[MULTI] Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

Thảo luận trong 'Lossless Albums' bắt đầu bởi lengockhanhi, 21/9/11.

  1. thang-nd

    thang-nd New Member

    Tham gia ngày:
    6/10/11
    Bài viết:
    21
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Chào NHI! Tôi là thành viên mới, vào đây gặp được box nhạc cổ điển của cô thật là tuyệt vời và box 94 album thì càng tuyệt vời hơn, tuy chưa thể đọc hết những chia sẻ của cô nhưng thấy cách cô NHI giới thiệu về các đĩa nhạc thật hay và cuốn hút. Cám ơn sự chia sẻ của NHI. CHÚC NHI LUÔN VUI KHỎE.
    Thân!
     
  2. thlong2010

    thlong2010 New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/10
    Bài viết:
    19
    Đã được cảm ơn:
    12
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Ngày nào cũng dán 2 con mắt vào màn hình máy tính, theo dõi trang nhạc của Khả Nhi xem có gì mới không ? Hôm nay 2 con mắt bỗng sáng rực khi thấy 2 Albums mới nữa Nhi vừa giới thiệu và tặng các bạn yêu nhạc cổ điển trên toàn thế giới. Thật vui sướng biết bao ! khi nhận được quà tặng bất ngờ " không thể tin được ". Cám ơn Khả Nhi rất nhiều ! Biết tặng lại cho bạn điều gì đây...Mình chúc Khả Nhi luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống nhé !
    Yulianna Avdeeva, người đã đoạt giải nhất tại Cuộc thi piano Chopin lần thứ 16.. (2 Albums tuyệt vời )
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/11
    HT Jolie and hoanam79 like this.
  3. opGeniuses

    opGeniuses New Member

    Tham gia ngày:
    28/1/10
    Bài viết:
    8
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Em có nghe những album nhạc của Mendelssohn và Vivaldi chị up lên rồi. Chất lượng âm thanh rất tốt. Em đặc biệt thích bộ concerto 4 mùa của Vivaldi do Neville Marriner chỉ huy và bản giao hưởng số 4 của Mendelssohn do George chỉ huy. Về violin thì em cũng chưa nghe nhiều, nhưng rất thích vì âm thanh của violin thể hiện những cung bậc cảm xúc cực kỳ phong phú. Em có nghe bản Devil's trill của Tartini và Dance of goblins của Bazzini do Perlman trình diễn (hay không thể tả). Còn Paganini thì em chưa kiếm được, chỉ nghe được vài tác phẩm trên youtube thôi. Cám ơn chị về những chia sẻ về nhạc cổ điển nhé. Chúc chị luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
     
    Administrator cảm ơn bài này.
  4. DanielTran

    DanielTran Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    15/4/09
    Bài viết:
    65
    Đã được cảm ơn:
    90
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Mến chào Nhi và các bạn,

    Daniel đối với nhạc cổ điển thực sự là kính nhi viễn chi. Tuy nhiên mỗi khi có dịp cũng hứng thú tìm hiểu, dù không mấy khi hiểu! :) Mặc dù vậy, quan niệm của Daniel là không có thành kiến với một thể loại nhạc nào. Với mỗi thể loại, nếu mình nghe được, thì cảm xúc và trải nghiệm của mình càng thêm phong phú, giá trị của cuộc sống lại càng nâng cao. Ngược lại Daniel cũng không miễn cưỡng phải ráng nghe cho được một thể loại nào, khi nào cái gì đến lúc nó sẽ đến.

    Daniel đã đi xem và nghe nhạc giao hưởng vài lần. Cảm giác ngồi trong khán phòng im phăng phắc rất là đặc biệt, nó như một thánh đường của âm nhạc. Tất cả những lần Daniel đi xem, các nhạc công đều biểu diễn rất nghiêm túc, hết mình, họ như cháy trong niềm đam mê. Điều đó cũng khiến Daniel có thêm thiện cảm với nhạc cổ điển.

    Bản thân ngoại thất, nội thất của các nhà hát cũng là những công trình nghệ thuật kiến trúc, đồng thời cũng rất nghiêm cẩn về kỹ thuật, để đảm bảo cả khán phòng rộng lớn đều có thể nghe rõ được dàn nhạc mà không cần các thiết bị tăng âm. Cách mà các nhà hát chặn sóng điện thoại bên trong khán phòng, đóng cửa trong lúc biểu diễn, ai đến muộn hoặc vào muộn sau giờ giải lao đều phải ngồi ngoài xem buổi diễn qua truyền hình, cũng làm cho mỗi khán giả, và các nghệ sĩ, cảm thấy được trân trọng.

    Gần đây Daniel có dịp được xem Đặng Thái Sơn biểu diễn. Ông chơi một bản Concerto soạn cho Piano của Schumann, nhạc trưởng là Vladimir Verbitsky. Thật tình thì cũng có những đoạn khá buồn ngủ, nhưng cũng có những đoạn rất cao trào, nghe và xem rất hứng khởi. Bác Sơn nhà ta biểu diễn xong, khán giả vỗ tay liên tục, còn các nghệ sĩ trong dàn nhạc thì đồng loạt vẫy đũa thay cho vỗ tay. Bác Sơn đi ra đi vào chào 3 lượt, rồi mời toàn dàn nhạc đứng lên để cảm ơn, khán giã vẫn vỗ tay không dứt. Thế là bác ngồi xuống làm một bài bonus.

    Nếu chỉ đi xem lần đầu, hẳn Daniel sẽ tin rằng bác Sơn được hâm mộ đặc biệt. Thế nhưng mấy lần đi xem, Daniel đều thấy như vậy, cảm giác như đó là văn hóa giao tiếp giữa nghệ sĩ và khán giả nhạc cổ điển thì phải. Nghĩa là khán giả sẽ vỗ tay liên tục cho nghệ sĩ ra chào 3 lượt. Sau đó nghệ sĩ sẽ bonus thêm một bài ngắn. Rồi lại ra vào chào thêm 2-3 lượt nữa, như là không nỡ dứt tình, rồi mới đi vào hẳn trong cánh gà.

    Đạo diễn cho ..khán giả và toàn bộ dàn nhạc, có vẻ như là người nhóm trưởng của dàn nhạc (không phải nhạc trưởng). Khi dàn nhạc bước ra sân khấu, vị này ra sau cùng, rồi mới đến nhạc trưởng. Nhạc trưởng (khách mời) thay vì bắt tay với toàn bộ dàn nhạc thì chính là bắt tay với vị đại diện này. Khi dàn nhạc quay vào, thì cũng vị này sẽ bước vào đầu tiên.

    Hy vọng Nhi và các bạn thường đi xem nhạc cổ điển giải thích thêm các chi tiết trong công tác tổ chức biểu diễn của một dàn nhạc giao hưởng.

    Lại nói về bài nhạc bonus của bác Sơn, bài này cả dàn nhạc chỉ ngồi nghe, nhạc trưởng cũng đã lui vào trong cánh gà. Bài này rất quen thuộc, rất dễ nghe, nó có giai điệu chủ đạo thế này: tình tang tính, tình tang tính, tính tang tang tình, tính tang tình tang... tiết tấu nhanh và đẩy dần lên cao trào, bàn tay thoăn thoắt trên phím đàn, nghe rất thích. Tuy nhiên Daniel không biết là bài gì, nếu Nhi và các bạn có ai đoán ra được xin chỉ giùm.

    Cũng nhân tiện đây, xin hỏi Nhi và các bạn cách mà thế giới đánh giá tài năng của các nhạc sĩ, là dựa trên những tiêu chí nào? Chẳng hạn như nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, ở VN và trong lĩnh vực âm nhạc, có thể so sánh như GS Ngô Bảo Châu bên Toán học. Vậy thì vị trí của ông trong cộng đồng nhạc cổ điển thế giới thì như thế nào? Hoặc như nhạc trưởng Vladimir Verbitsky, ông có nổi tiếng không? Người ta đánh giá tài năng của một nhạc trưởng như thế nào (vì Daniel chỉ thấy các ông vẫy đũa, mà trong khi cả dàn nhạc hầu hết đầu chăm chú vào khung nhạc trước mặt, ít khi có ai nhìn vào nhạc trưởng?) Theo Daniel biết thì trách nhiệm của nhạc trưởng còn là lên chương trình biểu diễn cho dàn nhạc trong một năm hoặc nhiều năm, thông qua cách ông ta xây dựng chương trình cũng thể hiện phần nào tầm nhìn và năng lực của người nhạc trưởng. Thế nhưng trong lúc dàn nhạc đang biểu diễn, thì làm sao để đánh giá tài năng của nhạc trưởng?

    À thêm một chi tiết là trong khi các nghệ sĩ trong dàn nhạc đều nhìn vào khung nhạc, thì bác Sơn chơi một bài dài 45-50 phút chẳng hề có bản nhạc trước mặt. Không hiểu các nghệ sĩ phải tập một bài nhạc như thế trong bao lâu?

    Cảm ơn Nhi và các bạn!
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/10/11
    paper and HT Jolie like this.
  5. ntd1081

    ntd1081 New Member

    Tham gia ngày:
    29/8/09
    Bài viết:
    4
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Hình như link này vẫn thiếu file Nhi ơi.
    Thanks!
     
    Last edited by a moderator: 7/10/11
  6. lengockhanhi

    lengockhanhi Film critic

    Tham gia ngày:
    21/5/10
    Bài viết:
    326
    Đã được cảm ơn:
    11,402
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Thực ra album này có 7 file lận, có thể mediafire làm hư của Nhi 2 file cuối rồi, Nhi sẽ up lại.
     
    HT Jolie and tuatk like this.
  7. langthangvn33

    langthangvn33 Uploader

    Tham gia ngày:
    16/12/08
    Bài viết:
    6,297
    Đã được cảm ơn:
    158,091
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Cắm Rút Audio
    Nơi ở:
    Vũng Sình
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    mình có ít kiến thức share với bạn , mình nghe nhiều thể loại nên có thể không chuyên sâu lắm về giao hưởng cổ điển.

    Giàn nhạc Giao hưởng

    I. Conductor (nhạc trưởng)
    Nhạc trưởng trong dàn nhạc có thể so sánh với người giáo viên trong một lớp học. Nhạc trưởng làm nhiệm vụ giữ nhịp cho toàn bộ dàn nhạc, chọn tốc độ thích hợp, hướng dẫn để các nhạc cụ vào nhịp đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái mà các nhạc cụ cần biểu đạt trong mối tương quan với các nhạc cụ khác... Vai trò của nhạc trưởng rất quan trọng, nếu không có nhạc trưởng thì dàn nhạc sẽ trở thành một nhóm nhạc cụ hỗn loạn, không thể chơi bất kì một tác phẩm giao hưởng nào.

    II. Strings (Các đàn dây)
    Các đàn dây chiếm phần lớn dàn nhạc và được xếp ngay trước nhạc trưởng. Chúng cũng chơi phần lớn giai điệu chính của tác phẩm.

    1. Violin I (Vi-ô-lông thứ nhất)
    Bè này gồm các violin chơi bè cao hơn trong tác phẩm, cũng vì thế chúng cũng là bè của dàn dây chơi giai điệu chính. Đây là một trong những bè quan trọng nhất của dàn nhạc. Người ngồi hàng đầu và gần khán giả nhất của bè này cũng có vai trò quan trọng. Người này được gọi là Concert master (hoặc Leader) đóng vai trò giống người lớp trưởng. Concert master sẽ làm nhiệm vụ chỉ đạo các nhạc cụ so dây cho đúng đầu mỗi buổi hòa nhạc (Concert). Trong các tác phẩm, có những đoạn có violin độc tấu thì Concert master sẽ đảm nhiệm.

    2. Violin II (Vi-ô-lông thứ hai)
    Bè này gồm các violin chơi bè thấp hơn. Cùng với bè Violas, hai bè này chủ yếu lãnh trách nhiệm giữ hòa âm (nôm na là hợp âm như Đô trưởng, v.v...), tiết tấu, màu sắc... của tác phẩm.

    3. Viola (Vi-ô-la)
    Viola giống violin nhưng to hơn một chút và chơi những nốt thấp hơn violin. Trong dàn nhạc, thường thì người nào không biết không thể phân biệt hai đàn này, nhưng nếu chú ý nghe thì có thể phân biệt và tách bè giữa viola với các bè khác.

    4. Cello (Xel-lô, Vi-ô-lông-xen)
    Cello có hình dáng giống violin nhưng to hơn nhiều và được đặt đứng giữa hai chân để chơi, nó có một cái đinh dài để đỡ phía dưới. Cello trong dàn nhạc cùng với Contrabass giữ bè bass cho tác phẩm và chơi những giai điệu ấm nằm ở bè trầm trong những đoạn nhất định. Bè này cũng là một trong những bè quan trọng nhất.

    5. Contrabasse/Doublebass (Công-tra-bát)
    Contrabass là đàn dây to nhất (nickname: cái thùng phi) và chơi bè thấp nhất giữ nền cho toàn bộ dàn nhạc. Có thể nói âm hưởng đầy đặn, mạnh mẽ của dàn nhạc chủ yếu là nhờ bè contrabass. Những người chơi guitar bass biết rất rõ vai trò quan trọng của bè bass nên dễ dàng hiểu điều này. Đàn contrabass rất to, cao và nặng (cao 1,8m) nên những người chơi phải ngồi trên những ghế đẩu cao ngất ngưởng.

    III. Wind Instruments (các nhạc cụ hơi-kèn)
    Các nhạc cụ hơi có âm lượng lớn nên không có nhiều trong dàn nhạc. Chúng được đặt phía sau và cao hơn những đàn dây theo các hàng ngang. Thường các bè gồm 2 nhạc công, đánh số I chơi bè cao hơn và II chơi bè thấp hơn. Trong các tác phẩm chúng làm nhiệm vụ chơi các đoạn giai điệu chính hoặc thêm bè cho giai điệu chính trong các đoạn nhất định và giữ màu sắc, hòa âm, tiết tấu cho dàn nhạc trong các đoạn còn lại.

    A. Woodwind (Kèn gỗ)
    Các kèn gỗ được đặt ở hai hàng trước. Trong lịch sử, chúng tham gia vào dàn nhạc giao hưởng sớm hơn các kèn đồng và cũng hay chơi độc tấu hơn trong các giao hưởng.

    1. Flute (Sáo tây)
    Flute thuộc bộ kèn gỗ nhưng được làm bằng hợp kim sáng trắng, trước đây các tiền thân của nó làm bằng gỗ nên nó được xếp vào loại kèn gỗ. Flute chơi bè cao nhất của bộ gỗ. Giai điệu của nó chơi rất mềm mại và thanh.

    2. Oboe (Ô-boa)
    Oboe là kèn làm bằng gỗ và có màu đen. Tiếng của nó ấm giống tiếng người. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ hai.

    3. Clarinet (Cla-ri-net)
    Clarinet là kèn làm bằng gỗ màu đen. Nó to hơn Oboe một chút và miệng loe hơn, nhưng thường người ta cũng không phân biệt được chúng bằng cách nhìn. Clarinet có khả năng chơi những nốt cao rất trong, những nốt trung đầy tình cảm và những nốt trầm rất hư ảo. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ ba.

    4. Bassoon (Bát-xông, Pha-gốt)
    Bassoon là kèn làm bằng gỗ màu đỏ nâu. Nó rất cao, quá đầu nhạc công khi ngồi và to nhất trong bộ kèn gỗ. Vì vậy nó chơi bè thấp nhất, thường chơi để tăng bè bass với cello và contrabass. Tiếng nó trầm, sâu lắng. Bassoon cũng hay được chơi độc tấu nhờ màu sắc đẹp của tiếng của nó.

    B. Brass (Kèn đồng)
    Kèn đồng làm bằng hợp kim đồng thanh nên có màu vàng sáng lóa. Âm hưởng của chúng rất to và huy hoàng nên chủ yếu được sử dụng ở những đoạn cao trào cần âm lượng lớn. Trong lịch sử chúng tham gia vào dàn nhạc muộn hơn kèn gỗ, trừ kèn co tham gia cùng lúc với kèn gỗ. Trong dàn nhạc chúng ngồi chủ yếu ở hàng thứ ba sau các kèn gỗ.

    1. Horn (Kèn cor)
    Kèn cor có các ống tạo thành hình dáng tròn của nó, miệng nó loe và các nhạc công đặt tay vào trong đó để điều chỉnh tính chất của âm thanh. Nó là kèn đồng tham gia sớm nhất vào dàn nhạc và cũng hay được chơi độc tấu. Tiếng của nó trong và trong những đoạn cao trào rất khoẻ.

    2. Trumpet (Kèn trom-pet)
    Trumpet là kèn đồng cao nhất và nhỏ nhất. Nó cũng khá quen thuộc với chúng ta (trong các đội nghi thức của các trường học). Trong dàn nhạc nó tham gia sau kèn cor.

    3. Trombone (Kèn trôm-bôn)
    Trombone là kèn đồng rất dễ nhận ra với hình dáng dài của cái tay cầm mà các nhạc công kéo ra kéo vào khi chơi. Tiếng của nó trầm thứ hai trong bộ kèn đồng. Âm hưởng của nó rất mạnh và huy hoàng đặc biệt khi có 3 kèn cùng lúc. Nó tham gia vào dàn nhạc kể từ các giao hưởng của Beethoven và rất phổ biến trong thời kì lãng mạn.

    4. Tuba (Kèn tu-ba)
    Tuba là kèn đồng rất to, nó thường chỉ có một trong dàn nhạc và được đặt đứng khi chơi (miệng quay lên trên). Tiếng của nó rất trầm và khoẻ nên được dùng trong các đoạn rất cao trào. Nó tham gia vào dàn nhạc muộn nhất trong bộ kèn đồng, cuối thời kì lãng mạn. Thường nó chơi tăng bè bass cho dàn nhạc.

    IV. Percussion (bộ gõ)
    Timpani (Trống định âm) là nhạc cụ gõ tham gia sớm nhất vào dàn nhạc. Chúng to và tiếng trầm, thường có 2 hoặc 4 cái. Mỗi cái chơi một nốt nhất định ở bè bass. Nó được dùng trong các đoạn cần tăng sức mạnh cho dàn nhạc.
    Cymbal (Xanh-ban)
    Triangle (Thanh tam giác)
    Bass drum/Cassa (Trống trầm) hình dáng to gấp 3-4 lần bass drum trong các ban nhạc nhẹ hay rock và được đặt đứng.

    Các nhạc cụ gõ trên tham gia sau vào dàn nhạc kể từ Giao hưởng số 9 của Beethoven và cũng trở nên rất phổ biến sau này.


    Bố trí nhạc cụ trong giàn giao huởng
    [​IMG]

    link này có một ít kiến thức về nhạc lý và giao hưởng nhưng bạn phài có account yahoo

    Kalentines - Con Loc Tinh Yeu's Blog - Yahoo! 360plus
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/10/11
    paper and ngovuhiep like this.
  8. nguyenkhanghia

    nguyenkhanghia Member

    Tham gia ngày:
    4/10/10
    Bài viết:
    45
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Networks Admin
    Nơi ở:
    Viet Nam
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Cảm ơn bạn rất nhiều mình cũng mê thể loại này lắm. Khả Nghĩa
     
  9. DanielTran

    DanielTran Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    15/4/09
    Bài viết:
    65
    Đã được cảm ơn:
    90
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Cảm ơn bạn đã giải thích, nhưng thắc mắc của Daniel vẫn như cũ, đó là, trong lúc dàn nhạc đang biểu diễn, thì làm sao để đánh giá tài năng của nhạc trưởng? Chi tiết hơn, các nghệ sĩ giao tiếp với nhạc trưởng như thế nào khi mà họ hầu như không nhìn đến động tác chỉ huy của ông ấy? Về phía khán giả ngồi xem, thì các động tác của nhạc trưởng có quy ước không, hay là tùy cảm hứng của từng vị? (ví như trong bóng đá, mỗi động tác tay của trọng tài đều có ý nghĩa). Các nhà chuyên môn trong nghề đánh giá năng lực của một người nhạc trưởng thông qua những tiêu chí nào? Cảm ơn các bạn!

     
    hanoi88 and HT Jolie like this.
  10. langthangvn33

    langthangvn33 Uploader

    Tham gia ngày:
    16/12/08
    Bài viết:
    6,297
    Đã được cảm ơn:
    158,091
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Cắm Rút Audio
    Nơi ở:
    Vũng Sình
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    câu hỏi của bạn chỉ những người chuyên môn học ngành " Nghệ thuật Chỉ huy Âm nhạc " của nhạc viện mới có câu trả lời.
    Nhưng chắc phải thạc sĩ hoặc tiến sĩ hoặc đã từng chỉ huy những dàn nhạc tầm cở mới trả lời được còn sinh viên đang học mình nghĩ cũng không đủ trình độ để đánh giá.

    Mình thấy đa số học ngành chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc tốt nghiệp ở nước ngoài , vì vậy mình đã từng đi nghe nhạc cổ điển rất nhiều lần cũng không thể phân biệt.
    Hy vọng có ai đó học ngành chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc của Nhạc viện mới trả lời chi tiết cho bạn và bạn cũng phải mất thời gian để học kỹ thuật điều khiển chỉ huy.

    để giúp bạn hiểu rỏ hơn mình sẽ post phần tổng quát của ngành học này ,hơi dài bạn chịu khó đọc nhé ,mọi thứ đều có quy ước không thể ra động tác tùy cảm hứng đâu bạn

    -------------------------------------------------------

    Nghệ thuật chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc


    Ngành học “Nghệ thuật Chỉ huy Âm nhạc” (music conducting) có nguồn gốc từ xa xưa, khi con người còn sống thành bộ tộc. Lúc đó, việc chỉ huy một tốp người chơi các nhạc cụ gõ, nhảy múa theo nhịp trống được thực hiện bằng cách nhịp chân, gõ cây giáo (vũ khí thô sơ của những người tham gia biểu diễn) xuống nền đất. Mãi đến đầu Tk. V, trong những buổi trình diễn âm nhạc trong các nhà thờ ở châu Âu, cụ thể là La-Mã, Hy-Lạp, mới xuất hiện cách dùng tay vẽ nên những đường cong, hoa mỹ để điều khiển việc ca hát của nhóm người biểu diễn. Việc chỉ huy lúc đó dựa trên chuyển động của tuyến giai điệu. Người ta gọi môn nghệ thuật này là Cheironomy (hay Chironomy1). Ngày nay, ở một số nơi không chuyên nghiệp, vẫn còn tồn tại kiểu chỉ huy ca đoàn (hợp xướng) theo lối này.

    Trong nghệ thuật chỉ huy hiện đại (conducting), người chỉ huy không dựa trên chuyển động của giai điệu mà dựa trên nốt nhạc và những ký hiệu âm nhạc trong tổng phổ. Môn nghệ thuật này chỉ được phát triển, rất chậm, từ đầu Tk. XVII. Trong nhà thờ Ki-tô giáo, có một người dùng gậy giữa nhiệm vụ ra dấu hiệu cần thiết cho nhóm người hát. Những dấu hiệu này dần dần được diễn theo tiết tấu của bài nhạc, phối hợp với động tác lên xuống của cây gậy. Đó là hình thức sơ khai của đũa nhịp. Trong thế kỷ này, ngoài gậy chỉ huy, người ta còn sử dụng những dụng cụ khác như: cuộn giấy nhạc, những que nhỏ hơn và cả đôi bàn tay không. Chính cây gậy chỉ huy đã làm dập ngón chân dẫn đến hoại thư và gây ra cái chết cho Jean-Baptiste Lully2 trong khi ông đang chỉ huy bản thánh ca hợp xướng “Te Deum” (Ngài là Thiên Chúa) để mừng nhà vua vừa hồi phục sau một cơn bệnh!

    Trong lãnh vực khí nhạc, trước Tk. XIX, thường việc chỉ huy do một thành viên của dàn nhạc đảm nhiệm. Đó có thể là nghệ sĩ violin chính (first violinist) chỉ huy bằng cách dùng chính cây archet của mình, hoặc người chơi đàn lute3 vừa đàn vừa di chuyển cần đàn theo nhịp. Đối với một tác phẩm khí nhạc có phần đệm basso continuo (bè trầm trì tục) thì việc chỉ huy cũng thường do nghệ sĩ đàn clavecin đảm nhiệm. Khi diễn một vở opera lại thường có 2 chỉ huy: nghệ sĩ đàn phím điều khiển các ca sĩ và nghệ sĩ violin chính phụ trách dàn nhạc.

    *******************************************************************************

    Chú thích

    1 Trong tiếng Hy Lạp, Chiro mang nghĩa là “bàn tay”

    2 (1632-1687) nhà soạn nhạc người Pháp gốc Ý, phục vụ dưới triều vua Louis XIV với tư cách là chỉ

    huy dàn nhạc triều đình kể từ 1652.

    3 Loại nhạc cụ dây gảy với nguồn gốc cổ xưa, có cần đàn và thùng đàn, được coi là tiền thân của mandolin, guitar sau này.

    *********************************************************************************

    Vào khoảng đầu Tk. XIX, do biên chế dàn nhạc ngày càng lớn rộng, đã bắt đầu có nhu cầu người chỉ huy không cần thiết phải là nhạc công trong dàn nhạc và người ta dùng đũa nhịp để chỉ huy thay vì tay không hay cuộn giấy. Trong số những chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng thời đó như: Louis Spohr, Carl Maria von Weber thì Felix Mendelssohn4 được coi là người dẫn đầu và là người đầu tiên dùng đũa nhịp bằng gỗ để chỉ huy như chúng ta thấy ngày nay. Ông cũng được coi như là nhà chỉ huy đầu tiên theo phong cách kỹ thuật, đối nghịch lại với Richard Wagner5 sau này, là người chỉ huy theo trường phái cảm tính (passionate). Cũng có những nhà chỉ huy nổi tiếng (thời đó cũng như ngày nay) không dùng đến đũa nhịp như: Leopold Stokowski, Pierre Boulez, Dmitri Mitropoulos, Kurt Masur và Nikolaus Harnoncourt. Nhạc sĩ chuyên nghiệp đầu tiên sống bằng nghề chỉ huy là Hans von Bülow6.

    Công lao đưa nghệ thuật chỉ huy thành một môn học có hệ thống phải kể đến phần đóng góp lớn của Hector Berlioz 7và Richard Wagner vì cả hai là những người đầu tiên soạn thảo những bài viết, đề tài nghiên cứu về chuyên ngành này. Berlioz được coi là nhà chỉ huy xuất chúng cho dù trong suốt cuộc đời mình, ông chưa bao giờ làm việc ăn lương như một nhà chỉ huy, thay vào đó luôn là “chỉ huy khách mời” (guest conductor). Wagner được coi là người có công tạo nên hình ảnh một nhà chỉ huy có toàn quyền đưa ra những quan điểm của riêng mình về tác phẩm, buổi diễn chứ không chỉ là người có trách nhiệm đảm bảo tác phẩm được trình diễn đúng nhịp, đúng phách!

    Đến cuối Tk. XX, nhà soạn nhạc người New York, ông Walter Thompson, sáng tạo một ngôn ngữ dấu hiệu để sáng tác “tại chỗ” gọi là soundpainting (vẽ âm thanh). Qua đó, ông giới thiệu trên 750 động tác tay (thủ điệu) để người chỉ huy vừa điều khiển, vừa sáng tác tại chỗ!

    ************************************************************************************************

    Chú thích

    4 Felix Mendelssohn Bartholdy (1809-1847), nhà soạn nhạc Lãng mạn người Đức, có công nhiều trong việc phát triển âm nhạc tiêu đề với thể loại ouverture độc lập.

    5 (1813-1883) nhà soạn nhạc chuyên về opera người Đức.

    6 (1830-1894) nhà soạn nhạc, chỉ huy và âm nhạc học người Đức. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của Đức trong thời kỳ Lãng mạn. Với các công trình lý luận, bài viết của ông đã góp phần cho sự thành công của nhiều nhà soạn nhạc đương thời, trong đó có Richard Wagner.

    7 (1803-1869) nhà soạn nhạc, chỉ huy người Pháp, người đã sáng tạo nên thể loại giao hưởng chương trình (programme symphony).

    ************************************************************************************************

    Qua việc nhìn lại sơ nét về sự phát triển của nghệ thuật chỉ huy, chúng ta thấy điều khiển hợp xướng8 hay điều khiển dàn nhạc là nghệ thuật chỉ huy cao cấp mà chúng ta chỉ có thể nắm vững sau khi đã qua những khóa huấn luyện chuyên môn và có một quá trình kinh nghiệm. Theo nguyên tắc, trước khi bước vào lãnh vực điều khiển, chúng ta phải có kiến thức đầy đủ về nhạc lý, hòa âm, sáng tác, hình thức và thể loại âm nhạc, lịch sử âm nhạc, thanh nhạc, tính năng nhạc cụ, phối khí (đối với điều khiển dàn nhạc), v.v…Những kiến thức này sẽ tạo cho chúng ta sự tự tin và khả năng để điều khiển người khác.

    Mục đích của chúng tôi khi biên soạn sách này là nhằm cung cấp cho người đọc một số kiến thức căn bản về điều kiển ca đoàn và điều khiển dàn nhạc. Tất nhiên, không phải chỉ cần đọc qua sách này là có thể chỉ huy. Chúng ta vẫn phải cần có những người hướng dẫn cụ thể, hoặc tham gia các lớp, các khóa huấn luyện. Vì như đã nói ở trên, nghệ thuật chỉ huy đòi hỏi một quá trình. Hiện nay, tài liệu tiếng Việt viết về nghệ thuật chỉ huy khá là khan hiếm, nên có nhiều người đã từng điều khiển ban hợp xướng nhà thờ hoặc muốn bước vào lãnh vực điều khiển, nhưng không có tài liệu học tập nghiên cứu. Trong số này, thậm chí có người chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân tự phát chứ không dựa trên cơ sỡ kỹ thuật. Do đó khi quan sát người khác điều khiển, vì không nắm được nguyên tắc căn bản, nên họ không biết người đang điều khiển đánh nhịp, đúng hay sai, nhiều khi còn bắt chước những thủ điệu xem có vẻ đẹp mắt, nhưng thật ra trái hẳn với nguyên tắc điều khiển. Từ năm 1991 khi còn sinh sống, học và làm việc tại Munich (Tây Đức), chúng tôi khởi soạn sách này như là tài liệu dùng để giảng dạy cho các lớp dạy ca trưởng tại Stuttgart (Tây Đức), dựa trên những bài giảng, kinh nghiệm của những khóa huấn luyện ca trưởng mà chúng tôi đã phụ trách vào những năm 1980 tại Tp. HCM đồng thời dựa trên những gì chúng tôi tiếp thu được trong các lớp nhạc tại Volkhochschule Gasteig (Đại học Gasteig, Munich). Khi về nước vào năm 1998, chúng tôi đã nhiều lần biên soạn lại cho phù hợp với nhu cầu trong nước để áp dụng cho các lớp dạy về chỉ huy của mình. Đến nay, sách này mới được hoàn tất để chính thức ra mắt độc giả.

    Nội dung sách này gồm 3 phần:

    1. Phần I: Kỹ thuật điều khiển tổng quát. (Ở một số nơi còn gọi là “chỉ huy phổ thông”)

    2. Phần II : Chỉ huy hợp xướng

    3. Phần III : Chỉ huy dàn nhạc

    *********************************************************************************************

    Chú thích

    8 Trong các nhà thờ Công giáo, người ta quen gọi là ca đoàn. Theo chúng tôi, thuật ngữ này có nhiều giới hạn và đã làm tròn vai trò lịch sử của nó, và nên được thay thế bằng ban hợp xướng (nhà thờ)

    *********************************************************************************************

    Trong Phần I, chúng tôi trình bày về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật điều khiển đã được hệ thống hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, như: thế đứng trong khi chỉ huy, biểu đồ hướng dẫn đánh các loại nhịp với kỹ thuật non-espressivo, espressivo, molto espressivo – legato, staccato, marcato, v.v…, kỹ thuật khởi tấu và chấm dứt, kỹ thuật ‘‘hot stove’’, kỹ thuật diễn tả nhạc sắc (những biến đổi về cường độ), kỹ thuật sử dụng tay trái, kỹ thuật điểm bè, v.v…

    Phần II đề cập các vấn đề liên quan đến ban hợp xướng9 từ việc thành lập hoặc chấn chỉnh ban hợp xướng, cách sắp xếp, tổ chức tập dượt, phương pháp huấn luyện. Ngoài ra, chúng tôi hướng dẫn cách phân tích nhạc phẩm (musical analysis), nêu lên những tiêu chuẩn để xét giá trị của bản nhạc nhằm mục đích giúp người chỉ huy hợp xướng nắm được những yếu tố để đánh giá một nhạc phẩm trước khi quyết định chọn để tập. Theo kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, chúng tôi thấy vấn đề “Làm sao để lựa chọn bài hát để tập cho ca đoàn?” luôn luôn là thắc mắc hàng đầu của nhiều người phụ trách về âm nhạc cho nhà thờ.

    Phần III, chúng tôi đề cập đến khái niệm về nhạc khí, các loại dàn nhạc và cách sắp xếp dàn nhạc. Mục đích của phần này là giúp người đọc làm quen với các loại nhạc khí và chỗ ngồi của các nghệ sĩ trong dàn nhạc để không bỡ ngỡ khi có dịp chỉ huy hợp xướng hoặc dàn nhạc.

    Như đã nói ở trên, đối với những ai yêu thích bộ môn “Nghệ thuật Chỉ huy” thì việc tham gia các lớp, khóa huấn luyện là điều cần thiết, nhưng nếu không có hoàn cảnh được hướng dẫn trực tiếp, chúng tôi nghĩ rằng, nếu kiên trì, đọc kỹ phần lý thuyết và thực tập phần ứng dụng chắc chắn người đọc sẽ đạt được một số thành quả nhất định. Ngoài ra, để bổ sung, chúng tôi đề nghị người học nên đi “quan sát” những người chỉ huy hợp xướng, dàn nhạc ở nhiều nơi khác nhau để nhận xét về ưu, khuyết điểm của họ, đối chiếu với những điều đã học. Đây là một cách học “ngoại khóa” rất cần thiết.

    Ngày 27 tháng 2 năm 2010

    Nhạc trưởng Nguyễn Bách

    (Thạc sĩ Nghệ thuật, Hội viên Hội Âm nhạc Tp. HCM, Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam)

    *************************************************************************************************

    Chú thích

    9 Trong các nhà thờ gọi là “ca đoàn”

    ************************************************************************************************

    PHẦN I: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TỔNG QUÁT

    CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA MỘT NGƯỜI CHỈ HUY

    Có thể nói: Kỹ thuật điều khiển là nghệ thuật kết hợp hai bàn tay và đôi tai.

    Hay nói cách khác, ca nhạc trưởng là người biết dùng kỹ thuật sử dụng đôi tay để diễn tả những gì đôi tai mình nghe được. Và ngược lại, biết lắng nghe để dùng đôi tay truyền đạt ý tưởng, cảm xúc của mình đến hợp xướng viên, nhạc công.

    I. KHẢ NĂNG NGHE

    Điều kiện hàng đầu của người chỉ huy là phải có một khả năng nghe tốt. Khả năng này có thể là năng khiếu bẩm sinh, nhưng cũng có được do tập luyện, do thời gian, kinh nghiệm tạo nên sự nhạy cảm của các tác phẩm của các bậc thầy cũng như phân biệt được sự “hát xuống cung” của ban hợp xướng. Người chỉ huy phải cố gắng luyện tập để có được sự nhạy cảm và sự phân biệt này, nghĩa là tập cho có được khả năng nghe tương đối.

    I.1. “Nghe thấy” và “Lắng nghe”

    Một đôi “tai âm nhạc tốt” phải có được sự hòa hợp của việc “nghe” và “lắng nghe”. Điều quan trọng nhất cho một chỉ huy là phải biết “lắng nghe” những gì mình “nghe thấy”. Và sau đó, chuyển những gì đã được lắng nghe đến “đôi tai của ký ức”, nghĩa là: sau khi đã nghe, phải hiểu rồi ghi nhớ. Khi nghe một tác phẩm (để chuẩn bị cho việc điều khiển hay ngay trong lúc điều khiển), người chỉ huy không thể như khách bộ hành nghe tiếng xe chạy trên đường phố, không chút lưu tâm. Hơn nữa, phải hiểu được những ý định của tác giả gởi gấm trong tác phẩm, rồi cố ghi nhớ lấy chúng trước khi tập cho hợp xướng hay dàn nhạc của mình. Người chỉ huy tựa như nhà sản xuất điện ảnh vậy, phải hiểu được tác phẩm muốn nói về gì trước khi điều hành việc sản xuất đó.

    MỤC LỤC

    Lời Mở đầu

    Phần I: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TỔNG QUÁT

    Chương 1.NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI CHỈ HUY

    I. KHẢ NĂNG NGHE

    I.1. “Nghe thấy” và “Lắng nghe”

    I.2. Suy nghĩ xem những nốt được viết sẽ vang lên thế nào

    I.3. Nhận ra được cao độ của nốt nhạc

    I.4. Tai nghe hòa âm

    II. TAY NHỊP

    II.1. Điều khiển bằng tay không

    II. 2. Điều khiển bằng đũa nhịp

    III. TƯ THẾ CỦA NGƯỜI CHỈ HUY TRONG KHI ĐIỀU KHIỂN

    III.1. Thân người

    III.2. Cánh tay

    III.3. Một số cử điệu bên ngoài cần lưu ý

    IV. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT KHÁC

    IV.1. Giá nhạc IV.2. Tổng phổ IV.3. Bục nhịp

    V. BIỂU ĐỒ NHỊP TRƯỜNG

    VI. CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN

    Chương 2. MỘT VÀI SƠ ĐỒ SẮP XẾP HỢP XƯỚNG VÀ DÀN NHẠC

    I. SẮP XẾP HỢP XƯỚNG

    I.1. Hợp xướng đồng giọng

    I.2. Hợp xướng dị giọng

    II. SẮP XẾP HỢP XƯỚNG VỚI DÀN NHẠC

    III. MỘT VÀI KIỂU SẮP XẾP NGOẠI LỆ

    Chương 3. CÁC BIỂU ĐỒ HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH NHỊP

    I. VÀI NGUYÊN TẮC KỸ THUẬT CƠ BẢN

    II. KIỂU ĐÁNH KHÔNG DIỄN TẢ (non-espressivo)

    II.1. Những nét đặc trưng

    II.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản

    III. KIỂU ĐÁNH DIỄN TẢ (espressivo)

    III.1. Những nét đặc trưng

    III.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản

    IV. KIỂU ĐÁNH RỜI TIẾNG (staccato)

    IV.1. Những nét đặc trưng

    IV.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản

    V. KIỂU ĐÁNH NHẤN TIẾNG (marcato)

    V.1. Những nét đặc trưng

    V.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản

    VI. MỘT VÀI MÔ HÌNH KHÁC ĐỂ DIỄN CÁC NHỊP CƠ BẢN

    VII. KIỂU ĐÁNH NHỊP TENUTO

    VIII. KIỂU ĐÁNH NHỊP PHÂN PHÁCH (subdivision) VIII.1. Phân phách trong nhịp 2 phách

    VIII.2. Phân phách trong nhịp 3 phách

    VIII.3. Phân phách trong nhịp 4 phách

    IX. KỸ THUẬT DỒN PHÁCH (merging)

    IX.1. Kỹ thuật dồn nhịp 2 phách – Nhịp một phách

    IX.1. Kỹ thuật dồn nhịp 3 phách

    Chương 4. KHỞI TẤU và CHẤM DỨT

    I. CHUẨN BỊ VÀ KHỞI TẤU

    I.1. Những yêu cầu của sự chuẩn bị

    I.1.1. Phách chuẩn bị

    I.1.2. Tư thế chuẩn bị

    I.2. Các loại khởi tấu

    I.2.1. Khởi tấu vào đúng phách (start on beat)

    I.2.2. Khởi tấu vào giữa phách (start between beats)

    I.3. Các biểu đồ khởi tấu vào đúng phách

    I.4. Các biểu đồ khởi tấu vào giữa phách

    II. KỸ THUẬT DỨT

    Chương 5. MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐẶC BIỆT

    I. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN ĐẢO PHÁCH (syncope)

    I.1. Cách thông thường

    I.2. Kỹ thuật “hot stove”

    I.3. Kỹ thuật mặt phẳng chuẩn

    II. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN DẤU CHẤM LƯU (fermata, corona)

    II.1. Dấu ngân trên toàn nhịp

    II.2. Dấu ngân trên các phách khác nhau của nhịp

    III. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN DẤU LẤY HƠI (breath pause) IV. KỸ THUẬT PHÂN CÂU (phrasing)

    V. KỸ THUẬT THAY ĐỔI TỐC ĐỘ (tempo)

    Chương 6. THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ

    I. KHÁI NIỆM

    II. BIÊN ĐỘ CỦA NHỊP TRƯỜNG LỚN HAY NHỎ

    III. SỬ DỤNG TAY TRÁI IV. SỬ DỤNG CÁNH TAY

    Chương 7. SỬ DỤNG TAY TRÁI

    I. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TAY TRÁI

    II. VÀI KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VỚI TAY TRÁI II.

    1. Diễn tả tính mạnh dần (crescendo)

    II.2. Diễn tả tính nhẹ dần (decrescendo)

    II.3. Điểm bè (Cuing; cue-in)

    II.4. Một số nhiệm vụ khác cần điều khiển bằng tay trái

    Chương 8. BIỂU ĐỒ NHỊP GHÉP

    I. NHỊP 5 PHÁCH TRONG CÁC TỐC ĐỘ KHÁC NHAU

    I.1. Thành lập biểu đồ nhịp

    I.2. Phân tích biểu đồ

    I.3. Lựa chọn biểu đồ để điều khiển

    I.4. Các mẫu thực tập biểu đồ

    II. NHỊP 7 PHÁCH

    Phần II: CHỈ HUY HỢP XƯỚNG

    Chương 1. THÀNH LẬP MỘT BAN HỢP XƯỚNG

    I. HỢP XƯỚNG LÀ GÌ?

    II. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC HỢP XƯỚNG

    III. THÀNH LẬP BAN HỢP XƯỚNG

    III.1. Những chuẩn bị về mặt hành chánh

    III.2. Tổ chức nội bộ

    III.2.1. Địa điểm sinh hoạt III.2.2. Những trang bị cần thiết III.2.3. Chương trình tập dợt

    III.3. Tổ chức chuyên môn

    III.3.1. Tuyển chọn thành viên

    III.3.2. Thử giọng

    IV. CHẤN CHỈNH BAN HỢP XƯỚNG

    IV.1. Tìm hiểu tình hình nội bộ

    IV.2. Thái độ xử trí

    IV.3. Phương diện chuyên môn

    Chương 2. CÁCH TỔ CHỨC và PHƯƠNG PHÁP TẬP HÁT

    I. TỔ CHỨC TẬP DƯỢT

    I.1. Một số vấn đề tổng quát

    I.2. Đối với người Chỉ huy hợp xướng

    I.3. Đối với người đệm đàn

    I.4. Đối với Ban hợp xướng

    II. PHƯƠNG PHÁP TẬP HÁT

    II.1. Tư thế khi tập hát

    II.2. Một số kinh nghiệm cá nhân

    Chương 3. KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN HỢP XƯỚNG

    I. PHƯƠNG PHÁP LẤY HƠI

    II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC HÁT XUỐNG CUNG

    II.1. Nguyên nhân về tâm sinh lý

    II.2. Nguyên nhân về môi trường

    II.3. Nguyên nhân về kỹ thuật ca hát

    II.4. Nguyên nhân về chuyên môn âm nhạc

    III. DIỄN TẢ SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ

    III.1. Những điểm cần lưu ý – Cách kiểm soát cơ bản

    III.2. Những biến đổi cường độ trong diễn cảm âm nhạc

    IV. TỐC ĐỘ

    IV.1. Chọn tốc độ thích hợp

    IV.2. Những nguyên tắc chung

    Chương 4. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN BÀI HÁT HỢP XƯỚNG

    I. TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN

    I.1. Ca từ

    I.2. Âm nhạc

    I.3. Những lưu ý chung

    II. CÁC KHÍA CẠNH ĐỂ PHÂN TÍCH

    II.1. Hình thức âm nhạc II.2. Giai điệu và Tiết tấu II.3. Cấu trúc hòa âm

    III. PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM MẪU

    Ví dụ “Khúc Ngợi Ca Niềm Tin”

    Phần III: CHỈ HUY DÀN NHẠC

    Chương 1. NHẠC KHÍ SỬ DỤNG TRONG DÀN NHẠC

    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHẠC KHÍ

    II. CÁC NHÓM NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC

    II.1. Bộ Gỗ II.2. Bộ Đồng II.3. Bộ Gõ II.4. Bộ Dây

    Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ

    I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG

    II. SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC

    III. VẤN ĐỀ PHỐI

    IV. CÁCH SẮP XẾP DÀN NHẠC

    Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC GIAO HƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ

    I. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ PHỤC HƯNG II. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ BAROQUE

    III. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ CLASSICAL (KINH ĐIỂN)

    IV. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ ROMANTIC (LÃNG MẠN) V. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

    Phụ lục 1. Phân tích để chỉ huy hợp xướng “Hallelujah” của G.F.Händel

    Phụ lục 2. Một số nhạc trưởng nổi tiếng của Tk. XX

    Phụ lục 3. Giới thiệu các cuốn sách sắp xuất bản

    Tài liệu tham khảo
    -------------------------------------
    Bạn thấy đó chỉ có người học ngành chỉ huy mới phát hiện ra thôi .

    mình xin giới thiệu đến bạn vài đĩa CD tổng hợp nhưng có nhạc cổ điển do mình sưu tập.

    CD 01 - Mộc Thủy - SaigonStereo: Various Artists - Hi-End Catalogue 2012 (2011) [WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/219480-moc-thuy-saigonstereo-various-artists-hi-end-catalogue-2012-2011-wav.html

    CD 02 - VN Hi-End Show 2011: VA - Usher Audio The Diamond Revolution (2009) [WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/219483-vn-hi-end-show-2011-va-usher-audio-diamond-revolution-2009-wav.html

    CD 03 - Various Artists - Century Love [WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/224345-various-artists-century-love-wav.html

    CD 04 - [MF] Various Artists - Classic FM-Music For Weddings (2006) [WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/226278-mf-various-artists-classic-fm-music-weddings-2006-wav-audiophile.html

    CD 05 - [MF] TIS – Unplug TCD 010 (1996) – Burn in speaker[WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/226812-mf-tis-unplug-tcd-010-1996-burn-speaker-wav.html

    CD - 06 [MF] McIntosh Audiophile Test Reference (2002) [WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/227038-mf-various-artists-mcintosh-audiophile-test-reference-2002-wav-digital-mastering.html#post2047319

    CD 07 - [MF] Various Artists - VNAV SUMO CONTEST 2006, 2007, 2008,2009 VOL.1 [WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/227325-mf-various-artists-vnav-sumo-contest-2006-2007-2008-2009-vol-1-wav-audiophile.html#post2049601

    CD -08 [MF] Various Artists - VNAV Collection Vol.2 [WAV]
    http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/227859-mf-various-artists-vnav-collection-vol-2-wav-audiophile.html#post2053185


    Thân
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/10/11
    mile and paper like this.
  11. khoaifeat

    khoaifeat Active Member

    Tham gia ngày:
    24/8/10
    Bài viết:
    35
    Đã được cảm ơn:
    5
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    [​IMG]

    Bây giừo mới đc, hay quá bạn Nhi ơi!
     
    hoanghai_ng cảm ơn bài này.
  12. vusonstj

    vusonstj Member

    Tham gia ngày:
    18/9/11
    Bài viết:
    10
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    生産技術
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Yulianna Avdeeva: Toàn bộ bài thi của cô tại Chopin competition lần thứ XVI (WAV)

    Chào Khanhi.
    Cho mình hỏi sao lại không thể nối các file zip lại được với nhau nhỉ ! toàn báo lỗi thôi,thế mới hiểm chứ. Có bạn nào trên này giỏi IT giúp mình nhé , cảm ơn nhiều2

    Những album bên Box nhạc dành cho người mới bắt đầu làm quen với Classic thật là tuyệt vời,hy vọng được bạn chia sẻ thêm nhiều những bản nhạc hay và hiếm.

    chúc Khanhi luôn mạnh khỏe,bình an nhe. Cảm ơn Khanhi nhiều.
     
    thelinhvo and hoanam79 like this.
  13. lengockhanhi

    lengockhanhi Film critic

    Tham gia ngày:
    21/5/10
    Bài viết:
    326
    Đã được cảm ơn:
    11,402
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Ingolf Wunder - Chopin Recital: Album đầu tiên cho Deutsch Gramophone

    Sau khi đoạt giải nhì tại Chopin Competition XVI, chàng trai trẻ Wunder đã thực hiện một bản thu đầu tiên của mình cho DG. Nhi sẽ tặng các bạn album mới nhất này, do một người bạn Pháp đã cho Nhi mượn copy lại.

    Trong cuộc thi Chopin, Wunder là pianist được công chúng yêu thích nhất, như một bài báo đã bình luận, kỹ năng trình diễn của Wunder đã kết hợp được tất cả những gì hay nhất về Chopin mà người ta muốn được nghe.
    Có vẻ như một thế hệ trẻ sắp ra đời trong thế kỉ 21 này để thay thế cho các bậc tiền bối đi trước, và tiếp nối dòng nhạc bất tử của Chopin. Thế hệ pianist mới đầy sức sống và không kém phần lãng mạn.
    Trong album này, Wunder sẽ mang lại cho chúng ta những tác phẩm như Sonata số 3 (Bản sonate giàu cảm xúc nhất trong 4 sonates của Chopin), Ballade số 4 và đỉnh cao là tác phẩm Andante spianato in G major - Polonaise brillant chơi solo.

    [​IMG]

    Sonata N°3
    1. Allegro maestoso
    2. Scherzo. Molto vivace
    3. Largo
    4. Finale. Presto

    5. Polonaise-Fantaisie in A flat major op. 61
    6. Ballade no. 4 in F minor op. 52
    7. Andante spianato in G major - Polonaise brillant

    Các bạn thông cảm, dạo này Nhi bị phát cuồng vì Chopin, Nhi hứa đây sẽ là album Chopin cuối cùng, sau đó Nhi sẽ trở lại với các nhà soạn nhạc khác.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
  14. loveclassic

    loveclassic New Member

    Tham gia ngày:
    26/8/09
    Bài viết:
    4
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Chị Nhi thân mến, chị có thể xem lại em giùm cái link này ko. Em ko download được vì bấm vào lại bị nhảy về mediafire.com. Thanks chị nhiều !
     
  15. lengockhanhi

    lengockhanhi Film critic

    Tham gia ngày:
    21/5/10
    Bài viết:
    326
    Đã được cảm ơn:
    11,402
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Không có vấn đề gì cả, bạn cứ thử lại, vì mediafire không ổn định lắm đâu.
     
    HT Jolie cảm ơn bài này.
  16. lengockhanhi

    lengockhanhi Film critic

    Tham gia ngày:
    21/5/10
    Bài viết:
    326
    Đã được cảm ơn:
    11,402
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Dĩa Classical Concert Sampler của DECCA

    Nhi biết các bạn mới bắt đầu nghe thể loại classic thường e ngại những tác phẩm có cấu trúc dài và phức tạp, nhưng lại ưa thích tìm đến những album trích đoạn, ngắn gọn và dễ nghe, mà người chơi âm thanh gọi là những dĩa Sampler hay dĩa Test.

    Thực ra Sampler CD không phải là dở, trừ một số tín đồ nghiện classic đích thực có thành kiến xấu và chê bai những người bật 1 dĩa nhạc lên chỉ để thỏa mãn cái tôi (nói cách khác là tự sướng) về dàn máy đắt tiền của họ chứ không thực sự nghe nhạc vì yêu thích âm nhạc.
    Họ đổi dĩa liên tục và ít khi kiên nhẫn ngồi nghe hết 1 symphony hay concerto. Nhưng Nhi không nghiêm khắc tới mức như vậy, Nhi nghĩ mỗi người có quyền tự do riêng của mình.

    Đối với Nhi, dĩa Sampler chỉ xấu khi chúng hoàn toàn vô danh (nhất là loại dĩa test dàn máy của mấy bác China hay VN), Nhi rất dị ứng với loại dĩa test không có bất cứ thông tin nào về nghệ sĩ, dàn nhạc và hãng thu âm, thậm chí tên tác phẩm còn bị ghi sai tè le ra thì không đáng mất thời gian thẩm âm chút nào.

    Nhi sẽ tặng các bạn 1 dĩa Sampler classic của DECCA phát hành tại Nhật để những bạn mới nghe classic có thể mở cửa sổ nhìn vào thế giới bao la của thể loại này, với những trích đoạn từ các album xuất sắc của DECCA, mỗi tác phẩm đều do một nhạc trưởng nổi tiếng chỉ huy (Rogers, Reiner, Kertesz, Ansermet...) và xuất xứ rải rác trong những bản thu âm huyền thoại. Đây là 1 dĩa dễ nghe, rất thú vị.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
  17. lengockhanhi

    lengockhanhi Film critic

    Tham gia ngày:
    21/5/10
    Bài viết:
    326
    Đã được cảm ơn:
    11,402
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Nhi tiếp tục bỏ bom đây

    Lần này sẽ là 1 album Piano recital của Vladimir Horowitz với tựa: Horowitz on television, đây là bản thu âm buổi hòa nhạc huyền thoại của danh cầm Vladimir Horowitz ngày 1 tháng 2 năm 1968 tại Canargie Hall và được truyền hình trên đài CBS lúc đó.
    Chất lượng bản thu rất cao, được tái bản trên dĩa Bluspec CD.
    Vào cuối cuộc đời mình Vladimir biểu diễn không nhiều và chỉ tập trung vào một số tác phẩm của Mozart, Chopin, Schumann, Listz và Scriabine, nhưng chúng đều là những tác phẩm mà ông đã nghiên cứu đạt đến đẳng cấp sâu nhất. Có thể nói tinh hoa của cuộc đời mình ông dồn vào những tác phẩm cuối cùng này. Tài năng của Horowitz đã được khẳng định theo thời gian, nhiều người cho rằng ông là pianist huyền thoại của thế kỉ 20, nhưng đối vơớ Nhi Horowitz còn hơn thế, ông là nhân chứng sống cuối cùng của thời kì lãng mạn, sau khi những học trò của Franz Liszt lần lượt ra đi về thế giới bên kia, ngày nay chúng ta không còn nghe được pianist nào biểu diễn đầy màu sắc và cảm xúc như vậy nữa.

    Mời các bạn nghe thử , và cùng chia sẻ cảm xúc của Nhi, cùng khám phá và yêu mến tiếng đàn của Vladimir Horowitz.

    [​IMG]

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!


    Chỉ có 1 file zip duy nhất
     
  18. vinhtruyen

    vinhtruyen Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    14/1/10
    Bài viết:
    184
    Đã được cảm ơn:
    518
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Rất vui khi thấy bạn Khả Nhi lại tiếp tục chia sẽ nhạc classical với mọi người.

    Dĩa Sampler nhạc gì thì còn nghe được chứ mà classical thì phải nói là vô cùng chuối vì thường hay cắt 1 khúc đầu của bài này rồi kế đến lại khúc đuôi của 1 bài khác (thường là của những bài concertos hoặc symphonies). Làm sao mà nghe cho vô được.

    Nghe concertos hoặc symphonies, nó giống 1 đọc 1 bài phân tích văn học, đọc phải có mở bài - phân tích - kết luận thì mới hiểu được, nghe phải nghe đầu đủ 3 hay 4 movements thì mới cảm được cái hay của bản symphonies/concertos và khả năng của conductors chứ chọt 1 khúc của bài nảy rồi 1 khúc của bài khác thì sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được cái gì.
     
    nghe con cảm ơn bài này.
  19. lengockhanhi

    lengockhanhi Film critic

    Tham gia ngày:
    21/5/10
    Bài viết:
    326
    Đã được cảm ơn:
    11,402
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    [​IMG]

    Phân loại album trong quán cổ điển của Nhi

    Nhãn xanh lam (tượng trưng cho bầu trời và đại dương): Các tác phẩm cho dàn nhạc, trung bình 1 tuần ra hàng 1-2 lần
    Nhãn xanh lục (tượng trưng cho cỏ cây hoa lá tươi trẻ): Nhạc cụ độc tấu (thường là piano), trung bình 1-2 lần/tuần
    Nhãn màu cam (tượng trưng cho ánh lửa ấm áp): nhạc thính phòng: sonata, Duo, Trio, vv , cái này hơi hiếm, nên thỉnh thoảng mới có hàng tốt
    Nhãn hồng (tượng trưng cho hoa mùa xuân và nữ tính): Opera, sacred Music, cái này đang trong giai đoạn cân nhắc, chaư biết có nên xuất hàng số lượng nhiều không, chắc sẽ làm 1 album cách 2-3 tuần để thăm dò.
    Nhãn đỏ (tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực): Bản thu âm đỉnh cao (EMI, DECA, DENON..) 1 tuần có hàng 1 lần, nội dung có thể cũng thuộc các thể loại trên
    Nhãn Vàng (tượng trưng cho kim loại quí hiếm Au): kỉ niệm các nghệ sĩ nổi tiếng, ví dụ tuần này là album của Horowitz. Mỗi tuần 1 lần.

    Mong ngày càng có nhiều người nghe nhạc cổ điển.

    Nhạc cổ điển muôn năm ! (Ặc ặc...)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/11
    tinnnnnnn, mile, 8xhanoi and 3 others like this.
  20. lanouba

    lanouba New Member

    Tham gia ngày:
    29/11/08
    Bài viết:
    7
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ðề: Quán nhạc cổ điển Khả Nhi

    Chào bạn Khả Nhi,
    trước tiên xin gởi lời cảm ơn đến lòng nhiệt tình và mong muốn chia xẽ niềm yêu mến nhạc cổ điển của bạn đến với mọi người. Mình không thể khen ngơi gì thêm về bạn vì đã có nhiều người bày tỏ rồi.
    Việc nghe và tìm hiểu nhạc cổ điển từ lâu nay không phổ biến nhiều vì, hoặc là chúng ta không có cơ may gặp người hiểu biết sâu sắc để học hỏi, hoặc có thể chúng ta đã gặp nhưng những người am hiểu không có thời gian để chỉ dẫn, truyền đạt những cái hay của nhạc cổ điển cho những ai muốn nghe và cảm loại nhạc này từ những bước ban đầu. Internet đã làm được điều này, đã đem đến cho chúng ta nhiều người bạn tốt và nhiệt thành. Bạn có thể cô độc nhưng không cô đơn.
    Mình đã download gần hết các đĩa của bạn giới thiệu và vẫn đang tiếp tục chờ đón những đĩa mới của bạn.
    Nhân đây xin đóng góp một ý nhỏ: Khi giới thiệu đĩa, bạn có thể up luôn bìa trước, bìa sau đầy đủ của album, vì có đôi lúc mình muốn tặng bạn bè, copy đĩa mà không có bìa sau mô tả nôi dung thì cũng thấy nó không trọn vẹn.
    Chúc bạn vui khỏe.
     

Chia sẻ trang này