[Fshare] Nhạc Cổ Điển Chọn Lọc (Isaac Stern)

Thảo luận trong 'Nhạc không lời' bắt đầu bởi Izumitaro, 13/5/18.

  1. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam

    Như em được biết; Nhũng mái vòm của các toà Nhà Thờ ở Gian Cung Thánh ( Nơi Vị Linh Mục đứng làm các nghi thức trong thấnh lễ); trươc đây được xây dựng khi thời kỳ đó chưa có các thiết bị khuất đại âm thanh thì chức năng của mái vòm có vẻ để thay thế những thiết bị tăng âm và loa sau này ( ông Linh Mục khi đứng làm lễ trên Gian Cung Thánh nói vọng xuống và nhờ mái vòm khuất đại 1 phần giọng nói và tạo ra tiếng vang 1 phần và tạo ra thêm sự uy nghi của vị chủ trì thánh lễ để các tín đồ Ki Tô Hữu nghe được)
    .........
    Đúng bác, theo mình được biết, âm nhạc mà chúng ta tạm coi là "chính thống" xuất phát từ âm nhạc Nhà thờ Kito (Christ) mà. Nhà thờ mới có tiền, dư ăn dư mặc để nghĩ đến nghệ thuật chứ dân chúng trong "đêm trường Trung Cổ" lo ăn còn chẳng xong. Mãi đến Phục Hưng, tầng lớp quý tộc mới nổi lên lấy lại chút quyền lực từ Nhà thờ và đẩy mạnh phát triển âm nhạc và các loại hình nghệ thuật khác. Gọi là "chính thống" vì nó có các tiêu chuẩn, nguyên tắc.. được chuẩn hóa bằng các note nhạc, loại hình với bố cục chặt chẽ, phân biệt với âm nhạc dân gian chỉ được truyền miệng. Do đó, mình cho rằng "classic" nên dịch là "kinh điển" chứ không phải là "cổ điển". Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi thời kỳ cuối TK18 đầu TK19 với sự xuất hiện của Mozart, Beethoven và Rossini là Classic Era dù âm nhạc đã xuất hiện trước đó và phát triển rực rỡ suốt 200 năm của Baroque và gần 100 năm của Rococo... Trước Mozart, các bản concerto đã không hấp dẩn như sau này vì vai trò của soloist trong dàn nhạc rất mờ nhạt, họ không có cơ hội đễ phô diển cao độ tài năng và sáng tạo. Chính Mozart đã đưa soloist lên vai trò chính trong dàn nhạc, từ đó thúc đẩy các nhà soạn nhạc viết các đoạn solo và hoà âm thật hay cho chúng ta thưởng thức như bây giờ. Mozart định hình concerto, rồi Rossini định hình lối hát Bel canto tuyệt đẹp, đến Beethoven định hình Symphony và đưa âm nhạc ra khỏi sự kiểm soát của các "ông chủ" quý tộc để bước lên sân khấu đại chúng. Ông còn mở đầu cho văn hóa "ngôi sao" khi ông được cả thành Wien đưa tiễn về nơi an nghỉ cuối cùng.

    Cấu tạo mái vòm cao của Nhà thờ không chỉ gây ấn tượng - tự kỷ ám thị - trong lòng dân chúng mà còn có tác dụng khuếch đại âm thanh như bác nói. Quan trọng hơn, nó định hướng âm thanh của linh mục, dàn đồng ca ... thành từ trên hướng xuống, như xuất phát từ trên .. trời .. vậy. Nếu để ý, bác sẽ thấy các bản oratorio, sau này là Opera sử dụng thuật ngữ Aria (trong tiếng Ý/Latin là không trung, không khí) chính là chỉ đặc trưng âm thanh này - giọng ca vang vọng, lơ lửng trong không trung chứ ko phải hướng thẳng tới người nghe như các loại nhạc "dân gian" sau này. Các hãng loa ultral hi-end cũng bắt đầu đi theo hướng này. Âm hình không nằm trong mục tiêu của họ mà là âm trường 3D. Các sản phẩn mới nhất của họ sử dụng loa đa hướng (MBL, Bang n Olafson...) và/hoặc loa mid hướng lên trên (Wilson, Kharma..).. He he, nhưng mình ko hiểu sao nhiều người là chia sẻ cách kê mông loa lên cao để "nắn" loa mid về nằm ngang mặt sàn...Thực sự xót xa cho những cặp loa tầm cỡ đó.

    Dĩ nhiên, âm nhạc ngày này đều đã sử dụng ngôn ngữ của classic để lưu truyền và biểu hiện (trừ hit-hop, rap.. thì khỏi cần note nhạc luôn). Nhưng, tại sao các tác phầm classic lại được trình diễn, thu âm liên tục suốt vài trăm năm .... câu chuyện dài, tạm thời có thể "tự sướng" với nhau là classic chúng ta đang nghe rất tuyệt vời.
     
    hungpleiku and cutom like this.
  2. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Sở dĩ mình đề xuất từ "kinh điển" do nguyên nhân lịch sử của nó. "Cái chết đen", các cuộc thập tự chinh kéo theo sự di cư của các học giả Hy Lạp đến EU, sự suy yếu của Nhà thờ ... đã mở màn cho Kỷ nguyên Phục hưng. Dù âm nhạc thời kỳ Phục Hưng có khá sơ khai và có phần yếu thế so với các loại hình nghệ thuật khác nhưng nền móng được nó thiết lập rất vững chắc. Các nhà nghiên cứu gọi là viên Ngọc trai hoàn hảo (Pearl). Và cũng giống như bất cứ lĩnh vực nào của xã hội loài người, âm nhạc phát triển cực thịnh, lan tới tầng lớp trung lưu, tiểu tư sản thành thị thì bắt đầu có những "biến hóa" tưng bừng. Kỷ nguyên Baroque ra đời, là viên ngọc trai méo mó, ko thành hình (nguồn gốc từ tiếng Bồ - barrocco) với sự lỗng lẫy đến diêm dúa. Kỷ nguyên Rococo tiếp tục đẩy quá trình phát triển này lên đỉnh điểm - giờ là bãi biển lổm nhổm vò sò, san hô rồi ( xuất phát từ tiếng Pháp - rocaille và nối đuôi "coco" bên trên vào). Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt tên cho 2 thời kỳ này bằng những danh từ "chuyên ngành" nhiều ẩn ý. Do đó, sự xuất hiện của trường phái Wien với Mozart, Beethoven, Rossini ... mới được các nhà sử học gọi là Kỷ nguyên Classic, trong nỗ lực "phong thánh" cho khoảng thời gian vàng son này. Tham khảo mới nhất của thuật ngữ này được ghi lại bởi Từ điển tiếng Anh Oxford là khoảng vào năm 1836, ngay sau khi Beethoven mất. Như vậy, nếu dịch là "cổ điển" sẽ ko hợp lý chút nào.

    Thế chiến II kết thúc kéo theo thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nhân loại. Quả boom dân số bùng nổ đã đưa vai trò của tầng lớp trung - hạ lưu lên cao. Âm nhạc dân gian dưới các công cụ tiêu chuẩn được đề ra từ Kỷ nguyên Classic cũng bùng nổ với hàng loạt các nhánh POP: rock, jazz, hit-hop, rap, country .... Các nhà nghiên cứu cho rằng trường phái Lãng mạn (Romantic) kết thúc ở Rachmaninoff (1943) và âm nhạc Classic cũng bước vào giai đoạn tương tự như Baroque - Rococo với những tên gọi nhu neo-classic, hậu cổ điển (Post-classic), hiện đại, hậu hiện đại, đương đại (contemporary)... Album trên của Hilary Hahn chỉ được gắn hậu tố classic thôi. Không phải cứ nghệ sỹ chơi nhạc cụ classic sẽ thành âm nhạc classic.

    Ví dụ như bài Caruso của Lucio Dalla.

    Chính tác giả trình bày rất hay nhưng được phân loại vào Pop


    Il Divo với cả dàn nhạc giao hưởng - Classic crossover


    Nhưng Johnathan Antoine được liệt vào Classic vì Bel canto
     
    hungpleiku and cutom like this.
  3. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Nhân tiên, bác denguyencong vừa đưa bộ sưu tập Ultimate Mozart của nhà Decca lên, dạng CD rip, hợp với các bác thích nghe CD. Các tác phẩm trong bộ CD này đều trùng với quan điểm của mình :D
    https://chiasenhacviet.blogspot.com/2021/10/decca-ultimate-mozart-1-nrg.html
    https://chiasenhacviet.blogspot.com/2021/10/decca-ultimate-mozart-2-nrg.html

    Năm 1785, Mozart đạt tới đỉnh cao nhất trong cả vai trò nhạc sỹ sáng tác và nghệ sỹ biểu diễn (dĩ nhiên lại là piano). Bản Piano concerto số 20 K466 chính là điểm mở đầu, cũng là điểm nhấn, điểm đột phá của Mozart trong hành trình chinh phục công chúng Wien. Trong tất cà 27 bản concerto viết cho piano của Mozart thì bản concerto số 20 này thu hút sự nhiều chú ý của các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano nhất. Âm nhạc của nó khác với tất cả các bản concerto còn lại và là 1 tác phẩm hiếm hoi được viết ở giọng thứ (Minor) trong khi âm nhạc của Mozart nổi tiếng bởi sự trong sáng, vui tươi.

    Tác phẩm như theo truyền thống gồm có 3 chương:
    • Chương một thoáng hiện lên những nét nhạc u uẩn đầy kịch tích mà về sau Mozart thường sử dụng cho những tác phẩm cuối đời của mình, đoạn khởi đầu được áp dụng kỹ thuật đảo phách ắt hẳn đã khiến khán giả thời đó phải ngỡ ngàng. Phần trình diễn của dàn nhạc và piano kết hợp những nét nhạc kỳ bí với sự bùng nổ mãnh liệt, theo đó thể hiện phần lớn những chất liệu giai điệu được sử dụng cho toàn bộ chương nhạc.
    • Chương hai là một trong những khúc nhạc dịu êm và nên thơ nhất của Mozart, giữa chừng ngắt đoạn bởi khúc nhạc dữ dội ở giọng thứ.
    • Chương cuối là khúc rondo, bão táp một lần nữa trở lại, tuy vậy cũng đượm vẻ nên thơ hơn so với chương một. Những hiệu ứng được sử dụng xen kẽ giúp giảm bớt sự gay gắt của chủ đề chính vốn quá bốc lửa và góc cạnh, Sau đoạn cadenza, tác phẩm lên tới cao trào và kết thúc ở giọng Rê trưởng.
    Trước thời Mozart các bản concerto đã không hấp dẩn như sau này vì vai trò của soloist trong dàn nhạc rất mờ nhạt, họ không có cơ hội đễ phô diển cao độ tài năng và sáng tạo. Chính Mozart đã đưa soloist lên vai trò chính trong dàn nhạc, làm cho bản nhạc có sức hấp dẩn mới. Điều này thúc đẩy các nhà soạn nhạc cố gắng viết các đoạn solo và hoà âm thật hay cho chúng ta thưởng thức như bây giờ.

    Trong tháng 3 năm 1785, Mozart hoàn thành thêm bản concerto số 21. Do trong thời gian đó, là một soloist tài năng nên ông không viết các cadenza cho các bản concerto của mình mà ứng tác hoàn toàn. Đoạn Cadenza là cảm nhận của nghệ sĩ độc tấu về tác phẩm và mang lại cho thính giả cảm giác mới mẻ. Với các nghệ sĩ thì việc hiểu hết ý đồ của tác giả và thể hiện nó một cách hoàn hảo trong thời gian ngắn ngủi của khúc cadenza luôn luôn là một thử thách. Với bản concerto số 21 này thì điều đó còn khó hơn bội phần, vì đây chính là bản concerto đòi hõi kỹ thuật cao nhất. Ngày nay, bản concerto này nổi tiếng không chỉ vì kỹ thuật mà còn vì chương 2 rất trữ tình (có thể nói đoạn Andante tuyệt vời nhất), vốn đuợc lấy làm nhạc nền trong một bộ phim Thuỵ Điển sản xuất năm 1967 “Elvira Madigan”. Từ đó, Piano concerto số 21 có biệt danh Elvira Madigan. Với cá nhân mình, chương 2 Andante được chơi trong vai trò nhạc dạo đầu của bộ phim Le Concert 2009 mới là đỉnh cao nhất của cảm xúc.

    Bản giao hưởng số 39-40-41 thuộc "chùm" tác phẩm cuối cùng của Mozart, trong đó bản số 40 nổi tiếng với công chúng hơn cả do được sử dụng thường xuyên làm nhạc nền tại các nơi công cộng (cùng với đoạn Spring 1 trong 4 mùa của Vivaldi). Trong những đoạn chậm rãi của ba bản giao hưởng cuối 39-40-41, Mozart đã gửi đến thính giả những giai điệu ban đầu mang âm hưởng hồn nhiên trên những chuyến hành trình nguy hiểm ... chủ đề u sầu nhẹ nhàng trong F major sớm đi vào một thế giới u ám và đầy kích động trong C Major .... đầy gai góc, bất hòa, đau đớn... rồi lại trong sáng, mang những chiều hướng mới của sự trưởng thành và trí tuệ...

    Mozart không đặt tên bản giao hưởng cuối cùng và nổi tiếng nhất của mình, được hoàn thành vào ngày 10 tháng 8 năm 1788, là "Jupiter". Theo con trai của ông, Franz Xaver Mozart, chính Johann Peter Salomon (người đã tạo dựng nên sự nghiệp hoành tráng của Haydn ở London vào những năm 1790), người đã nghĩ ra biệt danh này như một "chiêu" quảng cáo hấp dẫn cho các buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng ở London vào năm 1819. Không phải "Sao Mộc", Salomon chọn tên của thủ lĩnh của các vị thần La Mã cho tác phẩm này - thần Jupiter. Chắc chắn đây là bản giao hưởng cao quý nhất và uy nghiêm nhất trong số các bản giao hưởng của Mozart (và có lẽ là tất cả các bản giao hưởng trước đó). Các chủ đề giai điệu của nó trang trọng hơn và ít mang tính cá nhân hơn những chủ đề mà ông đã tạo ra cho hai người bạn đồng hành của nó, bản số 39 và 40.

    Có thể nói, với Piano concerto số 20-21, Symphony số 40-41, Mozart đã đặt tiêu chuẩn cho thể loại concerto và cũng dựng lên nền móng vững chắc để Beethoven sau đó định hình thể loại Symphony. Thời kỳ kinh điển - classic - có thể đã được hình thành như vậy.
     
    Thanhliem.473 cảm ơn bài này.
  4. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Người Hà Lan nắm giữ âm nhạc suốt đêm trường Trung cổ của Châu Âu nhưng giai đoạn này toàn nhạc thánh lễ nên chắc không có gì đáng nói. Từ Phục Hưng trở đi, người Ý thế chỗ, đặc biệt khi nhà Amati sáng tạo ra cây đàn violin từ kế hợp và cải tiến các nhạc cụ của Italia. Niccolo Amati cũng đào tạo ra 2 thiên tài G. A. Guarneri và A. Stradivari, góp phần biến Cremona thành "thánh địa" của giới âm nhạc với những cây violin được định giá trên trời. Nghe đồn Niccolo Amati cũng là cảm hứng để bộ phim The Red Violin nổi tiếng ra đời. Đường vân màu đỏ, được cho là hòa sơn và máu người vợ yêu của ông ấy, rồi dùng tóc bà làm chổi quét, đã trở thành danh từ chung (đường vân Amati). Bác nào chơi loa Sonus Faber chắc quá rõ điều này. Sonus Faber vẫn giữ truyền thống đặt tên theo nhạc cụ, nghệ nhân.... và đặc biệt các cặp loa có sử dụng vân Amati đỏ đen đầy mê hoặc thường là dòng flagship. Cây đàn nổi tiếng song song là Harpsichord cũng được người Ý cải tiến thành forte-piano (nặng - nhẹ, cho phép nghệ sỹ trình tấu có thể điều chỉnh được cường độ tiếng đàn) và tất nhiên cả Opera. Các nhạc sỹ cung đình khắp châu Âu thời kỳ này đều là người Ý. Cho nên, khi cây đàn forte-piano được người Anh rồi Đức cải tiến, rồi gọi đơn giản là Piano thì mình đoán là có sự "nổi dậy phản kháng" không hề nhẹ ở đây. Đặc biệt khi khối Đức - Áo xuất hiện toàn thiên tài từ Bach, Mozart đến Beethoven. Bach cũng là người đầu tiên cổ vũ cho piano.

    Cho đến giờ, cây đàn violin hầu như không có thay đổi gì từ khi Amati chế tạo ra nó. Thời kỳ lãng mạn xuất hiện 02 quái kệt là Paganini với Violin và Liszt với piano. Paganini cũng đặt hàng quái kiệt Guarneri "del Gesu" chế tạo cây Cannon nổi tiếng (biến thể của Il Cannone del Gesù, đã được giới thiệu 1 album trong topic này) nhưng cũng ít người sử dụng biến thể này. Cũng có nhiều lời đồn rằng kỹ thuật chế tạo violin từ Amati đã thất truyền... Đàn piano thì may mắn hơn khi được tiếp thu các kỹ thuật hiện đại (nghe đồn lực căng dây mạnh nhất là hơn 10 tấn), rồi với kỹ thuật chơi tốc độ điên cuồng của Liszt đã cho ra đời hệ thống đòn bẩy kép khiến piano có thể học được rất nhiều kỹ thuật từ các nhạc cụ khác. Ví dụ kỹ thuật tremolo từ guitar được các nhạc sỹ thời kỳ lãng mạn rất ưa thích. Các chết người nữa là violin không chia phím như các nhạc cụ khác nên người chơi phải hoàn toàn dùng cảm nhận của mình. Trước mình có hỏi mấy nhạc công thì được biết sau 8 tuổi sẽ ko học được violin nữa, với piano là 13.

    Mình cũng giống bác, thích nhìn trình diễn violin hơn. Nghệ trĩ trình tấu piano có thể ko cần quá chú ý đến phong thái vì cây piano đã che gần hết tầm nhìn của khán giả và kỹ thuật hiện đại đã hỗ trợ họ rất nhiều. Tuy nhiên, chính điều đó có thể gây tác động tiêu cực khi giới hạn cả khả năng "tạo hình nghệ thuật" và "feeling" của nghệ sỹ. Violin thì ngược lại, nhiều khi chỉ cần nhìn cách nghệ sỹ cầm đàn đã thấy đẹp rồi :p..., cách họ cầm đàn cũng có thể đánh giá nhanh được trình độ diễn tấu của họ đến cỡ nào.

    Piano cho âm thanh trong sáng như pha lê và tròn trịa (ít hài âm) nên hệ thống âm thanh thể hiện nhàn nhã hơn. Violin cho âm thanh ngọt ngào mượt mà như nhung lụa và rất nhiều hài âm (có lẽ vì thế nên thể hiện cảm xúc tốt hơn). Hệ thống âm thanh không đủ "mạnh" sẽ khó thể hiện tiếng violin tốt, nhất là các hệ thống tạo màu âm (hài âm nhiều) để vocal ngọt ngào, mượt mà thì càng xxxx.

    ---------

    Cách mạnh công ngiệp, khoa học kỹ thuật thế kỷ 19 đã mở đường cho dòng nhạc cụ thể hiện cảm xúc ngọt không kém violin: bộ kèn đồng - brass. Antoine Joseph Adolphe Sax không chỉ sáng tạo ra Saxophone mà còn cải tiền hàng loạt các nhạc cụ kèn đồng.

    Các bác thử nghe đoạn Adagio trong bản Conceirto de Aranjuez cho guitar của J. Rodrigo được chơi với bộ kèn trong phim Brassed off 1996 và được dùng làm khúc dạo đầu trong Hotel Califonia (Farewell 2004).... hay Libertango của Astor. Piazzolla với giàn giao hưởng kèn đồng xem sao nhé...



     
    cutom and Chien Dao like this.
  5. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Sau khi lược qua bộ Selection trên, mình xin cấp thuốc các album sau:

    1. Augustin Dumay - Mendelssohn
    2. The 3D Orchestra Collection
    3. Francisco Fullana - 4 Season
    4. Winter Tales

    :)
     
  6. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Cám ơn bạn đã đóng góp những bài viết công phu, đặc sắc cùng nhiều thông tin hữu ích.
    Với các album bạn y/c, trước mắt mình chỉ có thể tặng bạn 1 thôi, các album khác sau này có thời giờ sẽ lần lượt đưa lên. Bạn hãy search tracklist và nghe thử các album đó đễ xem album nào bạn muốn nhất vì không phải bản nào cũng hợp với bạn đâu. (Riêng 'The 3D Orchestra Collection' nhà phát hành nói là sẽ cho bạn trải nghiệm âm thanh 3D nhưng phải máy xịn, phòng rộng và mở lớn mới nghe ra 3D !) Preview
     
    cutom and dangthanhthe like this.
  7. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Keke, mình chọn 3D Orchestra
     
  8. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Marko Letonja, Orchestre Philharmonique De Strasbourg - Spatial Audio: The 3D Orchestral Collection (2021) [24-96]
    Hãy thử trải nghiệm nhạc cổ điển với âm thanh Dolby Atmos
    [​IMG]
    01. The Damnation of Faust, Op. 24: III. Hungarian March
    02. Der Rosenkavalier Suite, WoO 145
    03. Radetzky-Marsch, Op. 228
    04. Slavonic Dance Op. 72, No. 2 in E Minor
    05. Slavonic Dance Op. 46, No. 2 in E Minor
    06. Hungarian Dance No. 5 in F-Sharp Minor, WoO 1
    07. 1812 Overture, Op. 49
    08. Danse macabre, Op. 40
    09. William Tell: Overture. Finale
    10. Carmen Suite No. 1: I. Prélude
    11. Carmen Suite No. 1: II. Aragonaise
    12. Carmen Suite No. 1: III. Intermezzo
    13. Carmen Suite No. 1: V. Les dragons d'Alcala
    14. Carmen Suite No. 1: VI. Final (Les toréadors)
    15. Lohengrin, WWV 75: Prelude to Act 3
    16. Symphonie fantastique, Op. 14, H. 48: IV. Marche au supplice

    Link Mega --- 1.24G
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!

     
  9. cutom

    cutom Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/09
    Bài viết:
    228
    Đã được cảm ơn:
    335
    Tuyệt vời!
    Em cứ không hiểu tại sao cứ vào topic này đọc là về nghe classic lại thấy hay thế? Đặc biệt là các album mà bác IZM và các bác giới thiệu hoặc tặng trong topic này.

    Bây giờ thì em gần hiểu rồi....Hãy lắng nghe ( chẳng hạn là các track trong tuyển chọn My Selection của bác IZM) và đọc "rì viu" ..............
     
    Izumitaro cảm ơn bài này.
  10. Minh Thu

    Minh Thu Member

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài viết:
    31
    Đã được cảm ơn:
    50
    Cám ơn bác chủ,
    Dạo rồi em bận quá, vừa chống dịch vừa lo cho cả nhà sau đó thi cử liên miên...
    Khoảng 2 năm nay, tự nhiên em nghe nhạc classic thấy " vào" hơn thời còn trẻ. Có lẽ tai mình già đi. Ngày xưa em chỉ nghe " âm thanh", sưu tầm bóng đèn với tụ điện là chủ yếu, vì dân audiophile vnav mà. Nay, tập trung nghe và sưu tầm nhạc.
    Các anh có thích nhạc classic kiểu hiện đại, ví dụ mấy bản cho nhạc phim Cướp biển Caribean hay Harry Porter ? Em thấy khá hay, nhất là mấy bài soạn của Hans Zimmer.
     
    Izumitaro cảm ơn bài này.
  11. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Giờ em lại đi ngược lại con đường của bác đấy a !!! :(.. bắt đầu chuyển sang nghiên cứu thiết bị, phụ kiện âm thanh để phục vụ âm nhạc.

    Nhạc classic hiện đại mà bác đề cập đến chắc ko phải modern classic vì thấy bác nói đến Hans Zimmer và Caribean pirates. Thực ra các bản nhạc này được liệt vào nhạc minh họa (chương trình) hoặc film music thì nhiều hơn. Em cho rằng gọi là classic hay ko còn phụ thuộc nhiều vào cách người ta trình diễn nó. Ví dụ bản Hedwig's theme được Phiharmonic Five chơi trong album Mission Posible (đã được giới thiệu trong topic này) thì rất hay. Trên Tidal em cũng vừa thấy Kian Soltani ra album Cello Unlimited chơi Cướp biển của bác hơi bị hấp dẫn ;)
     
  12. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Nhạc cổ điển là gì, sao gọi là cổ điển?
    Có lẽ nhiều ae thắc mắc câu hỏi này, và càng tìm hiểu trên mạng càng rối tung ! Đơn giản nhạc cổ điển là một thể loại nhạc Tây Phương chính thức có các đặc trưng riêng biệt thông qua các khuôn mẩu, quy luật nghiêm khắc phân biệt với các thể loại khác (như folk, pop...). Gọi là cổ điển vì nó có trước các thể loại (chính thức) khác và từ cổ điển không những có nghĩa là xưa mà còn mang tính chất nghệ thuật, cao quý, hay & đẹp, tiêu chuẩn nửa. Xin đừng lầm nhạc cổ điển (viết thường: classical music) với thời đại Cổ Điển (viết hoa: Classical era hay Classical period) là một trong những giai đoạn của loại nhạc này - trên mạng có nhiều websites đánh đồng 2 từ này. Gọi là thời đại Cổ Điển vì khi đó trào lưu xả hội tôn vinh lại những tư tưởng, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc...cổ xưa trước đó (cổ Hy Lạp).
    Nhạc cổ điển bao gồm những khuôn mẩu, quy luật âm nhạc rất nghiêm khắc mà bất cứ ai nào cũng phải tuân theo, nếu bước ra ngoài sẽ không được gọi là nhạc cổ điển thuần tuý nửa mà phải gọi khác đi, như tấu khúc fantasia, rhapsody...Hơn thế nửa, nếu bây giờ bạn sáng tác được 1 bản giao hưởng thật hay, theo đúng mọi nguyên tắc của nhạc cổ điển, thì người ta sẽ gọi tác phẩm của bạn mang tính nhạc cổ điển chứ không đồng ý gọi nó là nhạc cổ điển. Đơn giản vì bạn không phải là người sinh vào thời đó, thời của Bach, Mozart hay Beethoven !
    ...Dù rắc rối thế nào thì miển ae mình hiểu là được và cùng yêu thích nhạc cổ điển là tốt rồi.
     
  13. cutom

    cutom Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/09
    Bài viết:
    228
    Đã được cảm ơn:
    335
    Rất đúng ạ!
    Cứ thấy thích nghe nên hay nghe. Thường nghe thì nghe các thể loại khác ít thấy phê, ít thấy cảm xúc hơn. Như vậy là yêu thích rồi phải không các bác? Mặc dù rất là rắc rối :D

    Thời gian classical music đến với Việt Nam chắc chưa được trăm năm, nhưng các thế hệ trước dùng từ nhạc cổ điển để gọi nó và bây giờ em cùng các bác vẫn nghe thể loại nhạc cổ điển hàng ngày. Nhạc cổ điển là nhạc cổ điển các bác nhỉ !? Chắc chắn nhạc cổ điển ko phải là thể loại khác rồi!

    Các bác nghe hết album này chưa?
    Em đã nghe album này và cả 3D Film Music Collection nhưng mà thấy không hay bằng các album khác ko phải 3D, nhất là những tracks quen thuộc như Hungarian Dance, 1812 Overture, Danse macabre, Carmen Suite.
     
    Izumitaro cảm ơn bài này.
  14. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    ;) Bác nghĩ tự nhiên em sử dụng quyền lựa chọn duy nhất cho album này sau khi chỉ nghe qua bản Danse Macabre sao a ?

    Hệ thống của bác có mặt Gryphon Diablo 300 và Magico (chắc cũng tối thiểu A3) nên em ko cho rằng vấn đề nằm ở hệ thống phát dù cấu hình này chưa phải tối ưu cho nghe dòng nhạc classic nói riêng và nhạc ghi âm "sân khấu trực tiếp" ko qua DSP nói chung. Có lẽ vấn đề nằm ở thói quen nghe nhạc tạo thành định kiến.

    Thường mỗi album em phải nghe 1 tuần mới xong nên chưa đánh giá ngay toàn bộ được. Tiện có Danse Macabre em nghe trước đó rồi nên dùng nó luôn.

    Vì em chỉ giữ lại bản ghi của nhạc trưởng Jun Markl nên tạm so sánh với nó vậy. Bản của Markl ghi âm và mix theo đúng chuẩn sân khấu thực để tạo âm hình trên hệ thống 2 kênh truyền thống. Đoạn mở đầu "búng" Hạc cầm harp hơi lệch trái và lùi sau bộ violin, trước bộ gõ percussion, vị trí thường đặt hạc cầm thực tế. Sau đó là phần nhắc lại từ contra bass lệch phải, lớp âm đầu tiên, cũng là vị trí thường xuyên của bộ contra bass. Đáng lưu ý nhất là vị trí của violin trưởng ( violin master) đúng hàng đầu bên trái luôn, sát người nghe nhất. Bác có thể thấy tiếng violin này âm lượng lớn nhất luôn.

    Còn bản atmos thì sao? Hạc Cầm được đẩy hơi lêch sang phải, cùng hàng với contra bass. Thực tế khó có cách sắp xếp này do hạc cầm rất to, nhét vô chỗ mấy anh contra bass khủng lồ sao nổi. :mad:. Nhưng hình ảnh phản ánh đúng hơn. Đầu tiên là tiếng bước chân rón rén của một bộ xương đơn lẻ vừa chui khỏi mộ...dần dần nhiều bộ ra nhập hơn...bác nghĩ để hạc cầm cùng nhóm với contra bass tốt hơn hay để trơ trọi bên trái với đội violin tốt hơn ;).

    Rồi violin master trong bản Atmos lùi xa vào giữa giàn nhạc... Hee..tử thần đang bắt nhịp cho đám hài cốt khiêu vũ...Bác nghĩ Tử thần nên đứng đầu hàng bắt nhịp cho đội quân hay lơ lửng trên cao, phía xa xa... Nói chung là nhiều lắm, em ko đủ ngôn từ để diễn tả hết được.

    Đấy là chưa nói vụ trình diễn nhạc cụ off-stage như trong 1812 đấy a. Mà em đảm bảo ko cao thủ setup âm hình nào làm nổi...vì các nhạc cụ đó có ở trên sân khấu đâu. Em nghe bằng hệ thống cùi bắt của em, chỉ mỗi cái Headphone Sen IE800 được tạm tính là mid end. Nếu nghe trên bộ chuẩn hi end của bác ko biết còn "khủng" cỡ nào :oops:

    Điểm trừ duy nhất của bản Atmos là nhiễu nền khá lớn. Tiếng sôi xì lớn hơn bản truyền thống của Markl

    Bản ghi truyền thống phản ánh đúng âm hình và sân khấu, mục tiêu setup hệ thống của dân audio phile. Bản Atmos phản ảnh đúng bức hoạ mà tác giả muốn cho khán giả xem/ nhập vai, mục tiêu của dân music-audio phile.

    P/S. Em nghĩ classic có ý thức đấy, nó biết bác đang làm gì khi nghe nó đấy. Nó ko phải loại nhạc nghe để giải trí, nghe trong khi làm việc khác... Lắng nghe, bác sẽ cảm nhận nó khác đấy...và nó biết điều đó, đặc biệt nghe Danse Macabre trong mùa Halloween này :mad:
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/10/21
    cutom and Izumitaro like this.
  15. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Told you ! Nghe bằng tai nghe thì khá hơn, cảm giác được 3D (âm thanh không bị loãng trong không gian - hình cover hình như minh hoạ điều đó :)), nhưng mình không thích tai nghe, có vẻ như không tự nhiên. Hơn nửa, nói theo Kim Dung, mình theo phái khí tông (xem trọng âm nhạc) không phải phái kiếm tông (trọng âm thanh), cho nên đối với mình một dàn máy trung bình nghe rỏ được bản nhạc là ok rồi. Đối với mình, thay vì chăm chú vào chất lượng âm thanh (đễ làm gì?), mình thích tập trung vào lắng nghe bản nhạc, học hỏi đễ ngày càng có thể đi xa hơn, thưởng thức được trọn vẹn kho tàng âm nhạc. Thân.
     
    cutom and dangthanhthe like this.
  16. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Có rất nhiều người già đi mà cũng đâu thích nhạc cổ điển. Ở Mỹ, có chuyện thú vị có thật là ở các quán cafe Starbuck nhiều người homeless vào ngồi rất lâu, choán chổ mà không mua gì uống, nhưng lạ là khi nhạc đổi qua classic một lúc là họ bỏ đi hết, khỏi cần đuổi :). Không hiểu tại sao !
    Nếu bạn thích nhạc loại này thì khi rảnh mình sẽ soạn ra tặng bạn một ít
     
    cutom cảm ơn bài này.
  17. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Theo mình nhớ thì đó là một nghiên cứu khoa học tội phạm của cảnh sát London, Anh. Họ đã áp dụng thành công khi phát nhạc classic trong các ga tầu điện ngầm, tỷ lệ tội phạm giảm hẳn. Sau này nó được mở rộng ứng dụng sang các mục đích khác kiểu Starbuck kể trên. Tuy nhiên, đến đó thì gặp phải làn sóng đòi nhân quyền gì đó phản ứng dữ dội vì cho rằng phân biệt đối xử và bất bình đẳng nên các nước EU cũng hạn chế áp dụng.

    Nhạc Rock thì ở hướng ngược lại nhưng ko hiểu sao ko thấy phong trào phản đối rầm rộ nào. ;)
     
    Izumitaro and cutom like this.
  18. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Mình thì lấy tác phẩm làm gốc, nhưng ko quá chú trọng chất lượng âm thanh mà thích tìm tòi cách thể hiện âm thanh hơn. Kỹ thuật ghi âm, kỹ thuật phát âm, bộ lọc, tạo hình tiếng ồn.... Chuyện vui là sáng nay đi siêu thị mua ít đồ ăn cho cả tuần, tự nhiên trong đó phát bài Người Hà Nội của Vành Khuyên và dàn chorus Nhà hát lớn HN. Hệ thống loa ở đó thì chất lượng thấp rồi nhưng tự nhiên nghe trong không gian rộng vài nghìn m2 và loa lắp trên trần thấy lạ lạ, hay hay... Đứng giữa sảnh nghe hơn 15p mới về.
     
    Izumitaro and cutom like this.
  19. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,172
    Giới tính:
    Nam
    Theo quan sát của mình gần đây, khái niệm sân khấu (sound stage) thường bị dùng lẫn với âm hình (thậm chí cả âm trường) vì cơn say của giới audiophile. Khá nhiều ae thuộc giới này quen nghe các bản ít nhạc cụ (jazz, vocal, country...) nên khi chuyển sang classic thường xuất hiện khá nhiều vấn đề. Classic được giới kỹ thuật liệt vào nhóm "không cần sân khấu" cho dù đó là độc tấu, tam tấu...hay cả dàn nhạc 105 người thậm chí 1k người. Mà mình cũng chưa tưởng tượng ra làm thế nào để "nghe" được sân khấu với hơn 100 nhạc cụ như vậy :mad:.. Cho nên, mình rất tâm đắc với một lời nhận xét đã đọc được ở đâu đó "Đỉnh cao của hệ thống ân thanh là làm cho cặp loa biến mất. Đỉnh cao của nhạc trưởng chỉ huy là làm cho dàn nhạc biến mất luôn.." (các bác thông cảm vì mình bị cái tật xấu là chỉ nhớ những gì gây ấn tượng, mấy cái nguồn gốc, tác giả... toàn phải đi tra google lại).

    Thực ra, nhận xét trên không chỉ xuất phát từ góc độ người nghe/thẩm nhạc. Nhạc classic có một vũ khí bí mật - off-stage - trình tấu ngoài sân khấu. Các nhạc sỹ, nhạc trưởng có thể dùng các âm thanh, nhạc cụ bên ngoài sân khấu để diễn đạt ý tưởng của mình. Bản 1812 Overture của Tchaikovsky thường được dùng tiếng đại bác cannon thực sự (đã tháo đầu đạn) hoặc trong các màn bắn pháo hoa chứ ko phải luôn dùng dàn trống để mô tả tiếng đại bác phản công của người Nga. G. Mahler là nhạc sỹ ưa thích kiểu off-satge này nhất với 6/10 bản Symphony của ông sử dụng (đặc biệt là bản số 2). Nguyên một bộ trống percussion và kèn đồng brass được xếp sau sân khấu, bênh cánh già hoặc vị trí đặc biệt nào đó ngoài tầm mắt của khán giả.


    Cây đàn pipe organ của Nhà hát Elphiharmonie - Hamburg cũng có thể coi là off-stage với chiều cao 37m của nó. Các ống gió vươn thẳng lên trần nhà và dội xuống, tán âm qua cái trần treo hình cây nấm. Berlioz cũng là nhạc sỹ hay dùng kỹ thuật này nên ko ngạc nhiên khi album trên xuất hiện cả 2 tác phẩm của ông ấy (số 1 và 18) cùng sử dụng nhạc cụ off-stage.

    Âm thanh 3D Atmos không phải là sản phẩm mới mẻ. Nó ầm ĩ một chút vì Dolby muốn khẳng định vị trí của mình trong cuộc đua với DTS. Trước đó, DTS Neo:2 rồi HDMA được coi là thể hiện không gian 3D âm nhạc tốt hơn rất nhiều các sản phẩm của Dolby. Theo những gì mình đọc được :p, từ những năm 1950s, các kỹ sư âm thanh đã khẳng định cần tối thiểu 3 loa (kênh) để thể hiện đầy đủ sân khấu/ âm hình. Tuy nhiên, việc thiết lập từ 3 kênh trở lên quá phức tạp và kỹ thuật ghi âm thời đó chưa giải quyết được triệt để các vấn đề (nhất là dung lượng lưu trữ) nên các đại bàng trong ngành đã bắt tay nhau thống nhất lấy 2 kênh làm tiêu chuẩn cho âm nhạc - âm thanh. Và quyết định này vẫn chi phối thế giới âm thanh đến tận bây giờ. Khi SACD với chuẩn DSD ra đời, cùng với DVD-A giải quyết vấn đề dung lượng lưu trữ thì nhạc đa kênh bắt đầu bùng nổ (những năm 2000s). Nhưng cũng chỉ kéo dài được tầm 10 năm vì không vượt qua nổi sự kháng cự quyết liệt từ hệ thống 2 kênh với đội quân trung thành/ ngại thay đổi. Đến khi internet bùng nổ với các tiện tích online và thói quen thích tiện dụng hơn là chất lượng của người tiêu dùng một lần nữa làm vấn đề dung lượng lưu trữ của DSD, nhạc đa kênh trở thành rào cản cao vời vợi. Do đó, chi phí sản xuất của DSD, nhạc đa kênh không giảm xuống được, chỉ còn một số ít các nước nhà giàu Bắc Âu (Hà Lan, Đức, Anh) và Nhật Bản còn duy trì sản phẩm này và hầu như chỉ áp dụng trong lĩnh vực nhạc Classic.

    Rất may, chúng ta không cần thiết phải dùng đến hơn 30 cái mic để thiết lập không gian 3D Atmos hay HDMA. Từ những năm 1990s, Meridian của Anh và Lexicon của Mỹ đã phát triển thành công bộ máy DSP của riêng họ cho phép biến đổi mọi sản phẩm âm thanh đầu vào trở thành môi trường 3D ở đầu ra. Logic 7 của Lexicon có 2 phiên bản cho phim (7.1 kênh), cho âm nhạc (5.1 kênh). Trifield của Meridian chỉ có phiên bản chuyên cho âm nhạc (3.1 kênh). Hiên nay, các hãng xe hơi hạng sang đều sử dụng hệ thống của 2 ông lớn này trên sản phẩm của mình. Mình đã đươc thử cả 2... phải nói là tuyệt vời cho nhạc classic. Cả 2 hệ thống DSP này cũng được trang bị trên các thiết bị pre-amp của 2 hãng. Cá nhân mình đánh giá Trifield của Meridian cao hơn một chút do chỉ cần dùng đến 3.1 kênh và chất lượng âm thanh của Meriadian trung thực, gai góc hơn (cũng có thể Mer chuyên về âm nhạc còn Lexicon mạnh về phim ảnh).

    Các bác có điều kiện thì thử trải nghiệm xem :D... có thể các bác sẽ thấy một thứ âm nhạc Classic rất khác.

    P/S: nhân tiện, bác @Izumitaro cho luôn mấy album tiêu biểu của Mahler
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/21
    cutom, Izumitaro and tinnguyen287 like this.
  20. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,736
    Chúng ta chưa nói nhiều về thời kỳ Romantic, cũng chưa bàn gì đến Wagner hay R. Strauss mà đi ngay vào Mahler có đột ngột quá không? Liệu ae mới nghe nhạc cổ điển có tiếp nhận thoải mái không? Tuy nhiên, mình nghĩ nếu chúng ta chịu khó giới thiệu, giải thích chút ít chắc chắn ae sẽ cảm nhận được và thích thú với nhạc của ông. Thân thế của một nghệ sỹ luôn là yếu tố quyết định đặc trưng âm nhạc và sự nghiệp của người đó, Mahler cũng không ngoại lệ nhưng mình sẽ giới thiệu tiểu sử của ông sau. Chúng ta thử bắt đầu làm quen với Mahler qua bản giao hưởng số 2 ở clip dưới đây. Các bạn không cần nghe hết, chỉ cần nghe 30 phút đầu thôi và thử nhận xét về quy mô dàn nhạc, sự tương phản thế nào, thay đổi về âm lượng, tốc độ, trầm bổng ra sao cũng như tình cảm vui buồn trong giai điệu của bản nhạc. Bạn thích khúc nào nhất trong 30 phút đó? với nhạc khí gì? Nếu bạn tự trả lời được những ví dụ nêu trên là bạn nắm bắt được hơn 60% nhạc Mahler rồi đó.

     
    cutom and dangthanhthe like this.

Chia sẻ trang này