[Lãng mạn] Wuthering Heights 2009 720p HDTV H264 ~ Đồi gió hú | Tom Hardy, Charlotte Riley, Andrew L

Thảo luận trong 'WEB-DL, HDTV' bắt đầu bởi v0minh, 7/1/16.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,424
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    Wuthering Heights 2009 720p HDTV H264




    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Đồi gió hú

    {Phụ đề tiếng Việt}

    (Tom Hardy, Charlotte Riley, Andrew Lincoln)


    [​IMG] Ratings: 7.7/10 from 5,608 users


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Được dựa trên cuốn tiểu thuyết cổ điển cùng tên của nữ văn sĩ Emily Brontë, Wuthering Heights (Đồi Gió Hú) kể về câu chuyện tình yêu không thành giữa Heathcliff và Catherine Earnshaw, cũng như làm thế nào mà sự đam mê không thể hóa giải đó đã tiêu diệt chính họ và cả những người thân khác xung quanh.
    P/S: Đồi Gió Hú có nhiều phiên bản khác nhau. Sau khi cân nhắc kĩ càng, chúng tôi quyết định chọn phiên bản năm 2009, một trong hai phiên bản được đánh giá tốt nhất, để giới thiệu đến với các bạn.


    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93i_gi%C3%B3_h%C3%BA


    "Rồi trong cái tối tăm ấy, bạn sẽ nhìn thấy tình yêu của Hercliff và Cathy, một ngọn lửa nhỏ nhoi run rẩy mà lớn lao biết chừng nào. Bạn sẽ thấy đấy là thứ tình yêu chân thật nhất, bởi vì nó tự nhiên và nó hoang sơ. Thứ tình yêu mà bạn không có cách gì chối bỏ, dù cho bạn đang hạnh phúc hay đang đau khổ?"

    Những gì bạn cảm nhận thực sự cũng gần như những gì tôi cảm nhận. Những có lẽ tuổi tác của chúng ta có một sự chênh lệch tương đối nên cái ấn tượng đối với bạn xem chừng có vẻ sâu sắc hơn của tôi nhiều.

    Ấn tượng của tôi về Đồi gió hú không phải là hình ảnh những cành cây khô cong queo như của bạn. Và thậm chí, tôi còn không hề để ý gì đến chúng nữa (chết thật). Những gì bạn hiểu được: "Đơn giản là hắn không thể nào không yêu Cath. Như những thân cây cong queo kia không thể nào không đâm ra những chồi non mỗi khi mùa xuân đến" thực sự làm tôi giật mình. Tôi đọc Đồi gió hú hai lần, lần thứ nhất là hồi cuối năm lớp 9 và lần thứ hai là đầu hè lớp 10 lên 11. Ở cái tuổi ấy, người ta không thể đủ chín chắn để mà nhận thức về tình yêu, kể cả tình yêu trong tác phẩm văn học. Đọc Đồi gió hú, tôi chỉ bị ấn tượng bởi hình ảnh cánh tay của Cathy thò vào cửa sổ tìm cách mở, những biểu hiện tình cảm nồng nhiệt và hoang dại của Hethlif và Cathy.

    "Đồi gió hú" là một cái gì đó vượt xa khả năng hiểu và phân tích của tôi. Tôi không thể tìm thấy một cái gì logic và bình thường trong tác phẩm này. Không hiểu tại sao lại thế. Ngay cả tình yêu của Cathy đối vơi Hethlif, cho dù biết được bản chất của Cathy nhưng tôi không thể nào lý giải được suy nghĩ và cách chọn lựa của cô khi quyết định sẽ cưới cái anh chàng Linton yếu ớt, èo uột . Catherine, trong một đem đày tâm sự, đã thổ lộ với Neli rằng: "Tình yêu của em đối với Lintơn giống như lá cây trong rừng, thời gian sẽ làm nó thay đổi, em biết thế, như mùa đông làm cây thay đổi. Còn tình yêu của em đối với Hethclif thì tựa như những tảng đá vĩnh cửu bên dưới: một nguồn vui chẳng mấy biểu lộ nhưng cần thiết. Chị Neli, em là Hethclif! Anh ấy bao giờ, bao giờ cũng ở trong tâm trí em, không phải như là một niềm thích thú, cũng như em không phải bao giờ cũng là một thích thú cho bản thân, mà như là hiện thể của chính em vậy." Có thể thấy rất rõ Cathy đã yêu Hethclif nhiều như thế nào, thế mà cô ấy vẫn quyết định lấy Lintơn. Gia đình Cathy hoàn toàn không có vấn đề gì, mà Cathy cũng chẳng đủ cao thượng để mà hy sinh vì một ai cả. Vậy điều gì đã thôi thúc cô ấy làm ngược lại tình cảm của mình như vậy? Thật khó hiểu.

    Chính vì sự mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành động của Cathy mà tình yêu của cô với Hethclif gặp bao nhiêu vấn đề. Hethclif ghê gớm, mãnh liệt nhưng lại dễ hiểu hơn rất nhiều so với Cathy. Tôi cảm thấy ở nhân vật này ta có thể tìm thấy được chút gì đó logic giữa nội tâm và biểu hiện.

    Cái tình yêu của Hethclif và Cathy là một tình yêu nguyên thuỷ nhất trong tất cả những tình yêu trong sách vở. Đúng là nghe bạn nói, tôi mới nhận ra được rằng chẳng có hình ảnh nào đúng về tình yêu của họ hơn là nhưng cái cây cong queo, xấu xí, xù xì nhưng ẩn chứa trong đó là một sức sống mãnh liệt. Cái tình yêu ấy khiến người ta phải rùng mình vì sự mạnh mẽ, niềm đam mê, sự đau khổ của nó. Chẳng có tình cảm nào trong những tác phẩm tôi đã đọc mà cả hai người đều đau khổ đến như thế, muốn đến với nhau mà vẫn cố tình đẩy nhau ra. Cực kỳ mâu thuẫn. Nhưng cũng lại rất cuốn hút. Tôi có cảm giác giữa Cathy và Hethclif không chỉ là tình yêu. Nó phải là một cái gì đó mạnh hơn tình yêu rất nhiều (nhưgn là cái gì thì tôi chịu).

    Ngay cả bản chất các nhân vật trong cuốn sách này cũng hết sức phức tạp. Người ta không thể biết được rút cục Neli có yêu quý Cathy hay không. Trong cái tình cảm của cô gái này đối với Cathy có một chút gì đó e sợ, kính nể, căm ghét, nhưng cũng lại có chút gì như thương cảm, yêu quý, nâng đỡ. Trời ạ, mâu thuẫn lắm lắm! Nếu phải phân biệt nhân vật phản diện, nhân vật chính diện trong cuốn sách này thì chỉ duy nhất có một người có thể được coi là tốt đẹp, đó là Lintơn. Nhưng hiện thân của cái tốt cũng hết sức buồn cười: nó èo uột, yếu đuối đến thảm hại. Người ta chỉ thấy thương cảm cho chàng trai Lintơn (chứ không phải cái thằng con Lintơn ích kỷ và ngu ngốc của Hethclif) trong sáng có học thức nhưng yếu đuối về mặt tinh thần chứ người ta khôgn thấy ở đó sự kính phục, yêu mến với cái tốt. Đọc Đồi gió hú, nhân vật nào tôi cũng thấy đáng ghét, nhưng đồng thời cũng thấy đáng thương. Họ đáng ghét bởi hành động của họ không tốt đẹp như chúng ta mong chờ và họ đáng thương bởi họ giông chúng ta.

    Tôi cứ có cảm giác như thời kỳ của Cathy và Hethclif lúc nào cũng tăm tối, ảm đạm, bầu trời không tối đen tối sầm thì cũng mây mưa mịt mùng. Nhưng đến thời điểm của thế hệ sau Cathy, của Catherine con và Helton (không nhớ rõ lắm) thì mọi đất trời có vẻ sáng sủa hơn. Mặc dù cô Cath con này cũng dở hơi không kém gì bà mẹ nhưng rất may là cuối cùng cô cũng đã tìm được hạnh phúc cho mình chứ không phải đau khổ, dằn vặt vì tình yêu cho đến chết như bà mẹ.
    Tôi chẳng hiểu nổi sự mâu thuẫn và những tình cảm phi lý nhưng lại hết sức có lý được thể hiện trong Đồi gió hú. Điều đó khiến tôi không thể có được một cái nhìn bao quát về nó.

    Tequila nghĩ thế nào về sự trở về của Hethclif, Catherine, Lintơn trong những hình hài tươi trẻ hơn, trong những hoàn cảnh đặc biệt hơn ở phần sau truyện? Liệu đó có thể hiện một mong muốn gì của Emily Bronte không nhỉ?

    Chính ra càng đi sâu phân tích lại càng không hiểu được tác phẩm. Thôi đành để đó như một cảm nhận kỳ lạ, một ấn tượng khó phai vậy thôi.

    Tomorrow is another day

    Đồi gió hú – Tình yêu và thù hận
    Đồi gió hú là tiểu thuyết duy nhất của nữ nhà văn người Anh Emily Bronte, được nhà văn xuất bản lần đầu năm 1847 dưới bút danh Ellis Bell, 1 năm trước khi tác giả qua đời ở tuổi 30. Tên của tiểu thuyết bắt nguồn từ một trang viên nằm trên vùng đồng cỏ hoang dã ở Yorkshire nơi các tình tiết trong tiểu thuyết xảy ra.

    Các sự kiện trong Đồi gió hú diễn ra qua lời kể của hai nhân vật, ông Lockwood và bà quản gia Nelly Dean, ngoài ra còn một số đoạn hồi tưởng của các nhân vật khác. Tiểu thuyết bắt đầu bằng việc ông Lockwood tới sống tại trang trại Thrushcross, một căn nhà lớn vùng đồng cỏ hoang vắng xứ Yorkshire mà ông thuê từ người chủ đất Heathcliff, một người vốn sống trong một tòa nhà có tên Đồi gió hú. Lockwood qua đêm tại nhà của Heathcliff và trải qua một giấc mộng kinh hoàng khi hồn ma của Catherine Earnshaw cầu xin ông cho giúp nó vào nhà. Khi quay trở về Thrushcross, Lockwood đã đề nghị bà quản gia Nelly Dean kể lại câu chuyện của Heathcliff và Đồi gió hú.

    Cảm nhận rõ nhất về tác phẩm này là sự ám ảnh:

    – Từ thế giới mênh mông mà trống trải cho đến những con người gai góc và dữ dội. Những cánh đồng hoang trải dài, mưa gió quanh năm, những cành cây cằn cỗi “vươn cả mọi cành về một phía như thể chìa tay xin ông mặt trời bố thí cho chút nắng”.

    – Ám ảnh về tình yêu ngang trái giữa cô con gái nổi loạn Catherine – con gái chủ nhà, với một Heathcliff“xù xì như lưỡi cưa, và rắn chắc như sa thạch” mà cha cô mang về nhà nuôi. Tình yêu mãnh liệt của họ bị gia đình, số phận và cả những định kiến về địa vị của chính họ ngăn cản. Vì vậy nên thời gian họ yêu nhau, cũng là thời gian họ sống trong hận thù, khổ đau. Và cái chết của cả hai, là một khởi đầu mới, chấm dứt những oan trái, hận thù.

    Suốt chiều dài tác phẩm là sự ám ảnh yêu – hận giữa các nhân vật. Khi là của Hindley đối với Heathcliff vì đã giành mất tình yêu của cha mình. Và phần lớn còn lại là của Heathcliff đối với gia đình Earnshaw và Linton. Sự trả thù tàn bạo của Heathcliff đã làm cho câu chuyện trở nên ngột ngạt.

    Nhưng “Đồi gió hú” không phải chỉ viết về thù hận mà còn là tình yêu. Hai yếu tố này luôn đi liền với nhau. Heathcliff độc ác, quyết tâm trở về để phá hủy cuộc đời của Hindley, của Catherine, của Edgar, của Isabella và của chính con trai mình cùng con gái của Catherine. Nhưng vẫn còn một Heathcliff yêu Catherine đến điên cuồng, yêu đến mức dù căm ghét cô vì đã bỏ rơi mình đến đâu đi nữa, vẫn không tài nào rời xa cô được. Yêu đến mức muốn trả thù Clinton – chồng cô, nhưng lại sợ cô đau đớn :“Ví như anh ta là nguyên nhân gây thêm một rắc rối nhỏ nào cho đời nàng – ờ, tôi nghĩ nếu thế thì tôi sẽ có lý do chính đáng dể đi đến những hành động cực đoan! Tôi mong chị đủ thành thật để nói cho tôi hay liệu mất anh ta, Catherine có đau đớn lắm không. Tôi chỉ sợ làm nàng đau đớn mà chùn tay thôi. Đó, chị thấy sự khác biệt giữa tình cảm của hai chúng tôi, nếu anh ta ở vào địa vị tôi và tôi ở vào địa vị anh ta, thì dù tôi ghét anh ta bầm gan tím ruột, tôi cũng không bao giờ giơ tay đánh anh ta”. Yêu đến mức đào mộ Catherine lên để được gần cô hơn, đến mức van xin hồn ma Catherine hãy đến mà ám mình đến suốt đời.“Catherine Earnshaw, cầu sao em không yên nghỉ được chừng nào tôi còn sống! Em nói tôi đã giết em – vậy thì hãy ám tôi đi! Những người bị giết thường ám kẻ giết mình, tôi tin thế.Tôi biết là xưa nay ma vẫn lang thang trên cõi trần. Hãy luôn ở bên tôi – dưới bất kỳ hình thức nào – hãy làm tôi phát điên! Có điều là đừng bỏ mặc tôi trong cái vực thẳm này, nơi tôi không thể tìm ra em! Ôi, lạy Chúa! Nói sao nên lời! Tôi không thể sống thiếu cuộc đời của tôi! Tôi không thể sống thiếu hồn của tôi”.

    Và một Catherine vì “danh giá” mà bỏ rơi Heathcliff, một Catherine đã xem sự tồn tại của mình và Heathcliff là một, đã mong muốn lấy Edgar để giúp Heathcliff thoát khỏi Hindley.“Tình yêu của em đối với Linton giống như là cây trong rừng, thời gian sẽ làm nó thay đổi, em biết thế, như mùa đông làm cây thay đổi. Còn tình yêu của em đối với Heathcliff thì tựa như những tảng đá vĩnh cửu bên dưới một nguồn vui chẳng mấy biểu lộ nhưng cần thiết.Chị Nelly, em là Heatcliff! Anh ấy bao giờ, bao giờ cũng ở trong tâm trí em – không phải như là một niềm thích thú, cũng như em không phải bao giờ cũng là một thích thú cho bản thân, mà như là hiện thể của chính em vậy. Cho nên đừng có nói đến chuyện chúng em xa lìa nhau nữa nhé, điều ấy không thể có được.”

    Tình yêu đó còn có thể tìm ở đâu khác ngoài “Đồi gió hú”?

    Trong cuộc bình chọn những câu chuyện tình đẹp nhất mọi thời đại ở Anh năm 2007, chuyện tình của Catherine và Heathcliff đã đứng đầu, sau đó là chuyện tình Romeo-Juliet của Shakespeare và chuyện tình giữa Elizabeth và Darcy trong Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen.

    Có lẽ nhiều người khi đọc đến đoạn kết của tác phẩm đã cảm thấy nhẹ nhõm vì một kết thúc có hậu cho một câu chuyện có quá nhiều đau khổ, hận thù. Tất cả những Hindley, Catherine, Edgar, Isabella, Linton Heathcliff, Heathcliff đều lần lượt ra đi trong cái vòng xoáy yêu – hận. Chỉ còn lại Catherine Linton và Hareton Earnshaw, hai con người cũng là nạn nhân của vòng xoáy ấy nhưng họ đã tìm thấy ở nhau một tình yêu trong sáng.

    Đồi gió hú có những dòng rất lãng mạn, nên thơ, cũng có những dòng đầy triết lý:

    “Tuy nhiên, có một lúc chúng em đã suýt cãi nhau. cậu ấy bảo cách thú vị nhất qua một ngày tháng bảy nóng nực là nằm dài từ sáng đến tối trên một bờ thạch nam ở giữa đồng hoang, với tiếng ong vo ve mơ mộng trong lùm hoa, và chim chiền chiện hót cao tít ở trên đầu, và bầu trời xanh biếc không một vẩn mây, và mặt trời rực rỡ không ngừng lấp lánh. Đó là ý niệm hoàn hảo nhất của cậu ấy về hạnh phúc thiên giới. Ý kiến em thì lại là đu đưa trong một vòm cây xanh rì rào, với một ngọn gió tây thổi lồng lộng, những đám mây trắng sáng ngời trôi nhanh trên trời và không phải chỉ chiền chiện mà cả chim hét sẻ lanh, cu cu cũng tuôn nhạc ra từ khắp phía, xa xa là đồng hoang xen những thung lũng nhỏ đầy bóng mát, ngay bên cạnh là những vạt cỏ dài, nhấp nhô trước gió như sóng lượn; và rừng cây, và nước róc rách, và cả thế giới bừng tỉnh, vui cuống vui cuồng. Cậu ấy muốn tất cả nằm im trong một ngây ngất thanh bình, em thì muốn tất cả đều lóng lánh và nhảy múa trong một niềm hoan lạc huy hoàng. Em bảo thiên giới của cậu ấy như vậy chỉ sống có một nửa, còn cậu ấy bảo cõi trời của em hẳn là say tít. Em bảo em sẽ buồn ngủ nếu ở trong cõi cực lạc của cậu ấy, còn cậu ấy thì bảo sẽ không thở được nếu ở trong thiên đàng của em” – Catherine Clinton.

    “Những người kiêu kỳ thường nuôi đau buồn cho chính mình.” – Bà Dean nói về Catherin Earnshaws.

    “Một tấm lòng tốt sẽ giúp cậu có một bộ mặt đẹp cho dù cậu có là người da đen thực thụ, cậu em ạ.”, tôi nói tiếp, “nhưng một trái tim độc ác sẽ biến bộ mặt đẹp nhất trở thành một cái gì còn tệ hơn là xấu xí” – Bà Dean

    “Người nào đến mười giờ mà chưa làm được nửa công việc hàng ngày thì dễ có cơ hội bỏ dở nửa kia.” (Giống mình quá :D)

    “Và tôi yêu anh ta không phải vì đẹp trai, chị Nelly ạ, mà vì anh ta đúng là bản thân tôi hơn cả tôi. Dù bằng chất gì đi nữa thì tâm hồn Heathcliff và tâm hồn tôi cũng vẫn là một; còn tâm hồn Linton thì khác hẳn, như ánh trăng khác luồng chớp lóe hoặc như băng giá khác lửa hồng”.

    Trong lần tái bản lần 2 năm 1850, Charlotte đã nói thay cho em mình rằng:“Về tính quê mùa của Đồi gió hú tôi thừa nhận lời kết tội đó vì tôi cảm thấy đó là chất. Nó quê mùa từ đầu đến đuôi. Nó đầy chất đồng hoang, man dại, và xù xì như rễ cây thạch nam. Mà nếu như nó khác đi thì đâm mất tự nhiên, vì chính tác giả là một kẻ sinh ra và được nuôi lớn lên ở đồng hoang. Hẳn nhiên, ví như số phận đặt cô ở thành thị, thì những trước tác của cô – nếu cô theo đòi nghiệp văn chương ắt đã có một tính cách khác”.

    Quả thật đọc Đồi gió hú rất “mệt”, nỗi “ám ảnh” của các nhân vật, của tác phẩm sẽ theo mình trong một thời gian nhất định. Nhưng vượt qua nỗi ám ảnh đó, sẽ thấy rằng Đồi gió hú thực sự rất “đẹp”. Những đoạn miêu tả tâm trạng nhân vật đầy ám ảnh, những triết lý về tình yêu và cuộc sống, những đoạn miêu tả thiên nhiên rộng lớn hoang dã như mang trong mình một nỗi cô đơn vĩ đại.

    Đọc Đồi gió hú trong một buổi chiều mùa hè mưa tầm tã, dù tâm hồn bạn sẽ cảm thấy cô đơn và hoang vắng như thiên nhiên vùng Yorkshine, những câu nói của các nhân vật sẽ là một nỗi ám ảnh. Nhưng sau cùng, dù đi đâu, về đâu, dù đã mang bao đau khổ và dằn vặt, bạn biết rằng tình yêu sẽ thắp lửa để bạn luôn đi đúng đường.

    Giai thoại về tác giả Đồi gió hú
    Xung quanh cuộc đời Emily Brontë là những câu chuyện truyền miệng gây tò mò về đời sống riêng tư. Những giai thoại càng làm bí ẩn thêm cuộc sống của người phụ nữ yếu đuối, mẫn cảm ngay cả trong đời thường và tác phẩm.
    “Những tiểu thuyết gia mới Currer, Acton, và Ellis Bell”, năm 1846, độc giả Anh bắt đầu nhắc tới ba quý ông làm thơ cùng sinh trưởng trong một gia đình mà không hay biết rằng đó là ba ái nữ nhà mục sư Brontë: Charlotte, Anne và Emily. Nổi bật nhất trong ba chị em có lẽ là nữ văn sĩ Emily, tác giả của cuốn tiểu thuyết lừng danhWuthering Heights(Đồi gió hú) một con người kỳ lạ đến nỗi chính người thân cũng không hiểu trọn tâm tư của bà.

    Không hiểu mình đang viết gì?

    Trong khi các nhà văn lớn đều nhận thức rất rõ đường hướng cho tác phẩm của mình, phần lớn cuộc đời viết lách, Emily Brontë viết một cách thụ động, không có một quy tắc riêng nào. Khi bắt buộc phải vẽ ra một đường hướng phát triển cho tác phẩm của mình, bà tỏ ra bất lực vì không thể. Sáng tác, với Emily chỉ là viết ra những gì mình buộc phải viết. Chính người chị Charlotte cũng từng nói rằng “Emily không có sự khôn ngoan… Một thông dịch viên phải luôn luôn đã đứng giữa em ấy và thế giới”. Giống như người chị Anne, Emily luôn luôn viết từ sự thúc đẩy của thiên nhiên, mệnh lệnh của trực giác và những kinh nghiệm hạn chế tích lũy được từ cuộc sống. Nói cách khác, theo Charlotte độc giả không nên đổ lỗi cho nữ văn sĩ vì những chi tiết gây sốc trong tác phẩm của bà, đơn giản vì đó không phải là sự dụng ý mà là bản năng tự nhiên của một tư duy viết lách hết sức nguyên sơ.

    Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường, Emily Brontë là người quản lý toàn bộ những khoản chi tiêu trong gia đình. Bà đã dành gần một năm ở trường Monsieur Heger tại Bỉ, nghiên cứu văn học Pháp và giảng dạy âm nhạc. Nhờ đó, nữ văn sĩ có thể đọc tiếng Latin, yêu thích đọc sách. Trong nhật ký của mình, rất nhiều trang viết của Emily Brontë cũng đề cập tới việc đọc, học trong thư viện của những thành viên trong gia đình. Các nhà nghiên cứu cũng xác nhận rằng nữ văn sĩ nổi tiếng của nhà Brontë là một con người hết sức tỉnh táo, logic. Bà có một khả năng lập luận thuyết phục và thường sửa lại các bản thảo đã viết cách đó nhiều năm. Điều này ngược lại với phát biểu của người chị, Charlotte rằng em gái bà mơ mộng, ngây thơ chứ không bạo liệt như mọi người vẫn tưởng. Nguyên do, giống như cách ba chị em họ dùng những bút danh của nam giới khi gửi tác phẩm cho nhà xuất bản: xã hội nước Anh thời Victoria không có chỗ cho những phụ nữ mạnh mẽ, tỉnh táo và sâu sắc.

    [​IMG]
    Chân dung Emily Brontë do em trai Patrick Branwell Brontë vẽ

    Quá lập dị để có thể hòa nhập với xã hội?

    Trong 30 năm tồn tại trên cõi đời, Emily Brontë rất ít khi rời khỏi tư gia. Lần rời nhà lâu nhất của bà có lẽ là vào thời điểm năm 1842, khi nhận làm gia sư tại trường nữ thục Patchett ở đồi Law, gần Halifax nhưng rồi sớm bỏ việc sau 6 tháng vì nhớ nhà. Trước đó, Emily cũng rời trường học ở Cowan Bridge rồi trường Roe Head vì cảm thấy không thể sống ở một nơi xa lạ. Emily không thể chịu đựng những kỷ luật khắt khe của trường học thời bấy giờ, sức khỏe của cô gái vốn đã yếu càng trở nên suy sụp khi không thể ở bên cạnh những gì thân thiết với cô ngay từ thuở lọt lòng.

    Giống như năm anh chị em khác đã thiệt mạng vì bệnh lao, Emily Brontë cũng bị căn bệnh này hành hạ hàng năm trời, phá hủy phổi, khiến bà bị ho mãn tính, việc hô hấp trở nên khó khăn. Thêm vào đó, tổn thương từ cái chết của hai người chị cả là Maria và Elizabeth khi đang theo học nội trú càng khiến tâm hồn Emily mong manh hơn. Với cô gái trẻ, thời điểm ấy, khi được người cha đón về nhà sau cái chết của hai người chị, trường học trở thành một nơi gieo nỗi chết chóc.

    Tình yêu sâu sắc với em trai Patrick Branwell Brontë

    Mặc dù Patrick Branwell Brontë đã hủy hoại thanh danh của gia đình vì thói nghiện ngập, Emily vẫn tha thứ hết mọi lỗi lầm và dành tình thương yêu sâu sắc cho em trai hơn bất cứ thành viên nào trong gia đình. Ngoài tình cảm ruột thịt, giữa Emily và Branwell còn có một sự kết nối tâm linh hết sức kỳ lạ. Hình ảnh em trai xuất hiện trong một số nhân vật của Emily và bà là người duy nhất trong gia đình vực em trai lên lầu sau những lần ông uống rượu say và trở về nhà.

    Có một câu chuyện truyền miệng rằng, một buổi tối, Branwell ra ngoài uống rượu với bạn bè và trong lúc phấn khích đã kể lại một số phần của cuốn tiểu thuyết mà anh đang viết trong cuộc trò chuyện với họ. Sau khi chị gái của anh, Emily trở nên nổi tiếng với tác phẩm mang tênWuthering Heights(Đồi gió hú), những người bạn chứng kiến câu chuyện trong quán rượu đã thề rằng đó chính là nội dung cuốn sách mà Patrick Branwell Bront đã kể với họ trong quán rượu hôm nào. Sau cái chết của Branwell, nữ văn sĩ càng trở nên khép mình, xa lánh các chị em còn lại và khác với họ, không nửa lời phán xét lối sống sa đọa của em trai.

    [​IMG]
    Ba chị em nhà Brontë

    Biết trước cái chết của bản thân

    Có một bài thơ về Thiên đàng được cho là Emily Brontë viết trước cơn bệnh khiến bà từ giã cõi đời. Trên thực tế, bài thơ này được viết trước cả kiệt tácWuthering Heights(1847), nghĩa là nhận thức về cái chết đã tồn tại từ trong ý nghĩ của nữ văn sĩ vào cả thời điểm bà đang sung sức. Ba tháng trước khi qua đời, Emily cũng từ chối những điều trị y tế cũng như thăm khám của bác sĩ. Thời điểm bà lâm vào cơn khủng hoảng bệnh tật là sau đám tang của em trai Branwell. Emly quá đau buồn và suy sụp nhưng luôn tỏ ra mạnh khỏe, không bao giờ gọi bác sĩ, không bao giờ ăn sáng trên giường.

    Thực tế, Emily đã mắc cảm lạnh ngay tại lễ tang của em trai và sức đề kháng của bà yếu dần đi. Cộng với việc lao tâm khổ tứ với cuốn tiểu thuyết mới, nữ văn sĩ không còn thời gian để tâm tới bệnh tật. Việc từ chối điều trị cũng là một biểu hiện của việc không tin rằng mình dễ dàng ngã gục. Bà đã luôn muốn tồn tại chứ không phải như một số nhận định rằng Emily muốn kết thúc nhanh chóng cuộc sống của bản thân.

    Mắc chứng biếng ăn

    Theo những người viết tiểu sử, nếu sống trong thời đại ngày nay, Emily Brontë có thể sẽ bị đưa đi điều trị tâm thần. Bà bị ám ảnh về khẩu phần ăn, ăn rất ít và sống cô lập, những biểu hiện thường gặp của chứng biếng ăn. Thời đi học, cô nữ sinh nhà Brontë có gương mặt trắng xanh, thất thần mỗi buổi sáng thức dậy. Người chị Charlotte nói rằng em gái mất cảm giác về sự ngon miệng. Theo đó, việc bà qua đời sớm không chỉ là tác động của căn bệnh lao đã giết hàng triệu người mà còn là do chứng biếng ăn khiến sức khỏe suy giảm, mệt mỏi và giảm cân một cách kỷ lục. Trong ba tháng cuối cùng của cuộc đời, nữ văn sĩ gầy gò một cách thảm hại. Tuy nhiên, trong khi người chị Anne, cùng với căn bệnh tương tự, cố gắng tham khảo ý kiến bác sĩ, uống dầu gan cá và chuyển đến sống gần biển để hưởng không khí trong lành mong kéo dài sự sống, Emily trở nên trầm lặng, cự tuyệt mọi cứu chữa và gần như không nói năng gì, kể cả khi mọi người hỏi chuyện.

    Phổi bị hư hại khiến việc hô hấp trở nên khó khăn với người phụ nữ 30 tuổi, những cơn đau ở cơ và ngực cộng với chứng tiêu chảy vẫn không làm tiêu tan hi vọng sống của bà cũng như người thân. Điều này trái ngược với câu chuyện truyền miệng cho rằng nữ văn sĩ chối từ cuộc sống, sự chăm sóc của người thân cũng như việc bà đã bị bỏ đói.

    [​IMG]
    Wuthering Heights - Cuốn tiểu thuyết duy nhất làm nên tên tuổi của Emily Brontë
    Người tình bí mật

    Những người viết tiểu sử cho rằng Emily Brontë không thể không có một tình yêu với một người nào đó khi bà có thể tưởng tượng ra câu chuyện của Heathcliff và Catherine trong Wuthering Heights. Trên thực tế, tình yêu trong tác phẩm của Emily không có một kết cục viên mãn và không bình thường như hình mẫu Jane Eyre và Rochester của người chị Charlotte.

    Những nhà viết tiểu sử đã cất công đi tìm người đàn ông trong bóng tối của nữ văn sĩ nhà Brontë qua những bài thơ đề cập tới những cái tên nam giới của bà và gán vào đó một mối tình. Tuy nhiên, cuối cùng không có một điều gì đó rõ ràng rằng Emily Brontë đã từng có một người tình. Như nhà thơ lớn, TS Eliot giải thích: “Thật ngu ngốc khi cho rằng những nhà thơ phải trải qua những mối tình lâm ly mới có thể viết những vần thơ tình. Đối với người làm thơ, một tình huống ấn tượng không phải của bản thân họ cũng có thể làm nảy sinh những cảm xúc mạnh mẽ nhất”. Và việc độc giả không tin rằng Emily Brontë không có một mối tình mãnh liệt không liên quan gì tới việc phanh phui một sự thật chỉ xuất phát từ đồn đoán và tưởng tượng.

    Tình yêu động vật

    Thời đi học, Emily Brontë đã rất yêu động vật. Cô nữ sinh nuôi và bầu bạn với một chú chó. Trong nhật ký của mình, nữ văn sĩ cũng thường kể chuyện về vật nuôi trong gia đình. Khi gia đình sa sút, Emily đảm nhiệm luôn việc chăm sóc cho vật nuôi một cách tự nguyện và yêu thích. Buổi tối trước khi qua đời, nữ văn sĩ vẫn khăng khăng đòi mang thức ăn cho những chú chó của gia đình, như cách bà vẫn thực hiện lâu nay.

    Charlotte Brontë đốt cuốn tiểu thuyết thứ hai của Emily

    Một người viết tiểu sử của Emily Brontë đã có một tiết lộ động trời rằng chị gái Charlotte Brontë đã đốt cuốn tiểu thuyết thứ hai, chưa kịp xuất bản của Emily. Thậm chí, người chị với thái độ kẻ cả đã thay đổi một số di cảo thơ của Emily và hủy một số bài thơ của bà. Điều này khiến độc giả tự hỏi phải chăng cuốn tiểu thuyết của Emily Brontë không hợp nhãn, không ấn tượng và không vượt qua được sự kiểm duyệt của người chị và bà hủy bản thảo là một cách để bảo toàn danh tiếng cho em gái?

    Thật không công bằng khi công chúng hiểu sai về Charlotte Brontë khi bà chính là chị gái, người bạn viết, rất thương yêu và luôn bảo vệ em gái. Việc lần lượt chứng kiến những cái chết của người thân khi còn rất trẻ là một cú sốc, một ác mộng trong cuộc đời bà. Sau cái chết của Anne, Charlotte đã luôn hi vọng rằng Emily sẽ ở lại với bà. Việc hủy bản thảo của Emily khiến công chúng tiếc nuối nhưng không thể chỉ trích Charlotte, một người phụ nữ trở nên cô độc với nỗi đau mà bất cứ ai cũng không thể kìm lòng.

    Theo Nuage /Trí Thức Trẻ
    Cảm nhận về cuốn Đồi gió hú của bạn Bích Thị Hột Nhót

    Đồi gió hú, cái tình yêu man dại trên nền mảnh đất hoang sơ vùng Yorkshire ấy đã ám ảnh t tự bao giờ? Lần đầu đọc và xem cảm thấy thật dữ dội, tức giận và đáng ghét, đáng ghét đến mức không bao giờ muốn mở sách ra lần thứ hai nữa. Nhưng khi người ta lớn hơn, trải nghiệm nhiều hơn, thấu hiểu và bao dung nhiều hơn thì lại thấy hắn chỉ là một người đàn ông với một trái tim cằn cỗi đau đớn vì tình yêu, bệnh nhân người anh nói “đừng trách, bởi trái tim là một nơi rực lửa”, ngọn lửa nào trong trái tim người đàn ông yêu một tình yêu man dại ấy? Ngọn lửa nào đã lan tỏa đốt cháy tất cả những người liên quan đến cuộc tình của hắn? Một ngọn lửa dữ dội và tàn khốc hơn bất cứ ngọn lửa nào, chẳng thể “đừng trách” cho tình yêu đó được, nhưng trong cái đáng trách lại dậy lên một niềm thương cảm sót xa. Hai người yêu nhau bởi một tình yêu không một từ ngữ nào mô tả được mà chỉ có thể nói mơ hồ là họ yêu, yêu hoang sơ như bản chất hai con người man dại, như bản chất cộc cắn khốc liệt của vùng đồng cỏ hoang vắng nơi tình yêu đó nhen nhóm và bùng cháy. Nơi tình yêu nhen nhóm? Cái thứ tình yêu đó có giai đoạn nhen nhóm không? Hay hai người họ đã hẹn nhau từ muôn kiếp trước, đã nhen nhóm từ muôn kiếp trước để bùng cháy trong khoảnh khắc này? Họ lớn lên cùng nhau, yêu nhau rồi xa nhau, hắn đã nói rằng không ai kể cả số phận và chúa trời có thể chia rẽ họ, nhưng “em”, “em” lại chọn cách lìa xa. Đau đớn và tan nát, hắn điên cuồng phá phách, điên cuồng trả thù. Hắn nghiền nát cuộc đời chồng và con gái nàng, hắn nhào nặn cháu nàng thành kẻ bẩn thỉu, tồi tệ dưới đáy của xã hội. Nhưng đến cuối đời, từng viên gạch vẫn hiện nên hình bóng Cathy, hắn chết trong hình bóng Cathy.


    Tôi nghĩ mình đủ dũng cảm để tranh giành với đức chúa trời tình yêu đầy kiêu hãnh như Meggei, có lúc tôi nghĩ mình giám chấp nhận yêu đầy cuồng nhiệt trong bốn ngày rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ như Francesca và Robert, đôi khi muốn mình mãi quờ quạng trong làn khói mờ mịt tìm thứ mình đang có rồi để mất nó ngay sau khi mình vừa mới nhận ra như Scarlett, … đọc cuốn nào lại mơ về một ngày có được cuộc sống như nhân vật trong sách, nhưng đồi gió hú là một ngoại lệ, đứng nói riêng tôi, chắc chẳng ai giám mơ về một tình yêu như thế, một tình yêu nguyên bản, ban sơ, điên rồ và khốc liệt, khốc liệt đến mức ngay cả trong tưởng tượng người ta vẫn chỉ dám đứng ngoài. Một tình yêu ai cũng thèm khát nhưng chẳng ai giám yêu.


    Phải mất nhiều năm mới thấy được tình yêu trong cuốn tiểu thuyết dữ dội ấy. Một lời nhắn nhủ cho những ai chưa muốn đọc, hãy cứ đọc đi rồi để đấy, một ngày bạn sống đủ lâu nhìn lại, đằng sau những câu chữ điên rồ khắc nghiệt là một tình yêu nguyên vẹn nhất, một tình yêu chỉ có thể mô tả là yêu.

    [​IMG]

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;ziwtXAxYIxc]http://www.youtube.com/watch?v=ziwtXAxYIxc[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    Wuthering.Heights.Part.1

    FORMAT .......: Matroska
    RUNTiME ......: 1h 9mn
    RELEASE SiZE .: 1.31 GiB
    CODEC ........: V_MPEG4/ISO/AVC [email protected]
    BiTRATE ......: 2 500 Kbps
    RESOLUTiON ...: 1280x720
    ASPEC RATiO ..: 1.778
    FRAMERATE ....: 29.970
    CODEC ........: AC3
    BiTRATE ......: 192 Kbps
    CHANNEL(s) ...: 2
    LANGUAGE(s) ..: .
    SUBTiTLE(s) ..: Việt hardsub .


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 2.6 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!


    Other encode
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ Đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    (đã có bản tiếng Việt)
    http://subscene.com/subtitles/wuthering-heights-2009


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    HDTV:
    Wuthering Heights 2009 720p HDTV H264 - {2.6 GiB} Fshare | Phụ Đề


    [/TD][/TR][/TABLE]
     

Chia sẻ trang này