[Kinh dị] The Butterfly Effect 2004 2in1 1080p Blu-ray AVC DTS-HD MA 6.1 (ISO) ~ Hiệu Ứng Cánh Bướm

Thảo luận trong 'Bluray nguyên gốc' bắt đầu bởi v0minh, 15/10/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,636
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    The Butterfly Effect 2004 2in1 1080p Blu-ray AVC DTS-HD MA 6.1 (ISO)




    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Hiệu Ứng Cánh Bướm

    {Phụ đề tiếng Việt}

    (Ashton Kutcher, Amy Smart, Melora Walters)


    [​IMG] Ratings: 7.7/10 from 328,784 users


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Evan Treborn sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ cùng người mẹ. Anh đôi lúc bị bất tỉnh ngắn hạn và khi tỉnh dậy thì nhận ra mình ở một chỗ nào đó xa lạ. Bạn bè và mẹ Evan không tin anh, cho rằng đó là cái cớ để trốn tránh tội vì khi anh bất tỉnh thì mọi việc tồi tệ luôn diễn ra với người xung quanh. Evan giữ thói quen viết nhật kí từ năm 7 tuổi để ghi nhớ những gì diễn ra. Một ngày kia, khi đã là một sinh viên đại học, Evan đọc lại cuốn nhật kí của mình và bỗng nhiên anh thấy mình xuất hiện trong con người mình ở độ tuổi trong nhật ký, và anh có quyền sửa chữa những gì đã xảy ra. Tuy anh đã phải trả một cái giá rất đắt, vì càng sửa chữa thì cuộc đời của anh lại càng tệ hơn.​

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;B8_dgqfPXFg]http://www.youtube.com/watch?v=B8_dgqfPXFg[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [/TABLE]

    Director's Cut

    Disc Title: THE_BUTTERFLY_EFFECT_v99
    Disc Size: 46,114,874,181 bytes
    Protection: AACS
    BD-Java: No
    Playlist: 00099.MPLS
    Size: 23,651,119,104 bytes
    Length: 1:59:38.212
    Total Bitrate: 26.36 Mbps
    Video: MPEG-4 AVC Video / 16453 kbps / 1080p / 23.976 fps / 16:9 / High Profile 4.0
    Audio: English / DTS-HD Master Audio / 6.1 / 48 kHz / 3822 kbps / 24-bit (DTS Core: 6.1-ES / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
    Audio: English / DTS-HD Master Audio / 6.1 / 48 kHz / 3822 kbps / 24-bit (DTS Core: 6.1-ES / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
    Subtitle: English / 32.394 kbps
    Subtitle: German / 33.945 kbps
    Subtitle: Spanish / 28.335 kbps
    Subtitle: German / 33.945 kbps


    Theatrical Cut

    Disc Title: THE_BUTTERFLY_EFFECT_v99
    Disc Size: 46,114,874,181 bytes
    Protection: AACS
    BD-Java: No
    Playlist: 00100.MPLS
    Size: 18,683,983,872 bytes
    Length: 1:53:45.860
    Total Bitrate: 21.90 Mbps
    Video: MPEG-4 AVC Video / 16371 kbps / 1080p / 23.976 fps / 16:9 / High Profile 4.0
    Audio: English / DTS-HD Master Audio / 5.1-ES / 48 kHz / 3525 kbps / 24-bit (DTS Core: 5.1-ES / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
    Audio: German / Dolby Digital Audio / 5.1 / 48 kHz / 640 kbps / DN -4dB
    Subtitle: English / 32.380 kbps
    Subtitle: German / 33.691 kbps
    Subtitle: Spanish / 28.436 kbps
    Subtitle: German / 0.047 kbps




    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 43 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!


    Other encode
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    (đã có bản tiếng Việt)
    http://subscene.com/subtitles/the-butterfly-effect


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    720p:
    The Butterfly Effect 2004 Theatrical Cut 720p BluRay DTS x264-Rock - {7.4 GiB} Fshare [​IMG]

    Blu-ray:
    The Butterfly Effect 2004 2in1 1080p Blu-ray AVC DTS-HD MA 6.1 (ISO) - {43 GiB} Fshare [​IMG] [​IMG]

    mHD:
    The Butterfly Effect 2004 mHD BluRay DD5.1 x264-TRiM - {2.1 GiB} Fshare [​IMG]


    [/TD][/TR][/TABLE]
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/10/15
  2. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,636
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Ðề: [Kinh dị] The Butterfly Effect 2004 2in1 1080p Blu-ray AVC DTS-HD MA 6.1 (ISO) ~ Hiệu Ứng Cánh Bướm | Ashton Kutcher, Amy Smart, Melora Walters

    Hiệu ứng Con bướm
    Vietsciences- Phạm Việt Hưng 02/12/2009


    [​IMG]

    Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn làchủ nghĩa tất định (determinism)– tư tưởng cho rằngvũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác.
    Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp,hỗn độn(chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều:Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong nhữnghệ phức tạp(complex systems) của thế giới vĩ mô.

    Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã đượcLý thuyết hỗn độn(Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó(1).

    Lý thuyết hỗn độn đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì người ta khám phá ra rằng có rất nhiều hệ phức tạp trong tự nhiên và xã hội chịu sự tác động của “hiệu ứng con bướm”: Từ cơ học thiên thể cho tới các chương trình computers, vấn đề dự báo thời tiết, vấn đề môi trường toàn cầu, hệ thống mạch điện, hiện tượng bùng nổ dịch bệnh, bùng nổ dân số, khủng hoảng kinh tế, vấn đề hoạch định chính sách, v.v.

    Tuy phải đợi tới những năm 1960 thì hiện tượng hỗn độn mới được nghiên cứu thành những lý thuyết hệ thống, nhưng thực ra nó đã được khám phá lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà toán học lừng danhHenri Poincaré– người được gọi là “Mozart của toán học” và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.



    1* Henri Poincaré và “bài toán ba vật thể”:
    “Bài toán ba vật thể” (Three body problem) do Isaac Newton nêu lên từ năm 1687 trong tác phẩmPrincipia(Nguyên lý) nhằm nghiên cứu chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ tương tác hấp dẫn giữa chúng:

    Hãy xác định vị trí của 3 vật thể chuyển động trong không gian nếu biết vị trí ban đầu của chúng.





    [​IMG]

    Thoạt nghe, bài toán có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra lại phức tạp và khó đến mức thách thức những bộ óc siêu việt nhất của nhân loại.

    Các nhà toán học vĩ đại như Euler, Lagrange, … đã từng lao vào giải, nhưng chỉ tìm được lời giải cho những trường hợp đặc biệt. Đến cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có ai tìm được lời giải cho trường hợp tổng quát với n vật thể.

    Năm 1887, nhà toán học Gosta Mittag Leffler đã kiến nghị với vua Thụy Điển và Na-uy lúc đó là Oscar II nên mở cuộc thi giải “bài toán ba vật thể” dưới dạng tổng quát để mừng sinh nhật lần thứ 60 của chính nhà vua vào năm 1889. Vua Oscar II chuẩn y và ban bố cuộc thi: Số tiền thưởng không lớn lắm (chỉ bằng khoảng một nửa tiền lương hàng năm của một viện sĩ hàn lâm), nhưng danh dự rất lớn – người thắng cuộc sẽ được coi là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất!

    Nhà toán học Pháp Henri Poincaré, lúc ấy 33 tuổi, đang nổi lên như một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời toán học, đã mất tới 3 năm trời để giải bài toán, để rồi gửi tới hội đồng giám khảo một lời giải dài dòng và phức tạp đến nỗi hội đồng này không hiểu. Họ đề nghị ông giải thích. Poincaré liền gửi tới hội đồng một bản bình luận tiếp theo dài tới 100 trang để giải thích lời giải của ông. Sau khi hiểu được lời giải, hội đồng giám khảo quyết định trao tặng giải thưởng cho Poincaré. Đó là một sự kiện khoa học gây chấn động dư luận cuối thế kỷ 19.
    Nhưng dư luận còn bị chấn động hơn nữa khi lời giải được công bố chính thức trên tạp chíActa Mathematica(một trong những tạp chí uy tín nhất thời đó), bởi lẽ trong lời giải mới này, Poincaré đã chỉ ra sai lầm của chính ông trong lời giải đã đoạt giải thưởng trước đó:

    Đó làmột sai lầm về hình học– trong số các trường hợp hình học có thể xẩy ra, ông đãbỏ sót một trường hợp mà ông nghĩ rằng không quan trọng.



    [​IMG]

    May mắn làm sao, và thú vị làm sao, khi nghiên cứu lại lời giải để gửi tới tạp chí, ông đã phát hiện ra trường hợp bị bỏ sót này. Càng nghiên cứu kỹ ông càng nhận thấy trường hợp bị bỏ sót này hoá ra lại quan trọng và thú vị hơn rất nhiều so với ông tưởng, bởi nó dẫn tới một kiểu chuyển động vô cùng phức tạp và kỳ lạ:Một trong các vật thể có xu hướng chuyển động hầu như ngẫu nhiên (không tuân theo một hướng xác định nào cả).

    Đó là điều không thể tin được và cũng không thể hiểu được, vì hệ phương trình do ông thiết lập để giải bài toán là một hệ xác định, và do đó kết quả phải xác định, không thể là ngẫu nhiên. Nhưng trước một lời giải tự nó nói lên một sự thật khác thường,Poincaré nhận thấy một điều vô cùng quan trọng mà trước đó chưa ai nhận thấy:Nếu kết quả không phải là ngẫu nhiên thì ít nhất nó cũng không có một cấu trúc rõ ràng!

    Poincaré dừng lại bài toán ở chỗ đó, rồi thốt lên: “Tôi không biết phải làm gì với kết quả này” (I don’t know what to do with this).

    Lúc Poincaré dừng lại chính là lúc ông đã vô tình khép lại cánh cửa của Chủ nghĩa tất định và mở ra cánh cửa của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù phải chờ tới năm 1963 thì Lý thuyết hỗn độn mới chính thức bước lên diễn đàn khoa học, nhờ khám phá ngẫu nhiên của nhà khí tượng học Edward Lorenz.

    2* Khám phá ngẫu nhiên của Edward Lorenz:
    Năm 1961, nhà khí tượng học Edward Lorenz đã thiết lập một hệ phương trình toán học để mô tả một dòng không khí chuyển động, lúc dâng cao, lúc hạ thấp tuỳ theo mức độ bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.

    Sau đó ông mã hoá hệ phương trình này để tạo ra một chương trình chạy trên computer, nhằm nghiên cứu một mô hình dự báo thời tiết.

    Vì chương trình viết cho computer bao gồm những phương trình toán học và những mã lệnh hoàn toàn xác định nên Lorenz nghĩ rằng trong những lần chạy thử chương trình trên máy, nếu “input” (dữ liệu đầu vào của chương trình) hoàn toàn giống nhau thì đương nhiên “output” (kết quả ở đầu ra) cũng phải hoàn toàn giống nhau.

    Nhưng một lần, sau khi nạp vào chương trình những dữ liệu ban đầumà ông nghĩ rằng giống hệt như những lần trước, rồi sau đó cho chương trình chạy thử, ông sững sờ ngạc nhiên khi thấykết quả ở đầu ra hoàn toàn khác biệt – khác một cách nghiêm trọng so với những lần chạy trước đó.

    Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của computer một cách kỹ càng, từ phần cứng tới phần mềm, Lorenz không tìm thấy bất cứ một sai sót nào, ngoàimột chi tiết mà trước đó ông tưởng là một sai lệch không đáng kể: Đó làmột thay đổi vô cùng nhỏ trong một dữ liệu, số 0,506127 được làm tròn thành 0,506.

    Theo quán tính tư duy khoa học trước đó, một sai lệch vô cùng nhỏ ở đầu vào sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể ở đầu ra. Quán tính tư duy này sẽ đúng nếu đối tượng khảo sát chưa đạt tới mức độ đủ phức tạp. Nhưng hệ thống dự báo thời tiết là một hệ thống phức tạp, nên quán tính tư duy nói trên không còn đúng nữa.

    Thật vậy, trực giác đã mách bảo Lorenz rằng một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ liệu ở đầu vào của chương trình dự báo thời tiết của ông có thể dẫn tới một sai lệch khổng lồ ở kết quả đầu ra. Ông lập tức tiến hành nhiều thử nghiệm tương tự để đi tới khẳng định kết luận của mình, rồi công bố khám phá trên các tạp chí khoa học. Một loạt các nhà khoa học khác trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau lập tức tiến hành những thử nghiệm tương tự, và cuối cùng đều đi tới chỗ xác nhận quan điểm của Lorenz. Từ đó, Lý thuyết hỗn độn chính thức bước lên diễn đàn khoa học.
    Năm 1975, Benoit Mandelbrot cho ra đời cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Hình học fractal của Tự Nhiên), được đánh giá là một lý thuyết kinh điển về hỗn độn.

    Tháng 12 năm 1977, Viện hàn lâm khoa học New York (New York Academy of Sciences) lần đầu tiên tổ chức hội nghị về lý thuyết hỗn độn, tập hợp các nhà nghiên cứu lý thuyết hỗn độn xuất sắc nhất trên toàn thế giới, như:

    -David Ruelle, nhà toán học-vật lý người Bỉ-Pháp, chuyên về vật lý thống kê và các hệ động lực học,

    -Robert May, nguyên chủ tịch Hội hoàng gia Anh, giáo sư Đại học Sydney và Đại học Princeton, chuyên áp dụng lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu bệnh dịch và tính đa dạng của các quần thể sinh học phức tạp,

    -James York, chủ nhiệm khoa toán thuộc Đại học Marryland ở Mỹ là người đầu tiên gieo thuật ngữ “chaos” (hỗn độn) vào trong thế giới toán học và vật lý,

    -Robert Shaw, nhà vật lý Mỹ đã áp dụng Lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu các kết quả ở đầu ra của máy quay roulette tại các sòng bạc, ….

    Chính trong bối cảnh khám phá ra hàng loạt hiện tượng hỗn độn trong các hệ phức tạp của Tự Nhiên và xã hội, các nhà khoa học mới nhận ra rằng ngay từ hơn 60 năm trước, chính Henri Poincaré đã là người đầu tiên khám phá ra bản chất hỗn độn của các hệ phức tạp khi ông giải “bài toán n vật thể”: Thay vì chứng minh tính ổn định động lực của hệ n vật thể, ông đã khám phá ra tính bất ổn định của các hệ động lực phức tạp. Ngày nay khoa học đã biết rằng tính bất ổn định này xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu.



    3* Tính bất định của các phép đo:
    Một trong những nguyên lý cơ bản của khoa học thực nghiệm là ở chỗ không có một phép đo nào trong thực tế có thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là các phép đo phải chấp nhận một mức độ bất định nào đó. Dù cho công cụ đo lường có hoàn hảo đến mấy thì mức độ chính xác cũng chỉ đạt tới một giới hạn nhất định. Về lý thuyết, muốn đạt tới độ chính xác tuyệt đối thì công cụ đo lường phải đưa ra những con số có vô hạn chữ số. Điều này là bất khả.

    Nhưng người ta cho rằng sử dụng những công cụ đo lường hoàn hảo hơn, có thể giảm thiểu tính bất định xuống tới một mức độ nào đó có thể chấp nhận được, tùy theo mục tiêu của bài toán, mặc dù về nguyên tắc, không bao giờ triệt tiêu được tính bất định đó.

    Khi nghiên cứu chuyển động của các vật thể dựa trên các định luật của Newton, tính bất định trong các dữ kiện ban đầu được coi là khá nhỏ, không ảnh hưởng tới kết quả dự đoán xẩy ra trong tương lai hoặc quá khứ.

    Quả thật, dựa trên các định luật của Newton, Urbain Le Verrier đã tiên đoán chính xác sự tồn tại của hành tinh Neptune (Hải vương tinh). Những sự kiện tương tự như thế đã làm nức lòng người, củng cố niềm tin vào Chủ nghĩa tất định: Vũ trụ vận hành giống như một “chiếc đồng hồ Newton” (Newtonian clock), và do đó có thể dự báo tương lai một cách chính xác.

    Nếu xuất hiện kết quả bất định trong các hệ động lực học, thì chắc chắn nguyên nhân xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu, thay vì các phương trình chuyển động, bởi vì các phương trình này là hoàn toàn xác định. Và từ lâu người ta đã cho rằng nếu giảm thiểu đến mức tối đa tính bất định trong các phép đo thì con người sẽ có thể đưa ra những dự báo chính xác đến mức tối đa.

    Nhưng Chủ nghĩa tất định đã lầm: Những hệ động lực phức tạp mang tính bất ổn định ngay từ trong bản chất của chúng.



    4* Tính bất ổn định động lực học:
    Trong “Bài toán n vật thể”, hệ phương trình chuyển động của các vật thể do Poincaré thiết lập hoàn toàn dựa trên các định luật Newton, và do đó là hoàn toàn xác định. Cụ thể, nếu biết vị trí, tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước, hoàn toàn có thể xác định được vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm khác trong tương lai hoặc quá khứ.

    Nhưng vì không thể xác định vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước một cách chính xác tuyệt đối nên luôn luôn tồn tại một mức độ thiếu chính xác nào đó trong các dự báo thiên văn dựa trên các định luật Newton.

    Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm kể từ khi các định luật Newton ra đời cho đến trước khi lời giải “Bài toán n vật thể” của Poincaré được công bố chính thức, trong giới vật lý và thiên văn đã tồn tại một “thoả thuận ngầm”: Sự thiếu chính xác tuyệt đối trong các dự báo thiên văn là một vấn đề nhỏ, bởi vì với tiến bộ không ngừng của công nghệ đo lường, sự thiếu chính xác này sẽ được giảm thiếu đến mức tối đa. Nói cách khác, người ta đã ngầm hiểu rằnggiảm thiểu tính bất định của dữ kiện ban đầu thì cũng giảm thiểu tính bất định trong kết quả dự đoán. Tiến sĩ Matthew Trump tại Trung Tâm Ilya Prigorine tại Đại học Texas ở Austin gọi đó là quy luật “shrink-shrink” (giảm-giảm). Nhưng Poincaré đã tạo nên một cú shock khi chỉ ra rằng quy luật đó không còn đúng đối với những hệ thiên văn phức tạp!

    Xin độc giả đọc kỹ ý kiến của Matthew Trump như sau:

    Những hệ thiên văn điển hình không tuân thủ quy luật nói trên là hệ chứa ba hoặc nhiều hơn ba vật thể có quan hệ tương tác lẫn nhau. Poincaré chỉ ra rằng đối với những hệ loại này,một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu sẽ lớn dần lên theo thời gian với một tỷ lệ khổng lồ.

    Do đó đối với cùng một hệ chuyển động,hai tập hợp dữ kiện ban đầu hầu như không phân biệt có thể dẫn tới hai dự đoán kết quả khác nhau một trời một vực.

    Poincaré đã chứng minh một cách toán học rằng hiện tượng “bùng nổ” của những bất định vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu thành những bất định khổng lồ trong kết quả dự đoán sẽ vẫn tiếp tục xẩy ra ngay cả khi những bất định ban đầu được thu nhỏ tới kích thước nhỏ nhất có thể tưởng tượng được. Nghĩa là, đối với những hệ này, dù cho bạn có thể thực hiện những phép đo dữ kiện ban đầu chính xác hơn tới hàng trăm hay hàng triệu lần hoặc hơn thế nữa, thì muộn hơn hay sớm hơn, tính bất định trong kết quả không hề giảm đi, mà vẫn vô cùng lớn. Những phân tích toán học của Poincaré thực chất đã chứng minh rằng đối với những “hệ phức tạp”, muốn có một dự đoán kết quả chính xác ở bất kỳ cấp độ nào cũng đòi hỏi phải xác định được dữ kiện ban đầu với độ chính xác tuyệt đối. Nhưng điều đó là BẤT KHẢ (impossible)!
    Matthew Trump viết tiếp:

    Tính chất cực kỳ nhậy cảm của dữ kiện ban đầu được trình bầy một cách toán học trong những hệ thống được nghiên cứu bởi Poincaré được gọi làtính bất ổn định động lực học(dynamical instability), hoặc đơn giản là “hỗn độn” (chaos).

    Đó là lý do vì sao Henri Poincaré được coi là cha đẻ của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù mãi đến những năm 1960, lý thuyết này mới thành hình.

    Theo Matthew Trump:

    Mặc dù công trình của Poincaré được một số nhà vật lý nhìn xa trông rộng đương thời đánh giá là vô cùng quan trọng, nhiều thế kỷ đã trôi qua trước khi những ẩn ý trong các khám phá của ông được toàn thể cộng đồng khoa học hiểu rõ. Một trong các lý do của sự chậm trễ này là vì phần lớn các nhà vật lý thời đó đang lao vào một lĩnh vực mới mẻ của vật lý, đó là Cơ học lượng tử – lĩnh vực vật lý thâm nhập vào vương quốc hạ nguyên tử.

    Nhưng hiện nay, chính các nhà vật lý đang quan tâm tới Lý thuyết hỗn độn hơn ai hết.



    5* Biểu hiện của hỗn độn trong Tự nhiên:
    Hệ thống thời tiết là một hệ phức tạp điển hình, ở đó bộc lộ rất rõ đặc trưng hỗn độn, như độc giả đã thấy phần nào qua câu chuyện về khám phá của Edward Lorenz năm 1961.

    Matthew Trump cho biết:

    Thuật ngữ “Hiệu ứng con bướm” ra đời chính từ khoa học dự báo thời tiết: Một cái vỗ cánh của một con bướm ở một nơi nào đó trên trái đất có thể dẫn tới một cơn bão ở một nơi nào khác trên thế giới một năm sau đó.

    Với hiệu ứng đó, hiện nay người ta buộc phải chấp nhận rằng việc dự báo thời tiết chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối và ngắn hạn. Dù cho được trang bị những computer thông minh bậc nhất, khoa học dự báo thời tiết vẫn luôn luôn không tốt gì hơn những phỏng đoán.

    Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.

    Robert May (đã nhắc tới ở mục 2*), cho biết:

    Trong lĩnh vực nghiên cứu quần thể sinh học còn có những thí dụ phức tạp rắm rối hơn rất nhiều. Chẳng hạn tôi có thể chỉ ra những thí dụ về quần thể ruồi dấm hoặc quần thể bọ chét dưới nước mà tôi nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm. Bạn không thể nào tiên đoán được mức độ tăng trưởng của chúng trong một số tình huống nhất định. Dưới điều kiện nhiệt độ và sinh trưởng nào đó, chúng phát triển đều đặn và hoàn toàn có thể tiên đoán được, giống như động lực học Newton cổ điển vậy. Nhưng dưới điều kiện nhiệt độ và/hoặc môi trường khác, chúng trở nên vô cùng hỗn độn, và mặc dù những phương trình dùng để mô tả sự tăng trưởng của chúng rất đơn giản, mức tăng trưởng của chúng là không thể dự đoán được. Sự sinh trưởng của chúng tăng hay giảm thất thường tuỳ theo từng nơi chốn.

    Có thể chỉ ra rất nhiều hệ phức tạp khác nhau mà ở đó tính hỗn độn biểu lộ. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia:

    Lý thuyết hỗn độn đã sử dụng để nghiên cứu tính hỗn độn trong các mạch điện, chùm lasers, các hiện tượng dao động, các phản ứng hoá học, động học chất lỏng, các máy móc cơ học và máy cơ-học-từ-tính.

    Khoa học cũng đã quan sát những ứng xử hỗn độn trong chuyển động của vệ tinh trong hệ mặt trời, sự “tiến hoá của thời gian” (time evolution) trong từ trường của các thiên thể, sự tăng trưởng số lượng của các quần thể sinh học, “tiềm năng tác động” (action potentials) trong các neurons thần kinh, và các dao động của phân tử.

    Hàng ngày chúng ta có thể chứng kiến tính hỗn độn của thời tiết và khí hậu. Và hiện người ta đang tranh luận về tính hỗn độn trong hiện tượng “kiến tạo bề mặt trái đất” (plate tectonics) cũng như trong hệ thống kinh tế.

    Tóm lại, Lý thuyết hỗn độn đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: toán học, sinh học, khoa học computer, kinh tế học, công nghệ học, hệ thống tài chính, triết học, vật lý, chính trị, động học về mức tăng trưởng của các quần thể, tâm lý học và khoa học robots. Một trong những ứng dụng thành công nhất của Lý thuyết hỗn độn là trong sinh thái học, trong đó mô hình của Ricker đã được sử dụng để chỉ rõ các quần thể sinh học tăng trưởng như thế nào. Lý thuyết hỗn độn cũng được áp dụng trong y khoa để nghiên cứu bệnh động kinh, … và vô số ứng dụng khác nữa.



    6* Vài vấn đáp trên chủ đề “hiệu ứng con bướm” và hỗn độn:
    1/ Có người thắc mắc, xét cho cùng thì Poincaré vẫn chưa giải xong “Bài toán ba vật thể”, vậy tại sao ông vẫn đoạt Giải Oscar II?
    ÞMột trong các thành viên hội đồng giám khảo là nhà toán học kiệt xuất Karl Weierstrass đánh giá: “Công trình này chưa thật sự được xem như đưa ra một lời giải đầy đủ của vấn đề đã được đặt ra, nhưng điều vô cùng quan trọng là nó sẽ mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử của cơ học thiên thể”.

    ÞVà dưới ánh sáng khoa học hiện đại, nhà toán học Ian Stewart, giáo sư Đại học Warwick ở Anh, nhận định: “Đúng là ông chưa giải xong bài toán, nhưng ông đã tạo ra một tiến bộ đáng kinh ngạc tiến về phía trước. Ông đã sáng tạo ra một lĩnh vực hoàn toàn mới, một cách tư duy hoàn toàn mới”.

    2/ Nếu chuyển động của n vật thể là hỗn độn thì tại sao hệ mặt trời lại ổn định?
    ÞCâu trả lời thuộc về các nhà vật lý thiên văn, tuy nhiên chúng ta có thể nêu giả thiết cho rằng hệ mặt trời thoả mãn những điều kiện xác định, làm cho nó trở thành một hệ đơn giản, thay vì một hệ phức tạp như các đối tượng nghiên cứu của Lý thuyết hỗn độn.

    3/ Phải chăng giống như Định lý bất toàn, Lý thuyết hỗn độn chứa đựng yếu tố “chống khoa học”, bởi vì khoa học không thể là cái gì khác ngoài những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên? Bản thân khái niệm hỗn độn đã là một cái gì đó phản lại tính quy luật, tức là phản lại khoa học?

    ÞCó lẽ cần phải nhận thức lại khái niệm khoa học là gì. Khoa học không đơn giản chỉ là những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên, mà còn là tập hợp mọi nhận thức phản ánh trung thực bức tranh hiện thực. Định lý bất toàn và Lý thuyết hỗn độn là khoa học, bởi nó phản ánh bức tranh hiện thực chính xác hơn, đầy đủ hơn, trung thực hơn.

    4/ Phải chăng toàn bộ vũ trụ là hỗn độn? Phải chăng tính bất định và hỗn độn tồn tại xen kẽ trong Tự nhiên, hoặc cái này bao trùm lên cái kia?
    ÞCâu trả lời vẫn bỏ ngỏ. Hiện nay chúng ta chỉ mới biết một phần nào đó của vũ trụ. Không ai có thể đưa ra một phán quyết rằng toàn bộ vũ trụ là tất định hay hỗn độn. Có những hệ đơn giản thể hiện tính tất định, nhưng cũng có rất nhiều hệ phức tạp mang bản chất bất định và hỗn độn. Có người cho rằng tính hỗn độn chỉ là một biểu hiện tương tác vật chất trong một phạm vi hẹp của một trật tự lớn hơn bao trùm, có nghĩa là quy luật tất định vẫn chiếm ưu thế.

    Phải nói rằng phần lớn các nhà vật lý hiện nay vẫn là những môn đệ nhiệt thành của Chủ nghĩa tất định, trong đó Albert Einstein có lẽ là môn đệ nhiệt thành nhất, vì ông từng tuyên bố “Tôi muốn biết được ý Chúa”. Đó là lý do để ông quyết tâm xây dựng Lý thuyết trường thống nhất (Theory of Unified Field), và hậu duệ của ông đã tiếp tục sự nghiệp này dưới ngọn cờ Lý thuyết về mọi thứ (TOE – Theory of Everything).

    Nhưng những nghiên cứu của Gregory Chaitin trong toán học lại ủng hộ tư tưởng bất định và hỗn độn nhiều hơn là tất định:

    Chaitin đã chứng minh rằng có một số vô hạn những sự kiện toán học nhưng phần lớn những sự kiện đó không liên hệ với nhau và không thể trói buộc chúng với nhau bằng những định lý thống nhất. Nếu các nhà toán học tìm thấy bất kỳ liên hệ nào giữa những sự kiện này thì đó chỉ là may mắn tình cờ. Phần lớn toán học đúng mà chẳng có lý do đặc biệt nào cả, toán học đúng bởi những lý do ngẫu nhiên … Chaitin nhận ra rằng số Omega đã nhiễm độc toàn bộ toán học, đặt ra giới hạn căn bản đối với cái chúng ta có thể biết. Hơn thế nữa, Omega mới chỉ là sự khởi đầu, thậm chí còn có nhiều con số phiền toái khác mà Chaitin gọi là những số Siêu-Omega – những con số thách thức mọi tính toán ngay cả khi chúng ta cố gắng mọi cách để hiểu được Omega. Dòng giống Omega – dòng giống những con số không thể tính được – đã để lộ ra rằng toán học không chỉ bị nhậy cắn thủng lỗ chỗ, mà hầu như đã bị thủng bởi những lỗ hổng toang hoác:Tình trạng hỗn độn, phi trật tự hoá ra là bản chất cốt lõi của Vũ Trụ(2).

    Ý kiến của Robert May (đã dẫn) có lẽ là công bằng nhất:

    Tôi muốn nói rằng chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng mà hầu hết những gì được dạy trong trường phổ thông và đại học vẫn tuân theo cách nhìn kiểu Newton – phần lớn những điều chúng ta được dạy là thế giới vẫn tuân theo một trật tự … thế giới ấy có thể dự đoán được, còn ở đâu có chuyện rắm rối phức tạp và không thể dự đoán được, chẳng hạn như tại chiếc bàn quay roulette trong các sòng bạc, thì chẳng qua đó chỉ là một đống lộn xộn. Nhưng tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay chúng ta đã biết rằng khi quy luật đủ đơn giản thì hiện tượng xẩy ra cũng đơn giản, nhưng mặt khác, chúng ta không thể tạo ra “chiếc đồng hồ đơn giản kiểu Newton”. Với những phương trình mô tả chiếc đồng hồ Newton, quả lắc đồng hồ đôi khi có thể dao động bình thường như bạn dự đoán, nhưng nhiều lúc khác nó lại gây nên tình trạng hoàn toàn hỗn độn và không thể dự đoán được.

    5/ Liệu có thể “Tây phương hoá”, tức là logic hoá và toán học hoá những lý thuyết có khả năng tiên tri của khoa học Đông phương cổ truyền, như Kinh Dịch hoặc Tử vi, … để bổ sung cho khả năng tiên tri của khoa học Tây phương hay không?
    ÞCó hai lý do để tham vọng này khó biến thành hiện thực:

    Một, khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền. Phương pháp suy diễn logic và chứng minh của khoa học Tây phương tự bản thân nó đã không đủ để chứng minh mọi chân lý. Định lý bất toàn gợi ý rằng thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều. Chỗ hơn hẳn của con người so với tư duy logic máy móc chính là trực giác:Khả năng cảm nhận chân lý một cách trực tiếp không cần suy luận. Vậy logic hoá và toán học hoá Kinh Dịch e rằng chỉ làm giảm giá trị của Kinh Dịch, thay vì nâng nó lên một tầm cao hơn của nhận thức. Đã có một giáo sư vật lý Việt Nam thực hiện một công trình toán học hoá Kinh Dịch rất công phu(3), nhưng công trình này không để lại một ấn tượng nào đủ lớn trong cộng đồng khoa học Việt nam cũng như thế giới. Có lẽ vì nó không đủ sức thuyết phục.

    Hai, giả sử toán học hoá và logic hoá Kinh Dịch hoặc Tử vi thành công, tôi e rằng hệ thống dữ kiện ban đầu của nó không đủ để khắc phục được “Hiệu ứng con bướm” – hiện tượng bất định và hỗn độn của các hệ thống phức tạp trong Tự nhiên và xã hội.

    Chẳng hạn, có trường hợp hai chị em sinh đôi cùng trứng, và tất nhiên là cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ và cùng nơi sinh. Vậy mà số phận lại khác nhau một trời một vực. Một người thì liên tục gặp may mắn, một người thì gặp hết rủi ro này đến rủi ro khác. Phải chăng sự khác biệt vô cùng lớn này xuất phát từ một khác biệt vô cùng nhỏ nào đó trong dữ kiện ban đầu (lúc sinh ra đời) của hai chị em này? Nếu nhận định này đúng thì có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn cũng tác động ngay cả trong khoa học chiêm tinh! Vì thế khoa học chiêm tinh cũng chỉ đúng với những “hệ” đơn giản và ngắn hạn, và sẽ “hỗn độn” với những “hệ” phức tạp và lâu dài! Vậy có cách nào bổ sung cho hệ thống dữ kiện ban đầu của các khoa học Đông phương cổ truyền hay không? Nhưng dù có bổ sung đến mấy đi chăng nữa, như đã nói ở các phần trên, sẽ chẳng bao giờ có một hệ thống dữ kiện ban đầu tuyệt đối chính xác – bản chất bất định của các phép đo dữ kiện ban đầu. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn là không thể khắc phục được đối với bất kỳ hệ phức tạp nào, dù là Tây phương hay Đông phương!

    Nhưng tại sao vẫn có những tiên tri đúng đến mức làm mọi người phải kinh ngạc, như tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostra Damus, hay gần đây hơn là Nicolas Tesla, …?

    Có lẽ các nhà tiên tri này chỉ dựa một phần nào vào những mô hình logic tất định (Tây phương hoặc Đông phương) để đưa ra những tiên tri kỳ lạ của họ, mà chủ yếu dựa trên trực giác đặc biệt – một thứ “Don de Dieu” (một ân huệ của Trời). Sự thật có đúng như vậy không? Điều này vẫn là một ẩn số lớn của chiêm tinh học mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã, và cũng vượt quá phạm vi thảo luận của bài viết này.

    7* Kết:
    Xét cho cùng thì “Hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn của Tự nhiên cũng đã được kinh nghiệm dân gian truyền tụng từ lâu. Đó là câu ngạn ngữ “Sai một ly đi một dặm”!



    Sydney ngày 01 tháng 11 năm 2009

    PVHg


    Chú thích:
    (1): Một kiểu diễn đạt “Hiệu ứng con bướm” của Melvyn Bragg trong cuốn “On Giant’s Shoulders” (Đứng trên vai những người khổng lồ), chương nói về Henri Poincaré.

    (2): Xem “Tính ngẫu nhiên của toán học” của Phạm Việt Hưng trên Khoa Học & Tổ Quốc tháng 9-2009

    (3): Một công trình nghiên cứu rất công phu của cố Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương.


    Tài liệu tham khảo:
    ·“On Giant’s Shoulders”, Melvyn Bragg, Sceptre publication, London, 1998

    ·“What is Chaos?”, Matthew Trump, 14-08-1998 , có thể tìm trên mạng, địa chỉ:http://order.ph.utexas.edu/chaos

    ·Wikipedia, mục từ “Henri Poincaré” và mục từ “Three body problem”.

    Mỗi sự lựa chọn đều có cái giá của nó
    The Butterfly Effect – Hiệu ứng Cánh bướm – là một trong những bộ phim nghiêm túc hiếm hoi của nam tài tử điển trai Aston Kutcher. Mặc dù bộ phim bị các nhà phê bình đánh giá thấp bởi phần nội dung bị “kịch tính hóa” quá mức và nam chính bị chê là “không có tài”. Tuy chưa hẳn là một bộ phim hay nhưng nó vẫn có điểm mạnh ở chỗ khai thác đề tài xuyên thời gian một cách dễ hiểu, hấp dẫn và đề cập nhiều triết lý đáng suy ngẫm về cái giá của mỗi sự lựa chọn trong cuộc sống.
    Ưu điểm :
    - Kịch bản vận dụng thuyết hiệu ứng cánh bướm và khai thác nó một cách dễ hiểu và lý thú.

    - Những tình huống phát sinh từ lựa chọn của nhân vật chính đều khá bất ngờ, khó đoán, níu giữ được sự chú ý của khán giả

    - Cái kết bất ngờ và khơi gợi cảm xúc người xem.

    Nhược điểm :
    - Phim còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản, cách hành xử của nhân vật còn vô lý và thiếu thuyết phục. Nhiều yếu tố đề cập cho có rồi thôi.

    - Phim dùng nhiều thủ thuật “rẻ tiền” để tạo kịch tính, làm mất tính nghệ thuật và chân thực của tác phẩm.



    Đánh giá chung :
    Diễn viên diễn xuất:

    Khá bất ngờ vì chính dàn diễn viên lại là yếu tố khiến The Butterfly Effect bị ghẻ lạnh. Nam diễn viên Aston Kutcher có vẻ công tử, điển trai song thường bị chê là không biết diễn xuất. Cá nhân tôi không tìm được điểm nào đáng chê trách về diễn xuất của anh trong The Butterfly Effect. Hiển nhiên, diễn xuất của anh khó mà sánh được với các tài tử tên tuổi khác, đôi chỗ còn hơi sượng, nhiều chỗ khoa trương thiếu tự nhiên, song cũng không đến mức bị “ném đá”. Vai diễn Evan với những gánh nặng về tâm lý bởi khả năng du hành thời gian lẽ ra nên được giao cho một diễn viên giàu kinh nghiệm, hơn là một người thiếu chững chạc như Aston Kutcher, có khi như thế The Butterfly Effect sẽ được đánh giá là phim hay hơn.

    [​IMG]

    Aston Kutcher chưa phải sự lựa chọn chính xác cho vai diễn nặng kí này

    (Ảnh đánh giá The Butterfly Effect – một bộ phim hay)

    Ngoài Aston Kutcher, kỹ năng của các diễn viên khác trong phim đều chỉ dừng ở mức tạm ổn. Khó mà đánh giá chi tiết phần diễn xuất của từng người bởi tất cả bọn họ đều ngang ngửa nhau, không ai thật sự nổi bật và để lại ấn tượng mạnh. Tất cả cũng chưa tạo được sự yêu mến hay đồng cảm ở khán giả do lối diễn còn gượng gạo. Dĩ nhiên, khi diễn viên chính còn chưa có màn trình diễn thuyết phục thì ta khó mà kì vọng vào sự diễn xuất của dàn diễn viên phụ. Dù vậy, nhìn chung là các diễn viên cũng đã rất cố gắng làm tốt vai trò của mình và không có điểm gì trong diễn xuất của họ đáng chê trách, điểm đáng tiếc nhất chỉ là họ chưa tạo được phong cách riêng để khán giả nhớ đến.

    Đánh giá: 7/10



    Hình ảnh, kỹ xảo:

    Phần hình ảnh của The Butterfly Effect không có gì đáng bàn cãi. Phim gây ấn tượng nhất là ở những cảnh quay dịch chuyển thời gian của Evan, khi từng dòng chữ trong trang nhật kí nhảy loạn lên và hiện tại dường như bị bóp méo. Phần hình ảnh trong phim trải dài qua nhiều địa điểm, từ khu phố thuở bé, đến ngôi khu kí túc xá trường đại học, đến nhà tù và động gái, màu sắc phản ánh tâm trạng nhân vật.

    [​IMG]

    Màu sắc phim tươi sáng, hài hòa

    (Ảnh đánh giá The Butterfly Effect – một bộ phim hay)

    Tuy nhiên, phim có một điểm trừ lớn khi cố nhồi nhét nhiều cảnh nóng và nude không liên quan đến mạch phim. Đôi chỗ tạo cảm giác nó là một bộ phim học đường tuổi teen hơn là một tác phẩm khoa học viễn tưởng pha chút kinh dị. Phần nhạc nền cũng không mấy nổi bật, không có gì đáng chú ý. Nếu chịu đầu tư một chút về mặt này thì The Butterfly Effect hẳn đã trở thành bộ phim hay hơn nhiều.

    Đánh giá: 7.5/10



    Nội dung:

    Khai thác đề tài Hiệu ứng cánh Bướm thuộc thuyết hỗn loạn. The Butterfly Effect cho thấy một sự thay đổi nhỏ ở các sự kiện trong quá khứ có thể tạo nên thay đổi bất ngờ ở tương lai. Lúc nhỏ, cậu bé Evan thường xuyên bị “mất trí tạm thời” vào một số thời điểm nhất định, sau khi lớn lên, cậu mới biết đó chính là điểm mốc để cậu trở về quá khứ nhằm thay đổi hiện tại. Nhưng liệu cái tương lai mới tạo lập đó có tốt đẹp hơn?

    [​IMG]

    Một thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến tương lai

    (Ảnh đánh giá The Butterfly Effect – một bộ phim hay)

    Đề tài của The Butterfly Effect không mới, cách khai thác cũng hơi thiển cận và đôi chỗ thiếu logic nên nó còn lâu mới có thể so sánh với những bộ phim hay cùng chủ đề Hiệu ứng cánh bướm như Donnie Darko, Run Lola Run hay Blind Chance. Tuy nhiên, nếu không mang nặng tâm lý so sánh thì The Butterfly Effect cũng là một tựa phim rất khá và đáng thưởng thức. Phim có kịch tính, có cao trào, có cái kết bất ngờ, nhìn chung đầy đủ yếu tố để hấp dẫn người xem.

    Bộ phim có tiềm năng rất lớn và phần mở đầu cũng thú vị và gợi tò mò. Phần giữa phim hơi dài dòng, lê thê nhưng phần cuối phim đã nhanh chóng lấy lại phong độ. Hơi đáng tiếc một chút là The Butterfly Effect quá chú trọng vào những yếu tố lớn lao, quá tầm khai thác của nó. Bộ phim muốn trở nên nghiêm túc và “vĩ đại” nên nhồi nhét nhiều vấn đề nghiêm trọng như hành hung thú vật, sát hại phụ nữ và con nít, lạm dụng tình dục trẻ em, nạn cưỡng bức trong nhà tù, thậm chí đôi chỗ còn có cả yếu tố tôn giáo. Cách “kịch tính hóa” vô tội vạ mọi chi tiết trong phim chỉ càng khiến nó trở nên khó tin và phi logic. Nếu phim có cách khai thác vấn đề tinh tế một chút, kịch bản chặt chẽ một chút thì hẳn đã hay hơn nhiều.

    [​IMG]

    Con người không thể kiểm soát được tương lai

    (Ảnh đánh giá The Butterfly Effect – một bộ phim hay)

    Các nhân vật trong phim còn hơi rập khuôn nên không tạo được sự mới mẻ. Cái kết của phim khiến người ta suy ngẫm về cái giá của từng sự lựa chọn trong cuộc sống. Chúng ta, những con người trần mắt thịt không thể nào kiểm soát được tương lai, vậy nên chỉ có cách sống sao cho không cảm thấy hổ thẹn là được, còn tương lai hãy để tự nhiên bởi tất cả đều có cái lý của nó.

    Đánh giá: 6.5/10



    Có đáng xem không:

    The Butterfly Effect không hẳn là một bộ phim hay về chủ đề khoa học viễn tưởng kinh dị, nhưng nếu bạn chỉ xem nó là một tác phẩm giải trí đơn thuần thì nó vẫn là một bộ phim rất khá và đáng xem. Đúng là phim còn khá nhiều chi tiết vụn vặt vô lý, nhưng nhìn chung nó vẫn thành công trong việc cuốn hút người xem.

    [​IMG]

    Một bộ phim giải trí rất khá

    (Ảnh đánh giá The Butterfly Effect – một bộ phim hay)

    Phim không dành cho khán giải dưới 16 tuổi.

    Review suu tam
    Trước tiên, xin đề cập một chút về một lý thuyết khoa học khá thú vị: Lý thuyết hỗn loạn (Chaos Theory), mà đại diện nổi tiếng nhất của dòng học thuyết này chính là tên của bộ phim: The Butterfly Effect (Hiệu ứng cánh bướm).

    Thuyết hỗn loạn hay hỗn mang mô tả những hệ tuyến tính hay phi tuyến thể hiện hiện tượng hỗn loạn, đặc trưng bởi tính nhạy cảm đối với những điều kiện ban đầu. Nói nôm na, thuyết hỗn loạn nghiên cứu những biến đổi mang tính ngẫu nhiên trong những hệ thống được xác định chính xác không hàm chứa tham số ngẫu nhiên. VD dễ hiểu nhất là hệ thống khí quyển, những biến đổi về thời tiết là hoàn toàn ngẫu nhiên trong khi các số liệu thu thập mang tính chính xác cao. (VD rõ ràng hơn nữa tình trạng “đoán nắng ra mưa” của các đài truyền hình VN
    “The Butterfly Effect” (Hiệu ứng cánh bướm) là một cụm từ dùng để mô tả một khái niệm trong lý thuyệt hỗn loạn về “độ nhạy cảm của hệ so với điều kiện gốc” (Sensitivity on initial conditions). Lý thuyết này đượcEdward Norton Lorenzgiới thiệu vào năm 1972:

    “It has been said that something as small as the flutter as the butterfly’s wings can utimately cause a typhoon halfway around the world”

    Một thứ nhỏ bé như cái đập cánh của con bướm có thể gây ra một cơn bão cách đó nửa vòng trái đất.

    Ý nghĩa của khái niệm này biểu thị mối tương quan một hệ thống đối với điều kiện gốc. Theo đó, một cú đập cánh của con bướm tuy rất nhỏ bé ban đầu, nhưng vẫn làm thay đổi các điều kiện xung quanh (biến đổi về sức gió, không khí, các tác động vật lý hóa học…), các biến đổi này tác động dẫn đến các biến đổi khác ngày càng lớn về qui mô, từ đó dẫn đến một hiện tượng cực lớn như cơn bão, dù ở cách đó rất xa.

    Tất nhiên, không phải cứ một con bướm đập cánh là sẽ tạo ra bão (nếu vậy thì chỉ cần bước chân người cũng đủ… hủy diệt thế giới rồi). Giải thích vấn đề này, theo Lorenz, trong cùng một hệ vật lý có sự triệt tiêu giữa các động năng, nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó, và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết.

    Tuy vậy, hiệu ứng cánh bướm vẫn là một lý thuyết truyền cảm hứng rất nhiều đối với lĩnh vực văn học và điện ảnh. Chủ yếu ở hai đề tài “Hiệu ứng Domino” và “Nghịch lý thời gian”. Đặc biệt là về thời gian.

    Các nhà sản xuất phim đã ứng dụng rất thành công “Hiệu ứng cánh bướm” vào các chuyến du hành về quá khứ. “Nghịch lý” nằm ở chỗ: chỉ cần thay đổi một điều nhỏ bé vào quá khứ, sẽ dẫn đến những thay đổi ở tầm vĩ mô trong tương lai. Tuy nhiên, thời gian lại là một dòng chảy “cứng”, nghĩa là không thể thay đổi, hiện tại là kết quả của quá khứ, điều này phủ nhận tính “có thể thay đổi” của thời gian, tạo nên nghịch lý.

    Để dễ hiểu, lấy một VD trong truyện Đôrêmon: Nôbita để tiền trên bàn, không may bị mất. Anh chàng leo lên cỗ máy thời gian để quay về “lấy lại” tiền của mình trước khi bị mất cắp . Cuối cùng nhận ra chính mình là kẻ trộm. Cũng giống như việc các nhà khoa học thừa nhận việc du hành thời gian là không thể. Thử tưởng tượng xem, nếu người ta ở tương lai có thể chế ra “cỗ máy thời gian”, vậy mọi việc họ cần làm chỉ là quay về quá khứ trao cho nhân loại bản phác thảo về cỗ máy ấy là xong. Cuối cùng, ai là người sáng chế?
    Lan man một chút để hiểu thêm về nguồn gốc của tựa đề “The Butterfly Effect” (vì nhiều người bảo chả ăn nhập gì với phim). Bộ phim hay nhất về chủ đề quay ngược thời gian South từng xem.
    Mình vốn thích những phim có liên quan đến thời gian, đã xem nhiều cách phát triển khác nhau của chủ đề này. Ngày trước, rất ấn tượng với một tập phim trong Serie “The Twiligh Zone” (tựa đề “Found and Lost”) nói về một anh chàng có cơ hội trở về quá khứ để sửa chữa những sai lầm, để sống lại một cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhưng tập phim đó quá ngắn (20 mins), và vẫn có điều gì đó chưa hài lòng.

    Còn với TBF, thỏa mãn hoàn toàn. Từ nội dung, cách làm phim, diễn viên, Soundtrack, mọi thứ.

    Change one thing, change everything

    Tình tiết quay ngược thời gian được lồng ghép vào câu chuyện tình yêu giữa Evan (Ashton Kutcher) và Kayleight (Amy Smart). Evan từ thuở bé đã mắc căn bệnh mất trí nhớ ngắn hạn di truyền từ người cha. Cậu bé làm những việc khó hiểu trong những khoảng thời gian đó mà hề thể biết vì sao. Một lần, cha của Kayleigh, một tên bệnh hoạn, đã ép 2 đứa trẻ phải đóng “cảnh người lớn” trước máy quay. Nhưng Evan không hề nhớ được điều gì đã xảy ra.

    Evan kết bạn với 2 anh em Kayleigh và một nhóc mập tên Lenny (Elden Henson). Anh trai của Kayleight – Tommy (Willian Lee Scott), một thằng bé quậy phá, ghen tỵ khi thấy Evan quyến rũ em mình, đã gây ra những hồi ức kinh hoàng và buộc Evan phải rời xa Kayleight. Trước khi đi, Evan đưa cho cô bạn gái xem mảnh giấy có ghi chữ“I’ll come back for you”(Anh sẽ quay lại vì em). Đó là quá khứ.

    Nhiều năm sau, Evan trở thành SV đại học, cuộc sống với anh khá suôn sẻ, những cơn mất trí nhớ không còn quay lại nữa. Anh cũng không liên lạc gì với Kayleigh như đã hứa. Nhưng Evan vẫn giữ thói quen ghi lại những gì xảy ra trong cuộc sống của mình.

    [​IMG]

    Một lần tình cờ, anh đọc lại những trang ghi chú, và phát hiện ra mình có khả năng quay về quá khứ, đúng những thời điểm Evan bị mất trí nhớ ngày còn bé. Anh tìm cách khám phá bí mật của những hồi ức đã mất bằng cách quay lại gặp Kayleigh, đang sống khổ sở ở quê nhà. Evan vô tình chạm đến nỗi đau của cô. Đêm hôm đó, Kayleigh tự sát.

    Hối hận, và nhận ra Kayleigh chính là tình yêu duy nhất của cuộc đời mình, Evan tìm cách quay lại để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ. Mỗi một thay đổi của anh dẫn đến những tương lai khác nhau, nhưng không có tương lai nào giống như anh mong muốn. Mọi thứ đều trở nên tệ hại hơn, gây ra đau khổ cho những người anh thương yêu…

    No one can change the past...

    Giống như phần lời của ca khúc“Stop crying your heart out”ở đoạn kết“You’ll never change what’s been or gone”. Không ai có thể thay đổi được số phận. Cha của Evan cũng đã nhắc nhở anh ở lần gặp mặt cuối cùng“You can’t play God, son”(Con không thể đùa giỡn với Chúa trời, con trai). Khả năng di truyền từ cha có chăng chỉ là một lời nguyền rủa. Mới đầu, Evan còn rất tin tưởng có thể khiến mọi thứ tốt đẹp hơn, sau nhiều lần, anh nhận ra điều tốt đẹp nhất có thể làm được là xoay chuyển cuộc đời theo chiều hướng ít bất hạnh nhất, cho mình và những người xung quanh.

    Chuyện tình yêu trong phim để lại nhiều cảm xúc, ít nhất là với mình. Không có những cảnh lãng mạn, nhưng vẫn khiến mình xúc động. Rất nhiều. Phim được làm theo trình tự lặp lại thời gian. Cảnh đầu tiên trong bệnh viện Evan đã ghi lại trên mảnh giấy những dòng chữ: “… if I can somehow go back to the beginning, all of this, I might be able to save her...”, mọi thứ Evan làm cũng chỉ để cứu Kayleigh, cứu người mình yêu khỏi cái chết hoặc một cuộc sống bất hạnh.

    Qua những tương lai khác nhau, Evan có được những Kayleigh khác nhau. Một Kayleigh xinh đẹp trong trường ĐH, một Kayleigh nghiện ma túy, làm gái sống qua ngày, một Kayleigh hạnh phúc với Lenny. Tình yêu anh dành cho cô ngày càng lớn hơn.

    Có một tương lai, khi mọi người xung quanh đều hạnh phúc, riêng Evan phải chịu tật nguyền. Xem đến đó, mình đã tự hỏi liệu Evan có đánh đổi cuộc đời mình để cứu cô hay không. Anh đã hỏi Kayleigh, cay đắng, khi đã hy sinh tất cả để cô có được cuộc sống tốt đẹp này:“Would it make a different if I told you that no one could possibly ever love anyone as much as I love you?”(Có gì khác biệt hơn không khi anh nói với em rằng không ai có thể yêu một ai khác nhiều như anh yêu em?). Có lẽ, anh đã chấp nhận ở lại tương lai đó nếu không vì mẹ của anh.

    Mình xem đi xem lại hàng chục lần kết thúc của phim này mà không chán. Phim có 4 ending khác nhau, nhưng ending Evan chọn sống một cuộc đời không có Keayleigh là kết thúc mình thích nhất. Một kết thúc hợp lý nhất có thể, một Happy Ending nhất có thể. Ẩn chứa sự hy sinh thầm lặng của Evan. Anh quyết định chấm dứt mọi thứ ngay từ đầu, không có bi kịch của bất kì ai, trừ chính anh. Những giai điệu của“Stop crying your heart out”cứ vang mãi trong tâm hồn, với cảnh Evan và Kayleigh bước đi trên cùng một con phố, mỗi người một hướng riêng, và khuôn mặt đượm buồn của Evan:

    Cos all of the stars

    Are fading away

    Just try not to worry

    You'll see them some day

    Take what you need

    And be on your way

    And stop crying your heart out



    The Butterfly Effect Version 2009


    Sau thành công của phần I, “The Butterfly Effect” phiên bản II nối tiếp vào năm 2006. Tuy nhiên, đa số khán giả đều đánh giá phần 2 “thô” và tệ hơn, không sâu sắc như phần đầu (1 fan nói rằng: “The first’s so pretty good, but the second one is a disaster”, that’s it ). Mới đây, phần 3 của bộ phim mang tên: “The Butterfly Effect: Revelation” cũng vừa được công chiếu vào ngày 31 tháng 7.

    [​IMG]

    Đọc sơ qua nội dung phần 2 và xem Poster của phần 3, mình chắc chắn rằng sẽ không bao giờ xem hai phần ấy. Vốn không thích những gì “ăn theo”, chẳng thà nhiều phần sẵn có hay vì thời lượng như “The lord of the ring”, “Matrix” hay “Harry Potter” thì được. Ngay cả đạo diễn cũng khác. Vẫn biết không nên phán xét điều gì khi chưa biết rõ, nhưng sợ xem 2 phần ấy rồi sẽ mất đi những giá trị phần 1 mang lại. Chưa kể nội dung phần 3 mang đầy tính thị trường, câu khách, hướng nhiều về yếu tố hành động, rùng rợn hơn là tâm lý. Mình hài lòng với bản đầu tiên năm 2004 đang có. Bộ phim về thời gian tuyệt vời nhất mình từng xem.

    Tìm lời giải đơn giản về "hiệu ứng cánh bướm"
    Liệu một con bướm đập cánh ở Việt Nam có thể gây ra cơn lốc ở Tây bán cầu?
    Từ một nghiên cứu về thời tiết, “hiệu ứng cánh bướm” đã làm thay đổi cách nhìn nhận thế giới của con người trên nhiều phương diện khoa học. Thậm chí, nó còn được diễn giải dưới góc độ nhân quả và đi vào văn hóa đại chúng.

    [​IMG]

    Từ sự phát hiện “hiệu ứng cánh bướm”

    [​IMG]
    Edward Norton Lorenz (1917-2008), cha đẻ của "hiệu ứng cánh bướm"

    Vào thập kỷ 1960, sự phát triển của các máy tính cho phép con người thực hiện các nghiên cứu khoa học mà trước đó không thể làm được do khối lượng phép tính quá lớn.

    Một trong những dự án tham vọng nhất là việc lập ra một mô hình toán học nhằm dự báo thời tiết do nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz phụ trách. Ông đã lập ra 12 phương trình phân biệt thể hiện các yếu tố như nhiệt, ẩm hay áp suất và nhập dữ liệu vào máy tính.

    Năm 1961, Lorenz vô tình nhập các dữ liệu đã được máy tính làm tròn để tiết kiệm thời gian thí nghiệm. Chẳng hạn, các con số như 0,506127 được Lorenz nhập vào máy là 0,506. Ông hoàn toàn bất ngờ khi máy tính đưa ra một dự báo hoàn toàn khác xa so với dữ liệu gốc, dù giá trị làm tròn hoàn toàn không đáng kể.

    [​IMG]
    Hiệu ứng cánh bướm phần nào giải thích sự thiếu chính xác của các bản tin dự báo thời tiết.

    Từ đó, Lorenz kết luận rằng, việc cố gắng dự báo thời tiết nhiều hơn 1 tuần là hoàn toàn vô nghĩa do độ nhạy cảm của hệ thống thời tiết với những điều kiện ban đầu. Năm 1969, ông công bố phát hiện này của mình với câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”

    … đến "lý thuyết hỗn loạn”

    “Hiệu ứng cánh bướm” đã trở thành một dấu mốc trong việc phát triển “lý thuyết hỗn loạn” (tiếng Anh là “chaos theory"). Đây là một lý thuyết nghiên cứu các hệ thống vận động cực kỳ nhạy cảm với những điều kiện ban đầu.

    [​IMG]
    Sự hỗn loạn của không khí đằng sau một chiếc máy bay.

    Trong vật lý cổ điển thời Newton, một hiện tượng xảy ra sẽ dẫn đến những hệ quả có thể dự đoán trước được. Nhưng sự phát triển mạnh của “lý thuyết hỗn loạn” trong các thập niên 70, 80 của thế kỉ XX đã thay đổi cái nhìn của các nhà khoa học về thế giới tự nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực cơ học lượng tử (ngành vật lý nghiên cứu các hạt siêu nhỏ).

    Lý thuyết này cũng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác như địa chất, cơ khí, sinh thái học, kinh tế học và tâm lý học.

    [​IMG]
    Sự chấp nhận lý thuyết hỗn loạn đã giúp năng lực dự báo thời tiết ngày càng tốt hơn.

    Trong lĩnh vực dự báo thời tiết, phát hiện của Lorenz cũng dẫn đến những thay đổi đột phá. Các dữ liệu được thu thập đầy đủ hơn để đảm bảo sự chính xác của các con số.

    Đồng thời, các nhà khí tượng học đã công nhận hiện tượng “hỗn loạn” trong nghiên cứu của mình. Họ cho chạy nhiều mô hình thời tiết khác nhau trên máy tính, trong đó mỗi mô hình có sự khác nhau rất nhỏ về dữ kiện đầu vào. Dự báo cuối cùng chỉ được đưa ra sau khi so sánh và tổng hợp kết quả thu được của các mô hình.

    … và cuộc sống của chúng ta

    [​IMG]
    Hình ảnh trong phim "The Butterfly Effect"

    Sự hấp dẫn của hiệu ứng cánh bướm đã trở thành một đề tài gây sốt trong điện ảnh. Trong phim "Havana" năm 1990, nhân vật nam chính do Robert Redford thủ vai đã nói: “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean.”

    Năm 2004, bộ phim "The Butterfly Effect" ra mắt với nhân vật chính do Ashton Kutcher đóng; anh ta có khả năng trở về quá khứ và tạo ra những thay đổi lớn trong hiện tại.

    [​IMG]
    Những hoạt động tình nguyện có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng.

    Còn dưới góc nhìn của quan hệ nhân quả, hiệu ứng cánh bướm được diễn giải có phần giống với quan niệm “gieo nhân nào gặp quả nấy”. Chẳng hạn trong cuộc sống, một việc tốt bạn làm dù nhỏ bé có thể sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho nhiều người khác mà bản thân bạn không ngờ tới.

    Ý nghĩa hiệu ứng cánh bướm
    [​IMG]
    Vì sao văn hóa đại chúng yêu thích hiệu ứng cánh bướm trong khi lại hiểu về nó sai hoàn toàn?
    Nhiều nhà khoa học thấy công trình của mình gắn làm tiêu đề các bài báo nhưng nhà khí tượng học Edward Lorenz công tác tại Viện Công Nghệ Massachusets (MIT) thấy nghiên cứu của mình đã trở thành một khẩu hiệu. Ông Lorenz vừa mất hồi tháng Tư, đã sáng tạo ra một trong những khái niệm vừa hấp dẫn một cách huyền bí vừa khơi gợi nhất từ trước tới nay, được bước ra từ phòng thí nghiệm đi vào đời sống văn hóa đại chúng : "Hiệu ứng cánh bướm". Một khái niệm về những sự kiện bé nhỏ nhưng để lại những hệ quả lớn về sau. Cái tên ấy có nguồn gốc từ gợi ý của Lorenz về một cơn bão khủng khiếp có thể chỉ bởi vì một cái đập từ đôi cánh bé nhỏ của con bướm.

    Đến với đời sống văn hóa đại chúng như là một ẩn dụ cho những khoảnh khắc vô hại có thể tác động lịch sử thay đổi định mệnh. "Hiệu ứng cánh bướm" ban đầu không để nhận ra, nó tạo ra nguy cơ nguyên nhân hệ quả được biểu hiện rõ ràng khi xem xét lại: thay đổi hoạt động đời sống con người hay lan tỏa khắp nền kinh tế thế giới.
    Năm 2004 trong bộ phim có tên "Hiệu ứng cánh bướm"- người viết bài này đã xem nó nhưng bạn thì không nhất thiết cần xem- tài tử Aston Kutcher quay về quá khứ, thay đổi tuổi thơ không yên ả nhằm ảnh hưởng tới hiện tại dù kết quả thì thật tệ hại. Trong phim Havana năm 1990 Robert Redford- trong vai con bạc giỏi toán- nói với Lena Olin: "Một con bướm vỗ đôi cánh trên một bông hoa ở Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở vùng Ca ri bê. Người ta còn tính được cả chênh lệch."
    Những vay mượn ý tưởng của Lorenz có thể xác tín với khán giả không nghi ngờ nhưng đều có một khiếm khuyết lớn: Họ hiểu ý tưởng này một cách chính xác ngược lại. Nghĩa bao trùm của hiệu ứng cánh bướm không phải là ta có thể lần ra những liên kết mà là ta không thể làm điều đó. Tuyên bố rằng một đôi cánh bướm có thể gây ra một cơn bão, sau cũng sẽ đưa đến câu hỏi: Làm thế nào mà chúng ta có thể dứt khoát cái gì gây ra bão, nếu cũng có những thứ be bé, nhè nhẹ tương tự như một con bướm tồn tại? Công trình của Lorenz mang tới một cách tư duy mới mẻ về nguyên nhân và hệ quả nhưng nó không mang tới câu trả lời dễ dàng(có thể hiểu).
    Văn hóa đại chúng liên hệ hiệu ứng cánh bướm là thứ vật lý tồi nhưng lại là hàn thử biểu cho biết công chúng nghĩ gì về khoa học. Nó thể hiện khe hở đang lớn dần giữa mong muốn của công chúng và những nghiên cứu khoa học: về một loạt những câu trả lời chính xác hơn về thế giới đang sống và địa hạt của bất định mà tại đó khoa học hiện đại đang dẫn dắt chúng ta.
    Hiệu ứng cánh bướm là một hiểu biết sâu sắc giả vờ dưới vẻ đơn giản, rút ra từ một ngành hiện đại và phức tạp. Với vai trò là là một trợ lý giáo sư tầm thường tại khoa khí tượng thuộc MIT hồi năm 1961, ông Lorenz sáng chế ra một chương trình máy tính ban đầu nhằm mô phỏng thời tiết. Một hôm ông thay đổi một con số trong 12 con số biểu thị điều kiện khí quyển từ 0.506127 thành 0.506. Thay đổi bé nhỏ này gây ra thay đổi hoàn toàn dự báo(thời tiết) dài hạn của ông, điểm mà trong bài luận năm 1972 ông đã mở rộng, bài luận đăng báo có tên: "Dự báo: Liệu một cú đập cánh của con bướm ở Brazil có gây ra lốc xoáy tại Texas?"

    Trong bài báo đó, ông Lorenz công bố một hiệu ứng khí quyển nhỏ sẽ đặt ra sai lầm cả thực tế và triết học. Như trong thực tế thì sẽ giới hạn dự báo thời tiết dài hạn, trong triết học thì sẽ cản trở chúng ta cô lập những nguyên nhân cụ thể khỏi điều kiện kế sau. Có vô số những quan hệ nối liên kết nhau, theo như Lorenz thì một cú đập cánh có thể gây ra một lốc xoáy hoặc như chúng ta biết có thể tránh điều đó xảy ra. Tương tự, chúng ta tạo ra thay đổi nhỏ đối với tự nhiên," chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết điều gì xảy ra nếu ta đã không xáo trộn nó," vì hệ quả thay đổi là cực kì phức tạp và quá khó khăn để phục dựng về trang thái trước đó.
    Nên bài học chủ yếu về hiệu ứng cánh bướm là ngược lại với điều diễn viên Redord nói: Sẽ là quá khó khăn để tính toán mọi thứ một cách chắc chắn. Có nhiều con bướm ngoài kia. Lốc xoáy ở Texas có thể là hệ quả bởi một con bướm ở Brazil, Bali hay Budapest. Thực tế thì chúng ta không thể biết. Nhà toán học tại Đại học Boston Robert Devaney nói: " Bất khả thi cho con người để đo lường mọi thứ một cách hoàn toàn chính xác.Và rằng, nếu bạn sai, thì hành trạng của giải pháp cũng sai nốt." Khi mà một thành tố nhỏ sai khác lớn, thì thế giới căn bản không thể tiên đoán được."
    Hơn nữa, Lorenz cũng khám phá ra giới hạn chặt hơn cho kiến thức của chúng ta, chứng tỏ rằng hệ vật lý hiện đại với ít biến số đã biết, như dòng cuộn khí đun nóng trong một chiếc hộp có thể mang tới bất tận những hiệu ứng có tính không thể tiên đoán và tuần hoàn. Đây là ý tưởng nền cho thuyết hỗn độn. Những người ủng hộ thuyết này đôi khi còn bảo là chính Lorenz đã giúp xua tan ý tưởng về một vũ trụ có thể tiên đoán của vật lý Newton.
    Giáo sư Kerry Emanuel tại MIT cho rằng:" Lorenz đã đi xa trong hiệu ứng cánh bướm để nói rằng một hệ ổn định là không thể tiên đoán, không cần biết chính xác bằng cánh nào bạn tạo ra điều kiện ban đầu- đây chính là một tuyên bố sâu sắc." Thay cho cách nhìn khoa học rằng mọi tiên đoán là khả thi chỉ cần có đủ thông tin, công trinh của Lorenz gợi ý rằng khả năng phân tích và tiên đoán về cách vận hành của thế giới hiển nhiên là giới hạn.
    Tuy nhiên, trong trí tưởng tưởng của công chúng. Hình ảnh con bướm nhỏ là ẩn dụ của sự ngạc nhiên cho chuỗi sự kiện phơi bày ra. Trang mạng Smartmoney.com có bài phân tích từ năm 2007 trích ý tưởng của Lorenz, đề nghị rằng sai lầm giả thuyết ở tập đoàn Sony ảnh hưởng tới chuỗi công ty hàng hải, phân phối và các nhà đầu tư, như sau:" Một con bướm, như trong trường ở con ở Nhật, phá hủy cả chuỗi(cung ứng vận tải sản xuất)." Ngay khi ứng dụng vào xã hội, hơn là trong tự nhiên, tuyên bố trên xứng đáng được hoài nghi xem xét.

    Chúng ta tưởng rằng Hiệu ứng cánh bướm có thể giải thích mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên, thấy rằng nó không hơn một cơn bốc đồng thái quá cho việc hiện thực hóa ý tưởng đó thông qua khoa học. Nói đến với mong mỏi của chúng ta rằng có thể nhận thức được thế giới - rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do gì đó, và rằng chúng ra có thể xác định được tất cả lý do tuy nhiên chỉ một số ít là khả thi. Tự thân tự nhiên thách đố mong mỏi này. Đó là xác suất, không phải nguyên nhân hệ quả chắc chắn, điều điều khiển bằng cách nào mà các nhà khoa học hiểu các hệ, từ hạt hạ nguyên tử tới những cơn bão. Emanuel nói:" Mọi người hiểu rằng những thứ bé nhỏ có thể gây ra khác biệt lớn. Nhưng họ nhầm về thế giới vật lý. Mọi người muốn gắn nguyên nhân cụ thể cho sự kiện, và không chấp nhận cái ngẫu nhiên của thế giới."
    Do đó tình trạng ấm lên toàn cầu có thể gây những cơn bão lớn- theo như Emauel nói:" như đang tung con súc sắc."- tuy nhiên không thể nói chính đó là nguyên nhân gây ra bão Katrina. Các nhà khoa học giúp ta hiểu thế giới nhưng theo như Lorenz thì nhiều khi lại bằng cách chỉ ra cho ta thấy những giới hạn hiểu biết của chúng ta.( như khi giải 1 bài toán đôi khi lời giải là: chúng ta không thể giải được nó.)
     
  3. Football9x

    Football9x Active Member

    Tham gia ngày:
    12/12/15
    Bài viết:
    113
    Đã được cảm ơn:
    34
    up lại bác ơi, link die rồi
     

Chia sẻ trang này