Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} (Nguồn sưu tầm) Mình Post Khánh Ly - Mơ Khúc Tương Phùng 1 trước nhưng cả 3 chủ đề không có cover, mình mượn tạm ảnh để minh họa nhé . Song List - Mơ Khúc Tương Phùng 1 : Song List - Mơ Khúc Tương Phùng 2 : Song List - Mơ Khúc Tương Phùng 3 : Link download Tên Lửa: Link tải phim Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Nhiều bài hay quá, đợi bác up tiếp 2 cuốn còn lại
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Album hay quá! Hy vọng bạn sẽ tiếp tục up CD thứ 2 và 3. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} cám ơn bạn nhiều lắm đang hóng cái cuốn 2 và 3
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} [Multi]Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} (Nguồn sưu tầm) Song List - Mơ Khúc Tương Phùng 2 : Song List - Mơ Khúc Tương Phùng 3 (Đã điều chỉnh) : Link download Tên Lửa: Link tải phim Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! Link tải phim Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Tui có 1 câu hỏi với bác Quang, hơi ngoài lề 1 tí nhe! Thấy bác sưu tập nhiều băng tapes, không biết bác có tape "Tk Nguyễn Tất Nhiên - Những năm tình lận đận (Cassette tape, 1984)" không? Tui tìm trên mạng, chỉ có dạng MP3-128kps!
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Nhạc trước 75 thì mình có nhiều, các loại Tape sau 75 mình có ít thôi (khoảng 500-600 chủ đề) chủ đề bạn hỏi, hiện mình chưa có, chừng nào tìm được sẽ up cho bạn nhé .
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Link Fshare cho các bạn Mơ Khúc Tương Phùng 1 : Link tải phim Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! Mơ Khúc Tương Phùng 2 : Link tải phim Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! Mơ Khúc Tương Phùng 3 : Link tải phim Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Cám ơn bác. Sau khi gửi câu hỏi trên, tui được 1 bạn yêu nhạc cho biết là băng cassette đó cũng được phát hành dạng CD, Thúy Anh CD030 (Tk Nguyễn Tất Nhiên, Tứ Quý), và tui đã tìm được CD đó.
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Cảm ơn bác chủ thớt nhiều. Không rõ là list bài hát là do bác tự biên soạn hay là gì nhưng tôi thấy có vấn đề là ở Mơ Khúc Tương Phùng 3: 1. Bài 6 lộn thành bài 7. 2. Bài Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ là của Tác giả Anh Bằng. Bác kiểm tra lại giúp nhé.
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Ca khúc "Người thợ săn và đàn chim nhỏ" của nhóm Lê Minh Bằng, ký tên Vương Đức Long, lời ca do Anh Bằng viết. Như vậy chỉ là một thôi bạn ơi
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Bài 6 lộn thành bài 7 có thể là mình đánh nhầm bạn chỉnh lại nhé, list gốc của nó chỉ ghi là track 01....track 15, mình nghe và biên soạn lại thành list cho các bạn vì chủ đề này không có cover và back list . Cảm ơn bạn . Rất chính xác . Cảm ơn bác đã giải thích dùm mình, nhân đây mình sẽ giới thiệu vài nét về Nhạc sỹ Anh Bằng và nhóm Lê Ninh Bằng ( Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng) Nhạc sỹ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Có người anh là Ðại úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Linh mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu - Phát Diệm. Sau Hiệp Ðịnh Genève, Anh Bằng đưa vợ con vào Nam. Lúc đó ông đã hai mươi tám tuổi, nhưng ông coi như mới có 18, để viết ca khúc "Nỗi lòng người đi" Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng Nay khóc tơ duyên lìa tan Giờ đây biết ngày nào gặp nhau Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi Vào Nam, Anh Bằng phục vụ quân lực VNCH, ngành Công binh từ 1957, ở Quy Nhơn, là trưởng phòng 5 Liên Đoàn Công Binh. Sau đó được chuyển về Tiểu Ðoàn Chiến Tranh Tâm Lý nhờ sáng tác các vở kịch đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc của Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Giải ngũ năm 1962, khi đang được trọng dụng nhờ tài năng văn nghệ trong Tiểu Ðoàn Chiến Tranh Tâm Lý, Anh Bằng cùng vợ con về sống tại Bà Chiểu. Trong khoảng thời gian 1956-1958, Anh Bằng soạn vở kịch thơ dài khoảng 3 giờ “Ðứa Con Nuôi” đoạt giải thưởng hạng nhất của giải thưởng văn học nghệ thuật và kịch nghệ của Tổng thống VNCH. Liên tiếp những năm sau đó, Anh Bằng soạn thêm những vở kịch nổi danh thời ấy như: Hoa Tàn Trên Ðất Ðịch, Lẽ Sống và Nát Tan... Những vở kịch này đã được các đài phát thanh diễn lại nhiều lần. Nhờ tài năng diễn xuất, được trọng dụng trong quân lực VNCH, là tác giả không ai ngờ được của các khẩu hiệu tuyên truyền, các bài viết chiến dịch cho “Binh Méo-Cai Tròn”, “Huynh Ðệ Chi Binh” thường được ban hài hước nổi tiếng nhất thời ấy là nhạc AVT trình bày, với mục đích nêu cao tâm tình của người lính VNCH, thế nhưng Anh Bằng lại phát triển hơn trong lãnh vực sản xuất âm nhạc, phát thanh, liên tiếp có nhiều tác phẩm best seller và lập nhiều cơ sở kinh doanh liên hệ đến ca nhạc, như 3 quán ca nhạc Làng Văn, Anh Bằng phát đạt vào hàng triệu phú thời đó. Nếu Vắng Anh là ca khúc đầu tiên của Anh Bằng được in trên bản nhạc giấy với số lượng bán rất cao và cùng thời trên đĩa Sóng Nhạc - Asia qua tiếng hát Lệ Thanh. Ca khúc thứ nhì do Thanh Thúy trình bày mang tên: Giấc Ngủ Cô Ðơn, và kế đến là tác phẩm thứ ba mang tên: Ðôi Bóng với Phương Dung rồi sau đó đến Lẻ Bóng một lần nữa lại được Thanh Thúy trình bày. Nhưng trước khi cho ra mắt 4 tác phẩm được các ca sĩ thượng thặng thời đó trình bày, Anh Bằng còn có Tiếc Thầm, một ca khúc cổ võ cho cao trào đi quân dịch, ít người nghĩ đến tên tác giả, đã do ban AVT trình bày lần đầu được phát nhiều lần trên màn ảnh truyền hình mới ra đời được chiếu lớn trên toàn miền Nam cho đợt thử nghiệm truyền hình đen trắng, chưa hết lại còn những bài hài hước dựa trên ý thơ Hồ Xuân Hương, khiến ai cũng nhớ, cũng cười thoải mái với Em Tập Vespa, hoặc Ðánh Cờ... Mỗi lần có một chiến dịch do chính phủ VNCH đề ra, như "Người cày có ruộng", "Kêu gọi nhập ngũ", "Tố Cộng", "Chiêu hồi", là Anh Bằng có ngay bài hát thuộc loại chiến dịch, tuyên truyền. Chẳng hạn những bài viết cho chiến dịch chiêu hồi như Bóng đêm (Em chắp hai tay quỳ gối nguyện cầu, Cầu cho hai đứa mình sống bên nhau...), Đôi bóng (Tình thương gửi theo gió chiều, nhờ trao đến cho người yêu - Rừng sâu suốt đêm thâu, người đi đã bao lâu mà không biết tương lai về đâu..."), Nếu hai đứa mình (Nếu hai đứa mình không về cùng chung lối đường, Thì dù trăng sáng cũng là màu trắng khăn tang...), Nhật ký của hai đứa mình (Thức trắng đêm nay viết lại nhật ký của hai đứa mình...), Nếu ai có hỏi (Nếu ai có hỏi bao giờ chúng mình gần nhau), Giấc ngủ cô đơn (Nửa đêm nhớ anh, nằm nghe mưa khóc bên mành)... toàn là những bài viết cho chiến dịch chiêu hồi, lời nhắn gửi tha thiết của người vợ hiền, của người yêu nhỏ gửi những người trai lầm đường, lạc lối hãy quay về với yêu thương, về với người vợ hiền, với đàn con dại, với người yêu bé bỏng, v.v.v Sau cuộc đảo chính giết chết Tổng thống Ngô Đình Điệm năm 1963, liên tiếp trong nhiều năm sau, tình hình chính trị miền Nam vô cùng rối ren. Nay đảo chính, mai chỉnh lý và nhất là vào giai đoạn cuối, Tổng thống và Thủ tướng, đều là người của quân lực, đã không đoàn kết với nhau mà lại còn hục hặc nhau luôn, Anh Bằng viết ca khúc Huynh Ðệ Chi Binh, một đề tài phẩm bình về sự chia rẽ trong quân lực VNCH, kêu gọi đoàn kết giữa hàng tướng lãnh để chống Cộng “Huynh đệ chi binh là gì đó anh ơi ... Là từ đơ dem cùi bắp và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh. Tiến thối có nhau là huynh đệ chi binh. Sướng khó có nhau là huynh đệ chi binh...”. Chế độ VNCH lúc ấy chẳng phải là không chặt chẽ trong chủ trương kiểm duyệt ca nhạc: Các ca khúc trước khi được in, được phát trên các đài phát thanh, hoặc trước khi được thu dĩa, đều trải qua những con mắt kiểm duyệt gắt gao. Theo Anh Bằng “thậm chí có những sáng tác khi cho phát thanh, thu dĩa tạm gọi là “đầu Ngô mình Sở”, vì các con mắt kiểm duyệt, các sếp kiểm duyệt, mỗi viên chức, mỗi nhạc sĩ, thêm câu này, thay chữ kia, bớt, cắt chữ nọ, để thích hợp với chính sách... nâng cao tinh thần cùng chiến đấu. Thế nhưng nói riêng về mặt tuyên truyền thì chúng ta làm sao mà cản nổi khi cứ 3 ca khúc phản chiến, kêu gọi buông súng thì chúng ta mới có kịp một sáng tác nỗ lực chiến đấu như của Anh Bằng, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, 1 sáng tác chống tàn ác, bảo vệ tự do thì có ngay 3 ca khúc phản chiến kêu gọi buông súng hòa bình mọi giá!! khiến cán cân lực lượng tuyên truyền chúng ta bị xâm lấn bởi phe phản chiến, làm lợi cho đối phương..." Chẳng hạn, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mô tả cảnh “các bà mẹ chết vì chiến tranh vì bom đạn” để phản chiến, thì nhạc sĩ Anh Bằng vội vã soạn ngay cho ra đời ca khúc có những hình ảnh tương tự, nhưng dưới con mắt của một "chiến sĩ đấu tranh có chính nghĩa cho tự do": “Một bà mẹ ôm con chết trong tay mình nhưng cảm thông sự hy sinh chiến đấu của đất nước” là vì giặc phá hoại, và người dân Miền Nam, yêu chuộng tự do, nỗ lực “tự vệ”..., hoặc nói lên nỗi khổ chiến tranh qua ca khúc “Nó”, hoặc Ðêm Nguyện Cầu... Phải chăng trong vai trò Tâm Lý Chiến, tác giả Anh Bằng đối kháng với Trịnh Công Sơn, mỗi người một lý tưởng. Theo lời ông Trần Minh: “Nhạc Sĩ Anh Bằng muốn dùng nhạc của mình góp phần làm suy thoái tinh thần sát máu của các chiến binh sinh Bắc tử Nam, với ước mong miền Nam được yên bình, giặc từ Bắc không thể xâm lấn vô Nam... Những kẻ phản chiến, hình như, đã góp phần làm mất miền Nam, là nỗi đau đớn suốt trong quá trình những sáng tác phản chiến đó ra rả tại nhiều nơi trong và ngoài thành phố.” Thời gian này bộ ba: Lê Dinh, viên chức trọng yếu phụ trách Tân Nhạc của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, nhạc sỹ Minh Kỳ và nhạc sỹ Anh Bằng, được biết đến với tên ghép ba người: Lê-Minh-Bằng góp sức rất lớn cho nhạc phản - phản chiến. Ca khúc "Người thợ săn và đàn chim nhỏ" của nhóm Lê Minh Bằng, ký tên Vương Đức Long, lời ca do Anh Bằng viết, ông Lê Dinh kể: "nhằm nói lên việc đối xử không mấy tốt đẹp - đôi khi hơi tàn bạo - của một vài cảnh sát viên, tuy nói là bạn dân, nhưng thường hay có thái độ hằn học, không đẹp với dân chúng, đặc biệt là người xử dụng công lộ và nhất là những phụ nữ mua gánh bán bưng... Trong óc tưởng tuợng của anh - người cảnh sát không phải là bạn dân - khi có cây súng trên tay, như người thợ săn và hà hiếp dân chúng mà anh so sánh như đàn chim, để rồi anh viết lời ca: "Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây Chim chết chim lạc bầy..."
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Mình đã kiểm tra tên bài hát và tác giả của Mơ Khúc Tương Phùng 3 theo danh sách dưới đây: 01. Lòng Mẹ - Y Vân 02. Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời - Phạm Duy 03. Qua Cơn Mê - Nhật Ngân 04. Ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em - Phạm Duy 05. Những Tâm Hồn Hoang Lạnh - Y Vũ & Trúc Sơn 06. Chiều Tím - Đan Thọ & Đinh Hùng 07. Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ - Anh Bằng * 08. Trên Sông Hương - Nguyễn Văn Thương 09. Con Thuyền Không Bến - Đặng Thế Phong 10. Nha Trang Ngày Về - Phạm Duy 11. Mùa Thu Chết - Phạm Duy 12. Tiếng Còi Trong Sương Đêm - Lê Trực 13. Chiều Vàng - Nguyễn Văn Khánh 14. Mộng Chiều Xuân - Ngọc Bích 15. Tiếng Sáo Thiên Thai - Phạm Duy Mong đóng góp 1 chút công sức cho bác chủ thớt.
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Cảm ơn bác đã bỏ công chỉnh sửa và hoàn thiện lại list phù hợp với chủ đề này .
Ðề: Băng Nhạc Khánh Ly: Mơ Khúc Tương Phùng 1 -2 và 3 (Trước 1975) [WAV] {Akai} Mình cũng không biết tại sao khi đánh list cho chủ đề Mơ Khúc Tương Phùng 3 lại chọt bài Đêm Vũ Trường của NS Anh Bằng vào list, thành ra list bị đảo lộn thứ tự. Cảm ơn bác nhiều nhé .