốn xây dựng nội dung về digital marketing thì để nội dung không bị chung chung và người đọc hiểu được thì bạn cũng cần phải có kiến thức thì mới chia sẻ được. Để thuyết phục được người đọc cho ra được chuyển đổi theo đúng mục đích ban đầu của bạn, thì nội dung phải mang tính thực chiến hoặc bạn phải có được kỹ năng về nghiên cứu và đào sâu thông tin. Nếu bạn tìm được niche tiềm năng nhưng bản thân lại chưa từng có trải nghiệm trong lĩnh vực đó, thì để làm tốt khâu nội dung bạn cần phải nghiên cứu rất nhiều các thông tin trong niche đó. GỢI Ý Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình XEM XU HƯỚNG HỌC TẬP Song song đó bạn cần phải bắt tay vào viết, bằng cách này bạn sẽ đào thêm được nhiều thông tin khác trong niche mà lúc nghiên cứu sẽ không tìm ra được. Để biết nội dung có chất lượng hay chưa thì bạn có thể sử dụng kết hợp những công cụ theo dõi (tracking) hành vi của người dùng trên bài viết để xem họ có thật sự hứng thú với những gì bạn chia sẻ hay không. Ngoài ra, bạn còn sẽ biết được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai và họ đang làm tốt và không tốt ở đâu. Từ đó giúp bạn có được tối ưu hiệu quả. Viết theo phong cách riêng của bản thân Mỗi người sẽ có cách truyền đạt kiến thức, thông điệp khác nhau qua từng câu chữ trong bài viết, điều này cũng sẽ giúp bạn tạo được thương hiệu riêng và giúp người đọc quay lại ở những lần sau. Ban đầu bạn chưa định hình được phong cách riêng cho mình, và mình chắc chắn bạn sẽ ít nhiều ảnh hưởng bởi những cá nhân cùng niche mà bạn đang follow. Vì vậy, việc tìm và phát triển theo phong cách riêng không cần quá quan trọng nên bạn không cần đặt nặng vấn đề phải có hay không. Bạn chỉ cần làm tốt những yếu tố sau đây thôi là được: Thoải mái trong khâu xưng hô với bạn đọc: bạn – mình vẫn là phổ biến và gần gũi nhất Viết đúng topic, tập trung vào chủ đề cần khai thác. Đừng quá dài dòng (dài chưa chắc đã tốt) Tiết chế lại ngôn ngữ của mình: có thể bạn được cho là sống thật với bản thân, nhưng chưa chắc ai cũng nghĩ như vậy, vì vậy để tạo được thiện cảm với user bạn nên cẩn thận trong việc sử dụng ngôn từ trong bài viết. Hạn chế sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành nếu như nội dung đó bạn nhắm vào những người mới tiếp cận với lĩnh vực. Bạn nên có outline trước khi đặt tay lên “gõ phím” Đừng là bản sao của ai khác Biết và học từ những đối thủ cạnh tranh cùng niche là tốt, việc này còn giúp bạn phát triển rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn quá thích một tác giả hay bài viết “xuất sắc” nào đó thì sẽ có hơi hướng bị ảnh hưởng từ cách “hành văn” của họ. Bạn cứ là chính mình, cứ làm đúng quy trình và chia sẻ theo những kinh nghiệm của bản thân đã có thì sẽ thu hút được độc giả mà bạn không cần phải trở thành ai khác. Ngoài ra, còn 1 vấn nạn mà mình hay gặp ở những bạn mới đó là coppy và xào nấu lại nội dung. Đây là hệ quả của việc không có kế hoạch cụ thể trong việc phát triển nội dung cho website/blog. 2/ Chủ đề nội dung phải có sự quan tâm Chủ đề nội dung mà bạn bắt đầu cho website/blog ít nhiều cũng phải có được sự quan tâm từ cộng đồng, và lượng tìm kiếm cũng phải thuộc dạng “ổn áp” mỗi tháng trên các bộ máy tìm kiếm hiện nay (phổ biến là Google). Để có thể tìm được ý tưởng đúng với thế mạnh của bản thân và lại có được sự quan tâm thì bạn có thể tận dụng các tool hỗ trợ như: Google Trends Keyword Tool Google Keyword Planner Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm từ các trang báo lớn, xem tin tức, search Google, Youtube … Lúc này bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng để khai thác và tìm ra được chủ đề để bắt đầu. Tham khảo: 10 cách tìm ý tưởng xây dựng nội dung cho website/blog mà độc giả cần 3/ Tìm niche để phát triển nội dung Khi đã có được ý tưởng thì bạn cần phải xác định được ngách (niche) trong lĩnh vực đó. Vì nếu bạn không phát triển theo niche trong thời gian đầu thì nội dung để bạn xây dựng là rất lớn. Quan trọng hơn nữa là bạn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với những “tay to” đã làm trước đó. Ngoài ra, việc bạn tìm được niche tốt để đi sẽ có nhiều ích lợi như: Dễ tập trung và triển khai về nội dung chuẩn kiến thức. Tiết kiệm được chi phí bỏ ra lúc đầu. Bạn sẽ dễ tiếp cận được lượng người đọc thật sự quan tâm chủ đề. Bạn sẽ thấu hiểu được những gì khách hàng đang mong muốn. Ví dụ: “Giảm cân” là từ khóa quá rộng với hơn 101 triệu kết quả. Nhưng với ngách “giảm cân cho dân văn phòng” thì tỉ lệ cạnh tranh đã giảm rất nhiều. Về tư duy cũng như cách tìm ngách mình cũng đã có bài viết chia sẻ, bạn có thể xem lại nếu vẫn chưa tìm được. Xem chi tiết: Thị trường ngách là gì? 5 ví dụ về thị trường ngách 5 cách tìm ngách (siêu tốt) 4/ Nghiên cứu từ khóa Đa số khi đã phát triển nội dung cho website/blog thì phần lớn đều sẽ hướng đến việc tối ưu SEO. Vì vậy, nếu như bước tìm niche quan trọng 1 thì bước nghiên cứu từ khóa này phải quan trọng gấp 10. Xem chi tiết Khi bạn nghiên cứu từ khóa và có được bộ từ khóa tốt thì sẽ mang lại những lợi ích sau: Có được lộ trình phát triển nội dung website một cách khoa học. Bạn sẽ không bị cạn ý tưởng, vì xung quanh 1 từ khóa chính có rất nhiều từ khóa phụ khác để bạn khai thác và viết. Hiểu được khách hàng là ai, ở đâu và muốn gì,… từ đó bạn dễ dàng xây dựng nội dung và tiếp cận được họ. Website/blog dễ có được cái nhìn thiện cảm, vì khi bạn có được bộ từ khóa tốt thì mọi thứ trên website cũng sẽ tự động được tối ưu lại một cách khóa học, dễ nhìn và dễ tìm kiếm thông tin. Có thời gian nghiên cứu đối thủ cùng chủ đề, cùng ngách, từ đó có thể tối ưu và làm tốt hơn. Tốt cho việc SEO: khi bạn đã có bộ từ khóa thì sẽ dễ dàng cho ra những bài viết chuẩn SEO, nếu từ khóa không quá khó & cạnh tranh thì bạn rất dễ dàng lên TOP tìm kiếm chỉ với SEO Onpage. Hiện có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn tốt trong khâu nghiên cứu từ khóa nhưng combo tốt nhất mà mình vẫn hay dùng là: keywordtool + ahrefs Ví dụ: mình đang sử dụng keywordtool cho giai đoạn 1 của nghiên cứu từ khóa
5/ Các kiểu nội dung nên phát triển thời gian đầu cho blog mới Trong quá trình nghiên cứu từ khóa thường sẽ được chia và phân nhóm theo 2 loại chính đó là: Information keyword: dạng từ khóa thông tin, giúp bạn kéo traffic về website Buyer keyword: đây là từ khóa mang về chuyển đổi chính cho website/blog Vì vậy, thời gian đầu bạn nên tập trung khai thác nội dung các từ khóa thông tin để mang về cho site những lượng truy cập đầu tiên. Sau đó, bạn có thể xây dựng xen kẽ những nội dung chứa các buyer keyword. Ví dụ: Website mình theo niche đồng hồ G-Sock thì ban đầu mình tập trung vào những nội dung dạng “hướng dẫn”, “mẹo” và “thủ thuật” trước khi đến những nội dung như “nơi bán G-sock chính hãng”, “tốt nhất”, “ở đâu”… Bạn có thể bắt đầu với nội dung mang nhiều giá trị về thông tin hơn Về dạng nội dung để khai thác thì bạn có thể triển khai theo những dạng sau đây: Top list Review (đánh giá) Success story (câu chuyện thành công của bản thân) Case Study (câu chuyện thành công của bạn và cả những cá nhân khác) Hướng dẫn, thủ thuật, mẹo vặt Comparison (so sánh)
6/ Xây dựng đa kênh Với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội như hiện nay thì thật thiếu xót khi bạn không tận dụng nguồn traffic khổng lồ này cho website/blog của mình. Việc bạn đăng ký và hoạt động rộng trên các social network phổ biến hiện nay là 1 trong những kỹ thuật của SEO Offpage, được gọi là Entity Building. Để không đi sai nội dung trong bài viết này thì mình sẽ chia sẻ ở một bài viết khác trên blog. Ví dụ: Bạn đang xây dựng nội dung về review các địa điểm du lịch thì kênh tiềm năng tiếp theo bạn có thể khai thác là Youtube, Tiktok. Việc xây dựng nội dung song song giữa blog và channel youtube sẽ giúp kéo traffic qua lại giữa 2 kênh rất tốt. Ngoài Youtube ra thì bạn có thể khai thác thêm, tùy vào nội dung và đối tượng mà bạn nhắm đến đang “ở đâu” trên Internet, chẳng hạn như: Group Facebook: Bạn có thể tự mình xây dựng cộng đồng riêng, nếu chủ đề nhiều người quan tâm thì mình chắc chắn bạn sẽ có được lượng traffic rất tiềm năng. Mỗi khi có bài viết hay video mới thì bạn chỉ cần đăng bài lên trên group sẽ giúp kéo traffic rất tốt. Fanpage: Hiện tại thì Fanpage Facebook rất khó để tìm kiếm được traffic nếu bạn không chạy ads, nhưng đây vẫn là kênh mà bạn không thể bỏ qua. Instagram: Đây là mạng xã hội về “hình ảnh” tập trung rất nhiều đối tượng trẻ tuổi, vì vậy nếu chủ đề của bạn đang có tệp đối tượng như vậy thì đừng nên bỏ qua. Bạn có thể chọn những diễn đàn lớn và ít nhiều có liên quan đến chủ đề và hoạt động, ở đây sẽ luôn có những traffic lớn & chất lượng để bạn đổ về. Bạn có thể tìm và đọc mọi website/blog có liên quan và thường xuyên tương tác thông qua phần comment ở dưới mỗi bài viết, hãy chia sẻ những điều tích cực thì bạn sẽ có được traffic chất lượng từ họ. Đây cũng là 1 trong những step trong link building. … Tùy vào đối tượng mà bạn sẽ khai thác mạng xã hội tiềm năng và kéo traffic về cho website/blog của mình.
đọc thêm về wordpress tại website : https://chuan.vn/product/negotium-theme-wordpress-cho-doanh-nghiep-chuc-nang-da-dang/