[Fshare] [Chiến tranh] American Sniper 2014 ViE 720p BluRay DD5.1 x264-HAD | HiDt | TayTO | VietHD | HDBits ~

Thảo luận trong 'Phim có audio Việt' bắt đầu bởi v0minh, 2/5/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    211,890
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Siêu Xạ Thủ

    {Thuyết minh}

    {Phụ đề tiếng Việt}

    (Bradley Cooper, Sienna Miller, Kyle Gallner)

    Ratings: 7.7/10 from 5,487 users


    [​IMG]

    Phim kể về Liệt sĩ Biệt đội Lính thủy Đánh bộ Chris Kyle, một xạ thủ bắn tỉa đã đạt kỷ lục giết nhiều kẻ địch nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Chris là tay súng bắn tỉa "bách phát bách trúng" thuộc biên chế Biệt đội Hải cẩu (SEAL), từng bốn lần tham gia chiến trường Iraq với một sứ mạng duy nhất: bảo vệ các đồng đội. Những phát đạn chính xác của anh đã cứu sống nhiều binh sĩ Mỹ trên chiến trường. Tiếng tăm về tài bắn tỉa của anh khiến nhiều kẻ thù kinh sợ, và chúng quyết định treo tiền thưởng cho kẻ nào giết được Kyle. Người ta thậm chí đã tôn vinh Chris bằng nickname "Legend" (Huyền thoại). Tuy nhiên, khi trở về quê hương với vợ và các con, Chris mới nhận ra rằng, đó là một cuộc chiến mà anh không thể gạt bỏ lại phía sau, việc phải chinh chiến thường xuyên của Kyle cũng khiến gia đinh anh luôn lâm vào tình trạng căng thẳng. Chris Kyle hy sinh vào năm 2014, tử nạn do bị bắn bởi một đồng sự của mình.


    RELEASE NAME.....: American Sniper 2014 ViE 720p BluRay DD5.1 x264-HDA
    RELEASE SIZE.....: 6.01 GiB
    RUNTIME..........: 2h 12mn
    VIDEO CODEC......: x264, CRF, [email protected]
    FRAMERATE........: 23.976 fps
    BITRATE..........: 5 200 Kbps
    RESOLUTION.......: 1280 x 544
    AUDIO............: Vietnamese DD 5.1 @ 640 Kbps
    AUDIO............: English DD 5.1 @ 640 Kbps
    CHAPTERS.........: Included
    SOURCE...........: American Sniper 2014 1080p BluRay AVC TrueHD 7.1 ATMOS-HDAccess


    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]


    Dung lượng: 6 GiB (1 link)

    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!


    (đã có bản tiếng Việt)
    http://subscene.com/subtitles/american-sniper


    History Channel: The Real American Sniper 2015 - Siêu Xạ Thủ Đích Thực

    Chris Kyle, anh hùng lực lượng vũ trang Mỹ, đã từng tham gia chiến tranh vùng Vịnh lần 2 tổng cộng 4 lần, là người được xem như có kỹ năng xạ thủ giỏi nhất trong quân lực Hoa Kỳ. Kênh History Channel sẽ chọn anh là nhân vật tiếp theo cho loạt video phóng sự kỳ này.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chris_Kyle


    Ngoài lề một chút ...
    Cái chết bất ngờ của lính bắn tỉa huyền thoại nhất nước Mỹ
    Cựu biệt kích hải quân Mỹ (SEAL) Chris Kyle, tay súng bắn tỉa đang nắm kỷ lục hạ kẻ địch ở Iraq, bất ngờ bị sát hại trong vụ xả súng ở một trường bắn ở bang

    Texas, Mỹ đầu năm 2013.

    Cái chết bất ngờ trên đất Mỹ của tay súng huyền thoại

    [​IMG]
    Chân dung tay súng huyền thoại Chris Kyle của quân đội Mỹ. Ảnh:CNN

    Chris Kyle là tác giả của cuốn hồi ký bán chạy nhất mang tên “lính bắn tỉa Mỹ” và cũng được coi là tay súng nguy hiểm số một lịch sử quân sự Mỹ với 160 lần

    bắn hạ kẻ địch có đồng đội chứng kiến. Nếu tính các trường hợp chưa được xác nhận, số nạn nhân của Kyle có thể lên tới 255 người. Kẻ địch không thể hạ

    Kyle trong suốt 4 lần ông rời Mỹ tới tham chiến ở Iraq, nhưng tay súng huyền thoại lại bị sát hại trên chính lãnh thổ nước Mỹ.

    Những người được Kyle bảo vệ nhắc tới binh sĩ này như một “huyền thoại”. Trong suốt sự nghiệp, Kyle bị thương 2 lần trong 6 lần tham gia các chiến dịch lớn.

    Ông nhận nhiều huy chương của Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Tuy nhiên, kẻ thù gọi Kyle là “Ác quỷ của Ramadi” và treo thưởng khoản tiền USD lên tới

    6 con số cho tính mạng của ông.

    Chiều ngày 2/2/2013, Kyle và một cựu binh khác là Chad Littlefield đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở trường bắn tại Glen Rose, Texas. Khoảng 4 giờ sau đó,

    cảnh sát bắt giữ nghi phạm Eddie Ray Routh, 25 tuổi, ở khu vực cách hiện trường vụ xả súng khoảng 150 km. Nghi can cũng là người từng phục vụ trong quân

    đội Mỹ.

    [​IMG]
    Chris Kyle nắm kỷ lục tiêu diệt mục tiêu của một tay lính bắn tỉa trong quân đội Mỹ. Ảnh:CBS News

    TheoCNN, Kyle và Littlefield đưa Routh tới trường bắn ở Glen Rose nhằm giúp cậu cựu binh trẻ phục hồi rối loại và căng thẳng sau thương chấn. Tuy

    nhiên, cảnh sát chưa thể xác định được động cơ khiến Routh nổ súng sát hại hai người muốn giúp đỡ mình. Routh bị bắt sau khi y đâm vào một chiếc xe cảnh

    sát trên đường trốn chạy.

    Ngay sau khi bị bắt, Eddie Ray Routh bị cáo buộc hai tội danh giết người và bị giam tại nhà tù hạt Erath với khoản tiền bảo lãnh 3 triệu USD. Người ta ấn định

    phiên tòa xét xử Routh diễn ra vào ngày 5/5/2014 nhưng nó đã bị hoãn tới tháng 2/2015.

    Những chiến tích của tay súng huyền thoại

    Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Odessa, bang Texas, Kyle được cha cho làm quen với súng từ năm lên 8 tuổi. Họ thường đi săn chim và thú trong rừng.

    Sau khi trưởng thành, Kyle tiếp tục gắn bó với cuộc sống nông thôn cho tới khi bị chấn thương nặng ở tay. Vết thương được chữa lành, Kyle quyết bỏ nghề

    nông theo nghiệp nhà binh.

    Tuy nhiên, văn phòng tuyển dụng của Thủy quân lục chiến Mỹ từ chối nhận Kyle vì vết thương ở tay. Ông được một chuyên viên hướng dẫn đăng ký gia nhập

    lực lượng đặc biệt và được chiêu mộ vào Biệt kích Hải quân Mỹ (SEAL) năm 1999. Kyle được phân về biên chế đội 3 của SEAL và được đào tạo chuyên sâu về

    bắn tỉa.

    [​IMG]
    Chris Kyle cùng cuối hồi ký bán chạy nhất của Mỹ mang tên "Lính bắn tỉa Mỹ". Ảnh:NYdaily

    Trong cuốn hồi ký, Kyle cho biết nạn nhân đầu tiên của ông là một phụ nữ cố tiếp cận nhóm thủy quân lục chiến Mỹ với một quả lựu đạn trong tay. Yếu tố gây

    khó khăn nhất đối với Kyle trong cú bắn đầu tiên là trên tay người phụ nữ còn có một đứa trẻ. Vào thời khắc quyết định, Kyle đã đặt tính mạng đồng đội lên

    trên và quyết định xiết cò hạ mục tiêu.

    Trong năm 2008, Kyle thực hiện cú bắn hoàn hảo nhất trong sự nghiệp. Trong bối cảnh đoàn xe của Mỹ chuẩn bị tiến vào vị trí phục kích của kẻ địch, Kyle đã

    hạ mục tiêu ở khoảng cách 2.100 m. Kẻ bị tiêu diệt chuẩn bị nã đạn súng phóng lựu vào đoàn xe quân sự của Mỹ.

    Một năm sau, tay súng huyền thoại rời Hải quân và làm việc cho một công ty chuyên đào tạo chiến thuật cho quân đội và lực lượng thực thi pháp luật Mỹ ở

    Texas, nơi ông sống cùng vợ và hai con.

    [​IMG]
    Lễ tang Chris Kyle. Ảnh:Getty

    Sau khi ra đời năm 2012, cuốn hồi ký “Lính bắn tỉa Mỹ” của Kyle nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ. Một ngày trước khi an táng Kyle,

    người ta tổ chức lễ tưởng niệm ông ở sân vận động Cowboys tại Arlington, Texas. Rất nhiều người đã đổ ra đường tiễn biệt Kyle khi đoàn xe tang thực hiện lộ

    trình dài 320 km đưa tay súng huyền thoại về nơi an nghỉ cuối cùng hôm 12/2/2013.

    Cuối năm 2014, bộ phim “Lính bắn tỉa Mỹ” dựa theo cuốn tự chuyện của Kyle đã được công chiếu. Bradley Cooper, diễn viên thủ vai Chris Kyle, được đề cử giải

    Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong khi “Lính bắn tỉa Mỹ” được đề cử giải Phim hay nhất.

    Hồng Duy (tổng hợp)



    Ký ức về những lần tác chiến của xạ thủ huyền thoại Mỹ
    Lính bắn tỉa Chris Kyle luôn sẵn sàng đặt tính mạng của bản thân vào nguy hiểm để bảo vệ đồng đội trong mọi cuộc chiến chống kẻ thù.

    [​IMG]
    Xạ thủ huyền thoại của Mỹ xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Fox News năm 2012.

    Mark Lee Greenblatt là tác giả của những cuốn sách viết về chủ nghĩa anh hùng trong quân đội Mỹ. Xạ thủ huyển thoại Chris Kyle là một trong những "nhân vật

    anh hùng" của Mark. Mark đã thực hiện các cuộc phỏng vấn dài hơn 8 giờ trong những ngày Chris nhận nhiệm vụ tại Baghdad, Iraq. Họ cũng trao đổi rất nhiều

    thông tin qua email, theoMilitary.com.

    Theo Mark, Chris luôn sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để cứu mạng những người Mỹ. Bảo vệ tính mạng của người dân Mỹ là động lực thúc đẩy Chris đương đầu

    với mọi khó khăn. Chris căm ghét những phần tử nổi dậy hay các chiến binh Hồi giáo...

    Xuất hiện trong chương trình phỏng vấn của kênhFoxNewsnăm 2012, Chris khẳng định: "Tôi hạ sát những kẻ nổi dậy để bảo vệ người dân Mỹ". Khi người

    dẫn chương trình Bill O’Reilly hỏi Chris có hối tiếc điều gì hay không, anh đáp: "Có. Đó là những người tôi không thể bảo vệ, những người Mỹ, những đồng minh".

    Thực tế, Chris đã sẵn sàng đặt tính mạng của bản thân vào nguy hiểm để bảo vệ đồng đội trong trận đánh thứ hai tại thành phố Fallujah, Iraq, tháng 11/2004.

    Câu chuyện đầu tiên

    [​IMG]
    Xạ thủ khét tiếng nhất nước Mỹ Chris Kyle. Ảnh:NBCNews
    Trong một lần thực hiện nhiệm vụ tại thành phố Fallujah, Chris phải leo lên mái của một tòa nhà để hỗ trợ các binh sĩ thủy quân lục chiến.

    Chris và một lính bắn tỉa khác của SEAL nhận thấy họ cần phải hỗ trợ các binh sĩ ngay lập tức trước sự bao vây của quân nổi dậy. Tại thời điểm đó, đội thủy

    quân lục chiến đã ở trong tư thế phòng thủ tại một tòa nhà gần nơi ẩn nấp của kẻ thù. Tuy nhiên, hai binh sĩ đã trúng đạn của phiến quân và nằm giữa đường

    trong sự đau đớn. Chris không thể đứng nhìn cảnh tượng đó. "Khi thấy một người bị thương, bạn sẽ làm mọi việc để cứu anh ta", Chris nói.

    Chris cùng đồng đội lao thẳng về phía hai người đàn ông bị thương ở cách đó khoảng 18 m, giữa loạt súng vang lên. "Tôi nghe thấy những tiếng súng và biết kẻ

    thù đang ở rất gần. Bạn có thể hình dung ra những điều đó", Chris nói.

    Chris chạy ngay trước nơi ẩn nấp của đối phương. Anh nhanh chóng đỡ một binh sĩ bị thương. Chàng trai trẻ la hét trong đau đớn vì tiếp tục trúng đạn vào một

    cánh tay và cả hai chân. Tồi tệ hơn, một loạt đạn, bằng cách nào đó, đã trượt qua áo giáp của anh ấy.

    Giữa làn đạn, Chris kéo đồng đội bị thương về nơi an toàn. Máu của chàng trai dính đầy trên tay anh. Dù đã cố gắng hết sức, Chris vẫn không thể cứu đồng

    đội. "Đừng kể với mẹ tôi rằng tôi đã chết như thế này nhé", Chris nhắc lại lời binh sĩ trẻ nói trước khi nhắm mắt.

    Câu chuyện thứ hai

    [​IMG]
    Hình ảnh Chris khi thực hiện nhiệm vụ. Ảnh:Facebook
    Câu chuyện thứ hai xảy ra chỉ vài ngày sau đó khi Chris tiếp tục yểm trợ đội thủy quân lục chiến Mỹ thực hiện nhiệm vụ tại thành phố Fallujah. Ở trên mái nhà,

    Chris lập tức xác định vị trí của phiến quân sau khi nghe rõ loạt súng vang lên xung quanh.

    Một nhóm binh sĩ của đội thủy quân lục chiến mắc kẹt trong một căn nhà, trong khi những tên nổi dậy đang ở trong căn hộ đối diện. Chris nghĩ rằng, nếu cố

    chạy xuống con hẻm cách đó khoảng 45 m, họ sẽ bị bắn hạ. Nhất cử nhất động của các binh sĩ Mỹ đều được đáp lại bằng loạt súng từ phía kẻ thù. Trước tình

    thế này, Chris biết rằng, anh cần phải hành động. "Tôi thà chết còn hơn lương tâm dằn vặt trong quãng đời còn lại vì là một kẻ hèn nhát", Chris nói.

    Xạ thủ Chris chạy về phía con hẻm rộng khoảng 9 tới 13 m và sau đó tiếp cận địa điểm các binh sĩ thủy quân lục chiến mắc kẹt. Anh nã súng về phía kẻ thù để

    giúp binh sĩ chạy thoát. Ngay lập tức, Chris trở thành mục tiêu của phiến quân. Chúng liên tục nã đạn về phía xạ thủ, buộc anh phải bắn trả.

    Khi hỗ trợ các binh sĩ thoát khỏi khu vực nguy hiểm, Chris thấy một người bị thương nằm bất động do trúng đạn ở hai chân. Nỗi ám ảnh về binh sĩ trẻ thiệt

    mạng trên tay anh vài ngày trước bỗng xuất hiện trong tâm trí.

    Ngay lập tức, Chris chạy tới chỗ đồng đội bị thương và kéo người này lên bằng tay trái. Tay phải của anh vẫn nắm chắc báng súng để sẵn sàng đáp trả kẻ thù.

    Khi hai người đi được nửa đường để tới con hẻm, súng của Chris hết đạn. Anh đeo nó sau lưng và đỡ người lính bị thương bằng cả hai tay. Quân nổi dậy liên tục

    nã súng về phía hai người. Thậm chí, những viên đạn đã sượt qua người Chris.

    Trong tình huống nguy hiểm, xạ thủ không dừng lại mà tiếp tục đỡ binh sĩ bị thương và né đạn. "Tâm trí lúc bấy giờ không cho phép tôi bỏ cuộc", xạ thủ nói.

    Chris đã cứu mạng người lính ấy bằng sự dũng cảm.

    Hải Anh



    Hành trình gian nan của những tay súng bắn tỉa Mỹ
    Áp lực lớn nhất đối với một tay súng bắn tỉa chính là nhìn mục tiêu bị hạ gục bởi viên đạn từ nòng súng của mình. Họ thường phải nghĩ tới số người được cứu

    hơn những người bị hạ.

    [​IMG]
    Trước mỗi lần xiết cò, lính bắn tỉa thường phải xem xét nhiều thứ, bao gồm vận tốc gió, khoảng cách tới mục tiêu hay vị trí ẩn nấp. Vì vậy, họ thường làm

    nhiệm vụ theo cặp, bao gồm xạ thủ và hoa tiêu. Cả đội phải bí mật tiến tới vị trí thuận lợi để hạ mục tiêu. Họ cũng phải ngụy trang để hòa mình vào môi trường,

    ngăn kẻ địch phát hiện.

    [​IMG]
    Thông thường, mục tiêu của lính bắn tỉa Mỹ là sĩ quan, chuyên viên hoặc những nhân vật có ảnh hưởng của đối phương. Ngoài ra, họ cũng đảm trách nhiệm vụ

    phá hủy cơ sở vật chất của kẻ địch như radar, máy phát điện, máy nước hoặc phá hủy các loại khí tài quân sự như xe cộ, máy bay. Tuy nhiên, lính bắn tỉa có

    thể phải nằm bất động nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để có cơ hội thực hiện cú bắn hoàn hảo.

    [​IMG]
    Quân đội Mỹ khẳng định, lính bắn tỉa hoạt động theo cặp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với một tay súng đơn độc. Hai người giúp phạm vi quan sát rộng hơn,

    ngụy trang tốt hơn và tạo ra cơ hội rút lui an toàn hơn. Khả năng tiêu diệt mục tiêu của họ cũng lớn hơn một tay súng đơn độc.

    [​IMG]
    Hoa tiêu cần nhìn thấu không trung để nhận thấy sự biến dạng của các dòng khí. Họ xác định vận tốc và hướng gió thổi nhằm hạn chế đến mức tối thiểu tác

    động của điều kiện tự nhiên tới viên đạn. Hoa tiêu cũng cần đảm bảo kẻ địch không nhìn thấy khói thoát ra từ nòng súng sau mỗi cú bắn. Trong trường hợp vị

    trí của đội bắn tỉa bị lộ, họ sẽ sử dụng súng trường tấn công mang theo bên mình như M16 hoặc M4 để đáp trả kẻ địch.

    [​IMG]
    Để đáp ứng yêu cầu hạ gục mục tiêu trong một phát đạn duy nhất, lính bắn tỉa phải chọn những khẩu súng uy lực, có tầm bắn xa. Những khẩu súng bắn tỉa

    được ưa thích thường phải lên đạn sau mỗi cú bắn. Ngoài ra, xạ thủ chỉ gắn bó với một hoặc một vài khẩu súng mà họ quen thuộc. Lính bắn tỉa cũng cần lựa

    chọn thiết bị ngắm phù hợp cho từng nhiệm vụ.

    [​IMG]
    Kính ngắm quang học có khả năng phóng đại mục tiêu lên khoảng 10 lần. Chúng được thiết kế để tùy chỉnh phạm vi và sức gió, giúp xạ thủ sử dụng hiệu quả

    nhất. Kính ngắm không phản chiếu ánh nắng mặt trời, giúp vị trí ẩn nấp của xạ thủ không bị lộ.

    [​IMG]
    Lính bắn tỉa có những bộ đồ ngụy trang riêng với từng môi trường chiến đấu. Tuy nhiên, họ vẫn phải “trang trí” chúng để nó đồng nhất với môi trường xung

    quanh. Họ cũng được học kỹ năng ngụy trang từ những vật liệu sẵn có trong tự nhiên nhằm hạn chế khả năng bị phát hiện.

    [​IMG]
    Để duy trì khả năng bách phát bách trúng, lính bắn tỉa phải rèn luyện thường xuyên ngoài thao trường. Đặc thù nhiệm vụ khiến họ phải hoàn thiện kỹ năng

    chiến đấu để tự quyết định số phận của bản thân.

    [​IMG]
    Quân đội Mỹ có những trường đào tạo bắn tỉa quy mô để tôi luyện những tay súng hàng đầu. Họ tiến hành chọn lọc các ứng viên qua từng giai đoạn huấn

    luyện nhằm chọn ra những người ưu tú nhất.

    [​IMG]
    Để rèn luyện kỹ năng trinh sát, lính bắn tỉa và hoa tiêu cần học cách mô tả đồ vật mà không được gọi tên. Mỗi người được nhìn thấy các đồ vật trong 1 phút

    vào buổi sáng. Sau một ngày huấn luyện, chỉ huy yêu cầu họ mô tả những gì nhìn thấy. Nếu nhìn thấy một chiếc kẹp giấy, ứng viên phải mô tả nó là “dây kim

    loại màu bạc, uốn cong hình bầu dục ở hai đầu”.

    [​IMG]
    Nhiều lính bắn tỉa Mỹ khẳng định, điều kiện tác chiến bên ngoài dễ hơn nhiều các bài tập trong trường đào tạo. Tuy nhiên, yêu cầu khắt khe giúp họ sở hữu

    những kỹ năng tác chiến hoàn hảo, giúp tăng cơ hội hoàn thành nhiệm vụ và rút lui an toàn ngoài thực địa.

    Hồng Duy

    Ảnh: Military.com


    Đời sống nội tâm phức tạp của các xạ thủ bắn tỉa
    "Trong giây phút ấy, điều duy nhất xuất hiện trong tâm trí của tôi là hạ gục càng nhiều mục tiêu càng tốt. Tôi trông thấy những gương mặt hoảng loạn. Họ cố

    gắng tìm nơi ẩn náu".


    [​IMG]
    Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ, Chris Kyle hạ sát 160 mục tiêu và trở thành tay súng thiện nghệ nhất trong lịch sử quân đội nước này. Ảnh:

    Quotessays

    Lựa chọn

    Từ một chàng cao bồi tới từ bang Texas, Chris Kyle gia nhập lực lượng hải quân SEAL và trở thành xạ thủ cừ khôi nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Trong cuốn

    sáchAmerican Sniper, ấn phẩm bán chạy nhất tại Mỹ trong năm 2012, Kyle đã cung cấp một góc nhìn sâu sắc về đời sống tâm lý của một xạ thủ và

    những lúc anh ta chờ đợi, ngắm bắn và bóp cò.

    TheoBBC, khi quân đội Mỹ tăng quân tại Iraq vào năm 2003, Kyle nhận nhiệm vụ bảo vệ một tiểu đoàn hải quân khi họ tiến vào một thị trấn. Qua kính

    ngắm, anh phát hiện một người phụ nữ khả nghi với quả lựu đạn sẵn sàng phát nổ trên tay ở giữa đám đông chào đón tiểu đoàn. Bên cạnh người phụ nữ là một

    đứa trẻ.

    Kyle đã bị bắn chết tại trường bắn Rough Creek Lodge, hạt Erath, bang Texas vào chiều ngày 2/2/2013. Eddie Ray Routh, một cựu lính thủy đánh bộ, đã bắn

    Kyle, khi đó 34 tuổi, cùng một người đàn ông mang tên Chad Littlefield bằng khẩu súng ngắn bán tự động rồi lái xe tải của nạn nhân để trốn.

    “Đây là lần đầu tiên tôi buộc phải giết một ai đó. Tôi không biết liệu tôi sẽ phải thực hiện nhiệm vụ này ra sao? Tôi sẽ bắn hạ ai. Người phụ nữ? Gã đàn ông?

    Hay bất kỳ ai khác? Việc tôi sắp thực hiện là đúng và hợp lý? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, liệu tôi có thể trở về nhà hay các luật sư sẽ tới và nói với tôi rằng

    ‘bạn đã giết chết một người phụ nữ. Bạn sẽ phải vào tù’. Tất cả mọi chuyện chạy qua tâm trí tôi trong cùng một lúc”, Kyle kể.

    Tuy nhiên, những câu hỏi ấy chỉ kịp xuất hiện vài giây trong tâm trí Kyle bởi tình thế nguy cấp lúc đó buộc anh phải lựa chọn: những đồng đội phải chết hoặc

    anh bắn hạ người phụ nữ cầm lựu đạn. Cuối cùng, Kyle đã bóp cò.

    Kyle ở lại Iraq đến năm 2009. TrongAmerican Sniper(tên tiếng Việt: Hồi ức của một tay súng bắn tỉa), Kyle cho biết anh đã tiêu diệt 255 đối tượng nhờ

    khả năng bắn từ cự ly 1.900 m. Tuy nhiên, con số thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy Kyle hạ sát 160 mục tiêu và trở thành tay súng thiện

    nghệ nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Theo giới tình báo quân sự Mỹ, những phần tử nổi dậy ở Iraq gọi Kyle là "ác quỷ" bởi khả năng bắn tỉa của anh. Họ từng

    treo giải thưởng 20.000 USD cho ai có thể lấy mạng Kyle.

    Những sang chấn tâm lý

    [​IMG]
    Cựu xạ thủ của Liên Xô Ilya Abishev (thứ hai từ phải sang) tại chiến trường Afghanistan năm 1988. Ảnh:BBC

    Trong số các lực lượng quân sự, học viên phải trải qua các bài kiểm tra và quá trình đào tạo nghiêm ngặt trước khi trở thành xạ thủ. Tại Anh, họ phải hoàn

    thành một khóa đào tạo trong 3 tháng. Trung bình, cứ 4 học viên, chỉ một người có thể vượt qua khóa học này. Trong khi đó, khóa đào tạo lính bắn tỉa là quy

    trình khó khăn nhất trong quân đội với tỷ lệ thất bại hơn 60%.

    Theo một nghiên cứu ở Canada, các tay súng bắn tỉa có chỉ số chấn thương tâm lý thời hậu chiến thấp hơn, nhưng chỉ số về độ hài lòng với công việc lại cao

    hơn binh sĩ trong các đơn vị khác. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu tại Israel và Canada về lính bắn tỉa đang tại ngũ, nhà tâm lý học Neta Bar nghi ngờ rằng,

    nhiều người trong số họ có thể đối mặt với những về đề về tâm lý sau khi hoàn thành nhiệm vụ và trở về với cuộc sống bình thường.

    Ilya Abishev, cựu xạ thủ của Liên Xô từng chiến đấu tại chiến trường Afghanistan vào năm 1988 nhớ lại một lần thực hiện nhiệm vụ khi20 tay súng hộ tống một

    đoàn xe vận tải. Hầu hết trong số họ đều nằm trong tầm ngắm của ông.

    "Trong giây phút ấy, điều duy nhất xuất hiện trong tâm trí của tôi là hạ gục càng nhiều mục tiêu càng tốt. Tôi trông thấy những gương mặt hoảng loạn. Họ cố

    gắng tìm nơi ẩn náu. Chúng tôi giết gần như hết bọn họ, trừ ba hay bốn người bị thương hoặc bị bắt. Sau đó, tôi tự trách bản thân không đủ bình tĩnh để có

    thể giết thêm nhiều người. Tôi từng tin rằng chúng tôi đã bảo vệ người dân Afghanistan. Nhưng bây giờ, tôi không cảm thấy tự hào, thay vào đó là sự hổ thẹn

    .Nếu bây giờ người ta yêu cầu tôi thực hiện nhiệm vụ đó, tôi có thể nói đó là điều rất khó. Nhưng 20 năm trước, tôi còn quá trẻ", Abishev tâm sự.

    [​IMG]
    Nhiều tay súng bắn tỉa phải chịu những sang chấn tâm lý sau thời gian tại ngũ. Ảnh minh họa:Wordpress
    Ngày nay, sự ngờ vực hoặc thậm chí những chấn thương về mặt tâm lý có thể xuất hiện sớm hơn ở những tay súng bắn tỉa hoạt động trong ngành cảnh sát.

    Brian Sain, một lính thiện xạ tại phòng cảnh sát bang Texas, Mỹ nói rằng, nhiều người trong số họ phải đấu tranh với nhiệm vụ hạ sát đối tượng theo cách mà

    họ đang làm.

    "Đó không phải là điều bạn có thể tâm sự với vợ hay kể trước vị linh mục. Chỉ những người đồng nghiệp mới có thể thấu hiểu cảm giác của nhau", Sain, một

    thành viên của Spotter, một hiệp hội đảm nhận việc hỗ trợ những xạ thủ bị chấn thương, cho biết.

    Riêng với Kyle, tay súng cừ khôi nhất của Mỹ, cảm giác hối hận không phải là vấn đề gây khó với anh. Trong cuốn sáchAmerican Sniper, Kyle từng chia sẻ

    anh không hối tiếc về những việc đã làm và cho rằng, những kẻ mà anh hạ sát đều "tàn độc".

    "Với những kẻ mà tôi đã hạ sát, tôi tin rằng đó đều là những người xấu", Kyle nói.

    Hải Anh


    Công việc hàng ngày của xạ thủ bắn tỉa
    Ngắm và bắn là công việc hàng ngày của lính bắn tỉa. Ngoài ra họ còn phải thực hiện công tác bảo đảm an ninh, tập luyện võ thuật.

    [​IMG]
    Zhang Hong là một trong những xạ thủ bắn tỉa đặc nhiệm của quân đội Trung Quốc, đồn trú tại thủ đô Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Gia nhập lực lượng bắn tỉa từ năm 2006, hiện nay Zhang là một trong những bậc thầy về bắn tỉa. Anh tham gia hoạt động đào tạo xạ thủ. Trong những ngày

    nghỉ, những hoạt động ngoài công việc mà Zhang thích là uống cà phê ở quán, đọc sách và lướt mạng.

    [​IMG]
    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành võ thuật và quyền Thái của Đại học Thể thao Bắc Kinh, Zhang quyết định gia nhập lực lượng đặc nhiệm SWAT. Anh trúng

    tuyển sau nhiều vòng chọn lựa.

    [​IMG]
    Anh phải tập bắn tỉa trong 1.700 ngày, bao gồm những bài tập giữ nguyên tư thế trong 4 tới 5 giờ.

    [​IMG]
    Ngắm và bắn là hoạt động hàng ngày của Zhang trong quá trình tập luyện. Bài tập khó nhất là bắn trứng. Người ta treo quả trứng lên dây và xạ thủ chỉ có ba

    giây để bắn nó. Một nhiệm vụ khó khăn khác là bắn quả táo trên đầu hoặc tay đồng đội. "Nó sẽ giúp huấn luyện viên đánh giá tâm lý của xạ thủ, đồng thời

    củng cố niềm tin tuyệt đối giữa những người đồng đội", Zhang giải thích.

    [​IMG]
    Zhang phát đạn cho xạ thủ bắn tỉa trước bài tập bắn đạn thật. Trong mọi bài tập, xạ thủ phải đảm bảo độ chính xác đối với ba yếu tố: tốc độ, thời gian và mục

    tiêu.

    [​IMG]
    Sự phối hợp giữa tay và mắt khiến xạ thủ cảm thấy họ như hòa nhập với khẩu súng.

    [​IMG]
    Du khách chụp ảnh khi Zhang làm nhiệm vụ canh gác trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Tập võ thuật là một công việc hàng ngày nữa của Zhang. Là đội phó của đội bắn tỉa, anh từng đoạt nhiều huy chương, từng đại diện cho Trung Quốc trong

    cuộc thi bắn tỉa ở Hungary. "Luôn giữ bình tĩnh và tránh phân tán là những yếu tố rất quan trọng đối với xạ thủ bắn tỉa", anh nói.

    Kim Ngân
    Ảnh: news.cn
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/7/19
  2. mephimkiemhiep

    mephimkiemhiep New Member

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    6
    Đã được cảm ơn:
    1
  3. huunam0708

    huunam0708 Member

    Tham gia ngày:
    11/8/10
    Bài viết:
    35
    Đã được cảm ơn:
    23
    link die rồi bác ạ
     
    loctran999 cảm ơn bài này.
  4. hungdaive

    hungdaive Member

    Tham gia ngày:
    9/9/09
    Bài viết:
    62
    Đã được cảm ơn:
    2
    link die rồi bác ạ
     
    loctran999 cảm ơn bài này.

Chia sẻ trang này