Trong Thanh Thúy 1 và Thanh Thúy 7, đều có "Cơn mê chiều" do Thái Thanh trình bày./ Giai điệu, ca từ bài hát này đã gieo vào tâm trí tôi tr75 qua tiếng hát Thái Thanh trong băng magnetic (reel) Thanh Thúy 1 F1.Lúc đó, tôi ko quan tâm tên tác giả. Theo riêng tôi, sau khi nghe Thái Thanh thể hiện, những ca sỹ Lệ Thu, Khánh Ly, Duy Khánh, Hùng Cường.... khi trình bày cũng ca khúc này thật sự chỉ là "hậu bối" của CS Thái Thanh và mãi mãi ko thễ đạt đẳng cấp như Bà. NS Nguyễn Tuấn Khanh thì "tôi tìm gặp và trò chuyện được với người nhà của tác giả Cơn mê chiều. Mới biết nhac sĩ Nguyên Minh Khôi (Nguyên chứ không phải là Nguyễn như mọi người vẫn nhầm) vẫn còn sống tại Saigon như một ẩn sĩ. Tên thật của ông là Vĩnh Khôi, cháu của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Theo lời kể của gia đình nhạc sĩ Nguyên Minh Khôi, thì ông đã viết bài này ngay sau những ngày Tết Mậu Thân, khi ông vội chạy ra Huế để thăm người yêu, mà sau này là vợ của ông. Bài hát được tức cảm, viết ngay tại thành phố Huế, ngay trước khung cảnh tan hoang của quê nhà. Căn nhà của song thân nhạc sĩ Nguyên Minh Khôi lúc đó ở đường Phan Bội Châu (nay là Phan Đăng Lưu), bị trúng đạn. Khi ông tìm đến thì chỉ thấy ngôi nhà đổ nát nên bàng hoàng vì đã không có tin tức gì của người yêu, lại thêm nỗi đau có thể mất cả song thân.Trong cảm xúc đau buồn tột cùng đó, nhạc sĩ Nguyên Minh Khôi. đi lang thang khắp thành phố Huế để nhìn nơi sinh ra của mình, nhìn những cảnh hoang tàn, chết chóc bao phủ … và rồi cảm xúc đó đã viết thành Cơn Mê Chiều. Lúc đó, nhạc sĩ Nguyên Minh Khôi chỉ vừa 27 tuổi. Từ 10 năm nay, nhạc sĩ Nguyên Minh Khôi ít giao tiếp với bên ngoài, cũng như có sáng tác mới, nhưng chỉ thu âm và chia sẻ với người quen biết. " (hết đọan trích) và "Ngay sau đó bài hát được phổ biến rộng khắp miền Nam bởi nhiều giọng ca nổi tiếng. Thời gian sáng tác hai nhạc phẩm Cơn mê chiều , Huế mù sương Vĩnh Khôi đang dạy Anh văn và Triết tại trường Hàm Nghi .Huế , ký tên Nguyên Minh Khôi. Nguyên Minh là tên pháp danh và cũng là tên tiệm may ở đường Phan Bội Châu (là Phan Đăng Lưu) nơi gia đình ở thời gian đó. Vĩnh Khôi còn phụ trách văn nghệ,báo chí của trường, trong đó có hai đặc san Về nguồn, Ra khơi…trước khi đổi vào Đà Nẵng." (trích HNC Facebook)
Còn 3 bài nữa: Những con đường trắng, Chuyện một chiếc cầu đã gãy (Trầm Tử Thiêng); Hát trên những xác người (Trịnh Công Sơn)! Chao ôi biến cố thương đau đã 50 năm rồi!
Trịnh Công Sơn có 2 bài hát để tưởng niệm "Hát trên những xác người" và "Bái ca dành cho những xác người" ( có trên CD Da vàng mà anh đã upload) Thái Thanh thường thể hiện các sáng tác của người nhà (NS Phạm Duy, NS Phạm Đình Chương..) .Nhiều ca sỹ cùng thời chịu ảnh hưởng của Bà. CS Ánh Tuyết (ATB) khi trình bày "Mùa thu không trở lại" của NS Phạm Trọng Cầu của "có vẻ" chịu ảnh hưởng của Bà và "tương đối thành công.Các ca sỹ Anh Thơ, Trọng Tấn, Thu Phương.... khi trình bày ca khúc này , ko tinh tế, sâu lắng và đương nhiên mãi mãi có khoảng cách xa vời vợi....(theo chủ quan của người viết và đương nhiên nếu ko phù hợp với các ACE khác cũng là bình thường )
Cơn mê chiều . Một ca khúc quá hay mà người trình diễn quá tuyệt . Ca sĩ Thái Thanh đã chuyên chở những âm điệu , ca từ của những nức nở , uất hận , đau thương , nghẹn ngào đến cho người nghe một cảm xúc thật khó tả...Em không biết ý định tác giả khi đặt tên ca khúc là cơn mê chiều ? có phải nhạc sĩ thấy cảnh hoang tàn , xơ xác, chết chóc ở nội thành là ác mộng nên nhận thức mê mê tỉnh tỉnh nên ca khúc có tựa như trên ?
Bác có thể suy nghĩ như thế.Bối cảnh như thế, trong một buổi chiều tìm người thân ko biết còn hay mất trong tang tóc, đau thương khắp Huế. “Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng” và "Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành Xin làm người soi đường đi xoá hết đau thương Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên." Tác giả muốn những người anh em , những người con xóm làng, hãy tỉnh "cơn mê" ?