[Fshare] [Tâm lý] Bridge of Spies 2015 ViE mHD BluRay DD5.1 x264-TRiM ~ Người Đàm Phán | Tom Hanks, Mark Ryla

Thảo luận trong 'Phim có audio Việt' bắt đầu bởi v0minh, 23/1/16.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,741
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    Bridge of Spies 2015 ViE mHD BluRay DD5.1 x264-TRiM


    [​IMG]
    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Người Đàm Phán

    {Thuyết Minh}


    {Phụ đề tiếng Việt}

    (Tom Hanks, Mark Rylance, Alan Alda)

    [​IMG] Ratings: 7.9/10 from 42,846 users


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Lấy bối cảnh là thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh, NGƯỜI ĐÀM PHÁN –BRIDGE OF SPIES xoay quanh câu chuyện của James Donovan – một luật sư bảo hiểm tới từ Brooklyn, New York. Khi được CIA chọn mặt để giao nhiệm vụ an ninh Quốc gia, Donovan giữ vai trò then chốt trong cuộc đàm phán trao đổi tù nhân chiến tranh, sau khi máy bay trinh thám U-2 của quân đội Mỹ bị bắn hạ tại Liên Xô.


    Phim điệp viên cho người mê lịch sử chiến tranh
    Bridge of Spies được đánh giá là một bộ phim chiến tranh lịch sử đình đám của nam diễn viên Tom Hank. Phim mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và được cho rằng sẽ là một ứng cử viên nặng kí cho cuộc đua đến giải Oscar 2016.


    Bridge of Spies- Người đàm phán là bộ phim vừa ra rạp với sự góp mặt của nam diễn viên gạo cội Tom Hanks - bộ phim cũng tham gia cuộc chạy đua đến Oscars 2016. Hãy cùng GameK đánh giá qua về tác phẩm được cho là điểm nhấn của dòng phim tái hiện lịch sử này nhé.

    Bridge of Spies là một bộ phim Mỹ thuộc thể loại lịch sử gián điệp của một trong những đạo diễn hàng đầu thế giới, người từng đoạt 3 giải Oscar - Steven Spielberg, được viết kịch bản bởi Matt Charman và anh em Ethan Coen & Joel Coen. Phim có sự tham gia của nam diễn viên từng 2 lần đoạt giải Oscars - Tom Hanks, cùng nhiều tên tuổi lớn khác như Mark Rylance, Amy Ryan, và Alan Alda.

    [​IMG]
    Bridge of Spies lấy bối cảnh vào năm 1960, thời kỳ đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô. Trong phim, Tom Hanks vào vai James B. Donovan, một luật sư dân sự chuyên lo những vụ kiện cáo về bảo hiểm. Ông bất ngờ được cử làm người bào chữa cho Rudolf Abel (Mark Rylance thủ vai), một gián điệp của Liên Xô bị bắt. Mặc dù chịu áp lực lớn từ bên thẩm phán và phía công luận rằng Abel phải chịu án tử hình nhưng Donovan sau đó đã thành công và giúp Abel chỉ phải chịu án tù.

    Cùng lúc đó, Francis Gary Powers, phi công lái máy bay gián điệp bị Liên Xô bắn rơi và bắt giữ. Lần này, ông bất ngờ bị đẩy vào trung tâm của cuộc chiến tranh lạnh khi được CIA cử đi thực hiện cuộc đàm phán để đổi hai tù binh. Tệ hơn là Donovan phải đến Đông Đức, nơi bức tường Berlin bắt đầu được xây dựng và tình trạng hỗn loạn, căng thẳng lên đến đỉnh điểm giữa 2 phần nước Đức. Ông lại phải đến dưới danh phận cá nhân để thực hiện cuộc trao đổi này và không có được sự bảo vệ nào từ phía chính phủ.

    [​IMG]
    Là một bộ phim về đề tài lịch sử, nhắc đến một sự kiện nhạy cảm mang tính quyết định, nên phim khá nặng về lời thoại, các nhân vật nhiều khi nói rất nhanh theo nhịp phim nên nếu chỉ cần đôi phút lỡ là, bạn sẽ dễ bỏ qua tình tiết phim vì không theo kịp. Đến giữa phim, mọi thứ lại trở nên khá dài dòng và không khí phim có vẻ như chùng xuống.

    Ngay từ cảnh đầu tiên của phim, chúng ta đã được giới thiệu rằng bộ phim lấy bối cảnh trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh. Do đó, điểm nhấn của phim sẽ nằm phần lớn ở việc xây dựng hình ảnh nhân vật, bối cảnh một cách chân thực, thể hiện sự khốc liệt cũng như những chiêu bài của hai phe Hoa Kỳ - Liên Xô. Tuy nhiên, những tình tiết khái quát lại các động thái chính thức của hai bên còn khá ít và đây có thể coi là điểm trừ của phim.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, có một cảnh quay nhỏ, khi máy quay được dùng để tạo hiệu ứng như những hình ảnh nhìn từ mắt người xem, nhân vật chạy thì màn hình cũng rung lên rung xuống, có lẽ kiểu quay như vậy phù hợp với các bộ phim 3D hơn, còn với một bộ phim thuần 2D thì phân đoạn này lại làm người xem hơi đau đầu.

    [​IMG]
    Dù có một vài điểm trừ nhỏ, nhưng Bridge of Spies là một bộ phim thực sự đáng xem, hình ảnh phim được trau chuốt và lựa chọn tông màu rất phù hợp, cảm giác như bạn đang sở hữu cả nghìn bức ảnh được chụp bằng máy film vậy. Những chi tiết nhỏ nhặt như móng tay ố đen, sơn lem trên da, hình mờ phản chiếu qua kính... đều được Steven Spielberg lồng ghép hết sức tinh tế, cho thấy sự tỉ mẩn cho mỗi cảnh quay của vị đạo diễn này.

    Phim không có một bài hát OST như các bộ phim khác mà nhạc trong phim chỉ được sử dụng ở dạng không lời. Thế nhưng, phải công nhận rằng nhạc phim đã góp một phần rất lớn vào sự thành công của bộ phim này. Mỗi đoạn nhạc đều được chọn lựa phù hợp với tình tiết phim, lúc nhanh, lúc chậm, khi cao trào, khi lắng đọng, và mỗi lần có tiếng nhạc nổi lên, ta thấy được sự hòa quyện chuẩn xác của nó với lời thoại.

    [​IMG]
    Một trong nhưng thủ pháp tốt nhất trong phim, tôi cho là hiệu ứng lặp, lặp thoại và lặp hình, chỉ với câu "Ông không cảm thấy lo lắng sao?" mà Donovan đã hỏi Abel những 3 lần xuyên suốt chiều dài phim, và Abel cũng luôn đáp lại chỉ bằng một câu trả lời. Câu hỏi và câu trả lời đơn giản nhưng ẩn chứa toàn bộ tính cách của cả hai nhân vật - một người Mỹ luôn lo lắng cho người khác, và một người ở bên kia chiến tuyến cũng xứng đáng để ngưỡng mộ. Hình ảnh gợi nhớ ở gần cuối phim liên quan đến con tàu đi trên bức tường Berlin lại chứng tỏ được tài biên đạo xuất sắc của Spielberg, ông đã khiến khán giả trong rạp phim phải lặng người trước những đau thương và người xem cũng như hòa vào sự xót xa với Donovan.

    [​IMG]
    Là một bộ phim chính kịch về đề tài lịch sử, thế nhưng Người đàm phán lại không thiếu những cảnh làm người xem bật cười, những câu trả lời tỉnh bơ của Abel, những câu nói chọc ngoáy của Donovan, hay cái cách ông hài hước nói với vợ con, rồi cả cái cách ông bị CIA đối xử hơi bất công nữa... Vài chi tiết nhỏ thôi, nhưng lại làm khán giả cảm thấy thích thú, giải tỏa cảm giác hồi hộp giữa các phân đoạn căng thẳng. Hay thậm chí một cảnh ông năm ngủ ở cuối phim thôi, tôi chắc rằng không ít người xem sẽ nghĩ ngay đến chàng Forrest Gump ngày nào.

    Nếu bạn là một người chuộng phim Mỹ, bạn sẽ nhận ra rằng, ở bất cứ bộ phim nào, sự tự tôn dân tộc luôn được thể hiện rất rõ, và Người đàm phán cũng không phải là một ngoại lệ, thế nhưng ở bộ phim này, không phải nước Mỹ được tôn lên hạng nhất, còn cứ cái gì thuộc về Liên Xô thì trở thành xấu xa, mà hai đất nước ở vị thế cân bằng, cả hai bên đều có những chiêu trò, những âm mưu thao túng nhau, những thủ đoạn xấu xa, tuy ở phần cuối phim, vị thế của Hoa kỳ đã được nâng lên hẳn một tầm khác nhưng trên hết, có lẽ hình ảnh được đạo diễn khắc họa có chủ tâm nhất vẫn là hai người đàn ông ở hai đất nước thù địch bỗng một ngày xem nhau như bạn bè.

    [​IMG]
    Và tất nhiên, sự xuất sắc của bộ phim không thể không kể đến sự diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên. Tom Hanks lại một lần nữa khiến tôi phải lòng khi diễn mà như không diễn vậy.

    Bridge of Spies chắc chắc sẽ là một ứng cử viên nặng ký cho mùa Oscars sắp tới. Một bộ phim về sự kiên định và chính trực, một bộ phim tái hiện lịch sử để lại nhiều bài học quý giá. Xem, cảm nhận và bạn sẽ hiểu những gì slogan phim đã chuyển tải trước đó: "In the shadow of war, one man showed the world what we stand for."

    Review cua monk@HDVN
    THOẠI PHIM:Đây là điểm mà Monk thích nhất ở phim này. Thoại rất hay, rất đã. Những màn đối đáp, vặn vẹo, bắt bẻ, chặn họng, thậm chí mỉa mai nhau giữa các nhân vật trong phim xem rất thích. Có những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng cũng rất nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như câu:

    "The boss isn’t always right. But he’s always the boss"

    Hay như câu


    Would it help? được lặp đi lặp lại mỗi khi nhân vật bị chất vấn vì sao lại có thể điềm tĩnh đến vậy, phản ánh tinh thần và thái độ của một người có thể làm được việc lớn khi họ biết cân nhắc tình hình và không dễ bị hoảng sợ.

    Đặc biệt khi bộ phim bước vào giai đoạn đàm phán, những cuộc nói chuyện, mặc cả, cò kè điều kiện với nhau, hay đúng hơn là tìm cách giành thế thượng phong trước đối thủ sao cho không để lộ sơ hở rất thú vị.

    Ngoài mặt tỏ vẻ không cần nhưng trong thâm tâm không ai muốn đàm phán thất bại. Điều này cũng có thể coi như một bài học để áp dụng từ phim vào thực tế (Đùa à? Phim này dựa trên sự kiện có thật mà).

    Tất nhiên, để có thể thưởng thức hết các câu thoại kiểu trí tuệ thế này, khán giả đôi lúc sẽ bị "đơ" ra trước hàng loạt câu chữ chạy xuyên suốt trên màn hình.

    Nhưng may mắn là đạo diễn hiểu điều đó, nên tìm cách tạo khoảng lặng sau 1 câu thoại đắt giá, để khán giả kịp định thần suy nghĩ và gật gù, rồi mới tiếp tục. Đó cũng là một nghệ thuật xử lý của đạo diễn nhằm bảo đảm khán giả đại chúng nắm được nội dung và thông điệp của bộ phim.

    [​IMG]

    NHỊP PHIM:Đây là phim về lịch sử, tâm lý nên chắc chắn là rấ́t ít, hay thậm chí là không có cảnh hành động. Phim dày đặc câu thoại, tình tiết thì chầm chậm trôi qua suốt 2 giờ 15 phút.

    Tuy nhiên, phim vẫn có kịch tính và cao trào được nâng lên từ từ để luôn tạo cảm giác hồi hộp cho khán giả (nếu họ không bị ngủ gục hay bỏ về).

    KỸ XẢO:Steven Spielberg biết rằng ông không thể hành hạ khán giả bằng những câu thoại lê thê mãi, nên đã tìm cách để chèn một đoạn kỹ xảo tương đối hấp dẫn vào phim giúp khán giả giải trí. Đó là cảnh
    máy bay do thám bị tấn công


    Trường đoạn kỹ xảo chỉ 5 phút này được thực hiện không thua kém bất kỳ phim hành động nào, và có lẽ đánh thức được một số khán giả đang ngủ, dù sau đó cũng có người bỏ về.

    [​IMG]

    HÀI:Với một bộ phim thuần tâm lý thì hài là cách dễ nhất để giúp khán giả thư giãn. Và phim đã chọn cái hài khá thông minh, "hài từ câu thoại", thay vì hài chọc lét, hài hình thể. Chính vì vậy mà hài của phim sạch sẽ và thông minh, không lên gân.

    Đến đây thì các bạn chắc sẽ la lên "Lại là thoại sao? Tui đọc thoại mỏi mắt rồi, mà giờ lại bắt đọc phụ đề mới cười được?". Đúng vậy! Phim này ác ở chỗ, để cười được, bạn phải đọc thoại, nhưng các câu thoại hài này khá ngắn gọn, cộng với nét biểu cảm khuôn mặt khá tỉnh của diễn viên, nên chắc chắn sẽ làm bạn thấy nhẹ nhàng.

    Không khó để nhận ra, đạo diễn cố ý chèn thêm 1 cảnh hài tình huống hơi bị "làm quá", nhưng đây là cảnh hài khiến khán phòng cười và bàn tán nhiều nhất. Đó là đoạn
    Donovan gặp gia đình của Abel.
    Cảnh hài này khá bình dân, giống mấy phim TQ và VN, nhưng thôi cũng tạm chấp nhận vì bộ phim nhắm đến đại chúng mà.

    DIỄN VIÊN:Tom Hank quả thật rất xuất sắc trong vai diễn lần này. Ông đã tiết chế cách diễn để không có sự làm quá lên, mà tập trung vào tính cách của nhân vật, một vị luật sư hóm hỉnh, có cách nói chuyện thông minh, bình tĩnh và quyết đoán, dù đôi lúc, sự nghi ngờ, do dự vẫn xuất hiện trong ánh mắt, nhưng ông vẫn cố giữ sự bình tĩnh để tạo thế thượng phong trên bàn đàm phán.

    Tom Hank thể hiện được cái cảm xúc 2 trong 1 này trong một số cảnh mà nhân vật phải đưa ra quyết định quan trọng, chính vì vậy mà nhân vật của ông tạo cảm giác thực tế hơn, chứ hoàn toàn không phải cách diễn 1 chiều kiểu siêu nhân bất khả chiến bại.

    [​IMG]

    HÌNH ẢNH:Phim không có nhiều góc quay hay hình ảnh nào được xem là đẹp cả. Nhưng Monk vẫn ấn tượng trước cách xử lý một số hình ảnh mang tính thông điệp trong phim. Chẳng hạn

    Đoạn bức tường Berlin và cảnh leo rào của trẻ em Mỹ. Hay cảnh chuyển từ phòng xử án đến cảnh học sinh Mỹ tuyên thệ dưới lá cờ nhằm nhấn mạnh lòng ái quốc tác động đến phiên tòa thế nào.


    DẤU ẤN ĐẠO DIỄN:Ngoài cách xử lý các đoạn đối thoại, thêm kỹ xảo hành động và hài giúp bộ phim nhẹ nhàng hơn với khán giả, ta còn có thể thấy hai dấu ấn khác trong phim của Steven Spielberg. Đó là lòng tự tôn dân tộc và... quảng cáo.

    Lòng tự tôn dân tộc trong phim này của Spielberg có thể thấy rất rõ qua việc nhân vật luôn ca ngợi về Hiến pháp Mỹ, về tính dân chủ, lòng nhân đạo, hay như màn khoe về sức mạnh quân sự của Mỹ... Và cả hình ảnh đối lập giữa cách đối xử với tù binh giữa hai bên, cũng như hình ảnh của những đứa trẻ ở hai phía.

    Còn về quảng cáo thì hình như phim nào của Spielberg cũng có quảng cáo, cũng dễ hiểu vì tên tuổi của ông đủ hút khách mà. Tần suất quảng cáo không dày đặc lắm, mỗi sản phẩm chỉ nhắc tên 1-2 lần mà thôi.

    TÓM LẠI,Bridge of Spies không phải một phim dễ xem vì nội dung về tình báo, nhịp phim chậm và đều đều, thoại dày đặc, hài chủ yếu là thoại, đọc mỏi mắt, ít hình ảnh đẹp... Bằng chứng là có 5 người bỏ về.

    Nhưng điểm mạnh lại nằm ở chính những câu thoại thông minh, hài hước nhẹ nhàng, diễn xuất tuyệt vời, và cả bài học về đàm phán. Monk để ý có 1-2 khán giả xuýt xoa và bàn tán khi nghe nhân vật đưa ra một câu đối đáp thông minh trong cảnh phim mà hai bên đang tranh luận khá dữ dội.

    Lý do Monk lười viết review phim này vì để viết cho hay, phải nhớ khá nhiều để phân tích sâu, nhất là cái hay trong thoại phim và tình huống, nhưng trí nhớ có hạn nên đành viết đơn giản kiểu liệt kê thế này, tùy ai quan tâm đến điểm nào của phim thì đọc điểm đó cho nhanh.

    Thật ra thì phim vẫn có nhiều chỗ làm Monk không hài lòng, đó là việc Monk mong chờ được xem anh luật sư này biện hộ cho thân chủ của mình trước tòa ra sao, nhưng thực tế thì phim làm lướt qua đoạn này. Hoặc đoạn đàm phán vẫn có cảm giác gì đó khá nhanh và chưa đủ độ gây cấn.

    Monk@hdvn

    Review Bridge of Spies (2015) - Dec 6, 2015 by Bánh Quy Nhỏ
    Ngồi viết những dòng cảm nhận này ngay trên đường về sau khi ra khỏi rạp chiếu phim vì sợ khi đến nhà rồi thì những phấn khích và suy nghĩ ngay lúc này đây sẽ bị rơi mất dọc đường thì sẽ tiếc chết mất nếu bỏ quên một điều gì đó muốn nói về bộ phim này. Khẳng định ngay lập tức đây là một bộ phim rất đáng một tấm vé và 2 tiếng đồng hồ thời gian trong rạp, bộ phim về đề tài thời kì Chiến Tranh Lạnh hay nhất mình xem trong năm nay.


    Dù rằng trên poster hay trailer thì tên gọi của phim tạo ra một ấn tượng rất khác so với cảm giác sau khi xem, vì dù có dựa vào chủ đề muôn thuở trong các phim có nội dung về mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô thời kì Chiến tranh lạnh – đấu tranh tình báo và các gián điệp – thì nội dung quan trọng nhất không phải những hoạt động bí mật, mà tập trung ở phần ‘bridge’ – chiếc cầu nối giữa 2 phe của cuộc chiến. BoS là những màn cân não về ngoại giao, những cuộc đấu trí trực diện gay góc của những bộ óc sắc lạnh ở hai đầu của cuộc chiến tranh của những người đi làm nhiệm vụ đàm phán và nhân vật trung tâm là Jim Donovan, một luật sư chuyên về bảo hiểm được chỉ định bào chữa cho một gián điệp Liên Xô vừa bị bắt giữ, và một chuyện như tình cờ này đã cuốn ông vào một cuộc chiến lớn lao khốc liệt hơn rất nhiều. Cuộc chiến không chỉ diễn ra trên tòa án dưới cương vị một luật sư bào chữa đơn thuần mà là quá trình đấu tranh cho nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của người chồng, người cha phải bảo vệ gia đình và trách nhiệm một công dân đối với tổ quốc của mình. ‘Bridge’ ở đây ko đơn thuần là cầu nối đàm phán giữa 2 quốc gia về chính trị mà là chiếc cầu nối giữa người và người.

    Từng cá nhân ở 2 đầu chiến tuyến tạo nên một viên gạch xây chiếc cầu nối cảm thông và chấp nhận đối phương dù lý tưởng sống của họ không hề giống nhau. Đó chính là tâm hồn nghệ thuật đáng kính trọng nhất về Steven Spielberg. Những bộ phim của ông cho dù là về chủ đề gì, tính nhân văn vẫn thấm đẫm và đi vào lòng người. Khiến họ phải nhớ.
    BoS không phải là bộ phim bom tấn hay có chiến dịch PR rầm rộ, cũng không hề có Oscar Buzz, yếu tố thu hút cho khán giả điện ảnh chắc chắn là cặp đôi huyền thoại Steven Spielberg và Tom Hanks. Tính đến BoS là bộ phim thứ 5 của của bộ đôi này cùng thực hiện mà mình đã từng xem, và cả 5 phim mình đều rất thích (điển hình như The Terminal mình đã xem đến 17 lần), mình thích Tom Hanks ở thời điểm những năm 90s và 2000s thôi, mình tìm phim cũ xem thì thích chứ phim của mấy năm gần đây mình xem không hợp nên cũng không để ý, và cũng nhờ cái sự tái hợp của 2 người đã kéo mình ra rạp.

    Chiến dịch quảng bá diện rộng của BoS không rầm rộ, cũng ít người nhắc đến nó, thậm chí lúc mình đi xem cũng chưa xem trailer để biết phim này nó nói về chủ đề gì cơ, nhưng sau khi ra mắt thì như người ta nói “hữu xạ tự nhiên hương” ấy, mình nghĩ bộ phim đã vượt qua sự mong đợi của khá nhiều khán giả. Chủ đề về thời chiến tranh lạnh, cơ quan tình báo của các phe cách thời chiến không phải là một chủ đề mới mẻ nhưng BoS khai thác nó ở một góc nhìn giản dị hơn rất nhiều. Chỉ thêm một chút, bớt một chút vài chi tiết trong kịch bản hay diễn xuất của diễn viên bộ phim sẽ ngay lập tức mang màu sắc khác. Đây chính là lúc người làm phim thể hiện tài năng của họ trước khán giả: biết làm thế nào để “Đủ”.


    Kịch bản phim cực kì lôi cuốn, chỉ 5 phút đầu tiên của phim đã khiến mình thích vô cùng. Cái cảm giác mà khi biết đây sẽ là một bộ phim hay thuộc đúng kiểu phim bạn thích khiến bạn tự dưng thấy máu trong người chạy rần rần lên não, trong rạp chiếu tối thui 2 con mắt như sáng bừng lên ấy (tả có vẻ hơi bị phóng đại nhưng ai mê xem phim ảnh chắc sẽ đồng cảm với mình phải không???) Một bộ phim 136 phút không có một phút nào khiến khán giả thấy dài, đến tận những phút cuối cùng mình vẫn hồi hộp vì của các nhân vật trong phim.

    Có vài lần đi xem gặp phải phim chán thì mỗi phút trôi qua đối với mình dài lê thê, xem phim ở rạp mà cứ ước có cái remote tua qua cho lẹ. Nhưng BoS mình bị cuốn vào từ đầu đến cuối dù nhịp phim không có một phân đoạn nào giật gân cao trào cực điểm, nhưng đó không phải là chậm mà là một nhịp phim rất thâm trầm, nhẹ mà êm như dòng nước, nhưng tình tiết vẫn hồi hộp thu hút khiến mình muốn dán mắt vào màn ảnh để không bỏ lỡ khung hình nào, kiểu như thở thật nhẹ để nghe cho rõ từng tiếng róc rách khe khẽ ấy. Và câu truyện trong phim cứ thế diễn ra rất từ từ, từ câu truyện ban đầu đơn giản từ từ trở nên phức tạp ở tầm ảnh hưởng lớn hơn, những câu truyện như từng dòng suối chảy ra sông lớn, để rồi đến cuối cùng đổ xuống một cái thác lớn chính là sự vỡ òa cảm xúc dồn nén ban đầu của người xem khi đọc những dòng chữ cuối cùng trên màn ảnh về những kết cục của những con người họ đã theo dõi từ đầu. Trước khi đi xem mình không tìm hiểu bất cứ điều gì về BoS để mất đi cảm giác tò mò vì đây là phim dựa trên câu chuyện có thật, nên đến đoạn cuối vẫn chờ đợi xem kết quả cuộc đàm phán đó sẽ ra sao, thật sự đó là một quyết định đúng đắn.


    Nhưng điều nổi bật và khiến mình tán thưởng BoS không đơn thuần là ở kịch bản kịch tính lôi cuốn về các cuộc đàm phán chính trị hay các đòn cân não ngoại giao, vì như thế nó cũng sẽ chỉ là một phim hấp dẫn về phần “xem” , thỏa mãn về khía cạnh giải trí. BoS xứng đáng được gọi là một bộ phim nghệ thuật vì sự tinh tế của những người tạo nên nó, tính nhân văn của bộ phim tự nhiên không gượng ép đầy chủ đích với những lời thoại đao to búa lớn hay hình tượng nhân vật anh hùng ngút trời hi sinh vĩ đại… như kiểu nhà biên kịch và đạo diễn muốn dí đầu khán giả chỉ cho họ thấy “nghệ thuật hay tính nhân văn cao cả” trong tác phẩm một cách đầy gò ép. BoS khiến khán giả xúc động và thật sự cảm nhận được hai chữ Tình Người trong mối quan hệ giữa Donovan và Abel, hai con người ở hai chiến tuyến khác nhau, làm việc cho những bộ máy chính quyền đối chọi nhau, giữa họ đáng lẽ là sự nghi kị, thù ghét, 2 con người chỉ có vài cuộc gặp gỡ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, chưa từng biết gì về nhau. Nhưng giữa 2 con người ấy là sự tôn trọng đối phương. Tất cả các cuộc gặp gỡ giữa Dônvan và Abel đều rất ngắn, lời thoại cũng ít nhưng từng câu từng chữ đều rắt đắt.

    [​IMG]
    Brooklyn lawyer James Donovan (Tom Hanks) meets with his client Rudolf Abel (Mark Rylance), a Soviet agent arrested in the U.S. in DreamWorks Pictures/Fox 2000 PIctures’ dramatic thriller BRIDGE OF SPIES, directed by Steven Spielberg.

    Mối quan hệ rất bình đẳng giữa một người được gọi là tù nhân chiến tranh và một vị luật sư thuộc đất nước ông ta làm gián điệp. Ngay cả thẩm phán, người đáng lẽ là cán cân công lý thì ngay từ đầu đã chuẩn bị sẵn một cái án tử hình cho bị cáo của mình. Cuộc chiến tranh bị bỏ lại, những vỏ ngoài huy hoàng về sự trung thành của một công dân đối với tổ quốc để che phủ lên những mục đích đằng sau của mỗi bộ máy chính phủ bị lột bỏ khi người ta chứng kiến những đứa con của tổ quốc ấy bị cân đong đo đếm giá trị như các món hàng đem ra trao đổi. Khi làm nhiệm vụ thì họ chỉ là những quân cờ và bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành con tốt thí, sinh mạng con người đã không còn đơn giản là sinh mạng mà còn phụ thuộc xem vị trí của họ trên bàn cờ chiến tranh đó có giá trị cỡ nào. Nhưng đối với Donovan, sinh mạng của một sĩ quan cấp cao Abel nắm trong tay những bí mật có giá trị, người lính không quân Powers với những thông tin về vũ khí quan trọng hay ang chàng sinh viên kinh tế 25 tuổi chẳng có ảnh hưởng gì trong cuộc chiến tranh đều đáng quý như nhau.

    Chiến tranh vôn không có đúng sai, chỉ là bạn đánh giá theo góc nhìn của bên nào, một ai đó có thể là anh hùng thì đồng thời là kẻ đáng nhận án tử hình. Sự khốc liệt và đau đớn của chiến tranh đó là đẩy con người vào vị trí gần như “bắt buộc” họ phải hi sinh. Không chỉ hi sinh hạnh phúc cá nhân mà còn cả tính mạng của mình. Sự hi sinh đáng lẽ nên là sự lựa chọn, như việc Powers quyết định không tự sát khi bị bắt bị coi là sự hèn nhát và nhận sự khinh bỉ từ chính những người ở đất nước mà anh ta gần như bỏ mạng để phục vụ trong khi bản năng muốn được sống cũng chỉ là bản năng của con người. Những người lính trên chiến trường bom đạn hay người làm tình báo, họ không bao giờ thực sự biết mình sẽ nhận được gì sau khi trở về tổ quốc, những vòng tay chào đón hay chiếc ghế sau chiếc xe áp giải. Liệu ai sẽ nhận ra họ khi họ trở về? Câu hỏi Abel nói liệu ai sẽ nhận dạng được ông khi ông bắt đầu làm nhiệm vụ lúc còn rất trẻ và giờ đã là một ông già tóc bạc. Câu hỏi mỉa mai với nụ cười chua xót khiến người khác phải quặn lòng.


    Tài năng của đạo diễn Steven thật sự rất đáng nể, xem xong phim muốn đứng dậy vỗ tay kinh khủng. Đúng phong cách của ông, cách kể chuyện rất tinh tế, từng khung hình vô cùng chỉn chu chau chuốt, đẹp đậm chất điện ảnh. Cái màu vàng rực rỡ của nắng Hoa Kỳ, cái màu xanh xám lạnh ngắt của những tòa nhà đổ nát ở Đông Đức, cái màu nhờ nhờ tranh tối tranh sáng của nhà tù đều cực đẹp. Dù những gam màu đó vẫn được sử dụng trong các bộ phim về chiến tranh thôi nhưng qua ống kính của Ss thì những thứ quen thuộc đó có gì đấy huyền ảo mà lại thật hơn nhiều. Dân amatour chẳng biết phân tích gì về ngôn ngữ điện ảnh như mình thì chỉ biết thấy nó đẹp chứ không biết diễn tả sao cho đúng nhưng như hình ảnh trên nền gạch bóng loáng lộng lẫy ở Mỹ là những bóng đèn flash đen xì bị dẫm đạp nát tung tóe thể hiện rõ sự bát nháo quay cuồng của dân chúng Mỹ đối với vị án, hình ảnh chú chó lông vàng siêu đẹp nhưng lại xơ xác lần mò thức ăn trên mặt đường lạnh lẽo ở Đông Đức như chính cuộc sống của những con người nơi đó, rồi cả những cảnh quay cận bàn tay của từng nhân vật như Donovan, Abel hay Powers khi điều khiển máy bay đều thể hiệ được rất nhiều về tính cách và con người của họ.


    Biết đến Tom Hanks qua Forrest Gump – một vai diễn tượng đài, nhưng những phim sau thời điểm năm 2004 của ông thật sự mình xem không vào, không phải ở khả năng diễn xuất hay bộ phim không hay nhưng cứ bị cảm giác không được hợp vai. Đến BoS thực sự là sở trường để Tom vùng vẫy, diễn cứ như là làm lại chính mình. Mình không cho rằng là chết vai đâu, mà là vai diễn đúng cái chất mà Tom hóa thân xuất thần nhất ấy. Nhân vật Donovan hay, vừa sắc sảo lại nhân từ, một kiểu hóm hỉnh rất Mỹ, nhân vật được viết có chiều sâu về tính cách. Những quyết định của nhân vật Donovan trong phim khiến chúng ta hiểu và đồng cảm tự nhiên không hề bị gượng ép với quá trình phát triển tâm lý nhân vật.


    Mỗi bộ phim hay luôn cần những vai chính xuất sắc và những nhân vật thứ chính tỏa sáng trong những giây phút họ xuất hiện dù ngắn ngủi. Mark Rylance đã làm quá xuất sắc trong vai diễn Abel lần này và ông thực sự là điểm sáng về diễn xuất trong BoS, dù nhân vật Abel không thực sự có vai trò trực tiếp trong diễn biến câu truyện nhưng chỉ vài cảnh phim thôi cũng đủ sức tạo nên thế cân bằng đối với Donovan và mối quan hệ giữa 2 nhân vật chính là sự hấp dẫn nhất của tác phẩm. Một khuôn mặt ít cảm xúc, luôn có gì đó lãnh đạm không bị chi phối bởi tác nhân bên ngoài và cả chính cảm xúc cá nhân bên trong. Nhưng ngôn ngữ hình thể và đôi mắt thể hiện rất nhiều về con người ấy.

    Lời thoại ít, một câu lặp lại mấy lần gây ám ảnh, giọng nói đều đều nhưng khiến người ta xem xong thấy nể, đó hẳn là một người tài giỏi, rất tài giỏi, phong thái nói lên được tất cả về con người họ, không cần một lời khen của người thứ 3 nào khán giả cũng tự cảm nhận được rõ mồn một. Một con người dám chấp nhận, kiên cường và sâu sắc, thông minh luôn hiểu rõ thế sự… Đoạn cuối cùng khi 2 người chia tay trên chiếc cầu mình đã thấy cay mắt vì những điều Abel nói với Donovan về tương lai của ông, cái sự bình thản dù đoán biết được hết mọi chuyện thực sự rất rất đau đớn khi phải chứng kiến. Một con người luôn phải sống trong vỏ bọc, những lời nói dối, những thân thế giả, họ dần phải thích ứng và khóa kín những cảm xúc rất cơ bản của con người về buồn, vui, sợ hãi, tức giận… nhưng dù kìm nén tất cả thì sự xúc động đối với những việc Donovan đã làm được chuyển tải qua ánh mắt của Abel quá xuất sắc, chỉ nhìn một khoảnh khắc đó người xem đã có thể cảm nhận được toàn bộ những cay đắng trong lòng của Abel, rồi cả chút niềm hạnh phúc nhỏ bé khi lại thấy tin tưởng vào tình người của con người sắc lạnh ấy.

    [​IMG]

    Còn một điều về phim mà mình thích là chất giọng của Tom Hanks thì vẫn luôn độc đáo, và cũng cực kỳ hợp với vai trò người dẫn truyện, vô cùng ăn rơ với nhạc phim, những bản nhạc được chọn chuẩn xác dành cho từng phân cảnh.


    Duy nhất một điều về bộ phim này làm mình có chút gợn, chút xíu thôi, không phải chuyện hay hay dở mà ở chỗ thấy nó không được tự nhiên cho lắm đó là sự đối lập giữa 2 nhà tù của Mỹ và Đông Đức, mình thì chưa được chứng kiến nên cũng không rõ ngoài đời thật ra sao nhưng mà cái đoạn 2 nhà tù xuất hiện song song như một đối một ấy không rõ có phải cố tình so sánh không nhưng nếu thật thì cũng hơi lộ liễu sao đó… dù là quốc gia nào thì mình chẳng bao giờ tin vào sự tử tế bên trong những phòng giam tù chiến tranh hay tù chính trị cả đâu…


    Dài quá rồi phải không :)) nhưng mà đây là phim rất rất nên xem thử đó, mình hi vọng nó làm nên chuyện ở Oscar 2016, mà dù có không thì đây cũng là một trong 3 bộ phim điện ảnh xuất sắc trong năm nay mình được xem, mình hi vọng sẽ có nhiều người biết đến nó.

    'Người đàm phán' - vai diễn ấn tượng mới của Tom Hanks
    Bộ phim về chân dung một luật sư trở thành người hùng nghĩa khí mang đến vai diễn đỉnh cao tiếp theo cho tài tử từng hai lần đoạt Oscar.
    Sau hàng loạt vai diễn ấn tượng trong hai thập kỷ qua, ở tuổi U60, Tom Hanks tiếp tục làm mới bản thân trong bộ phim lấy bối cảnh thời Chiến tranh Lạnh nước Mỹ - Bridge of Spies -của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg.

    Trong phim mới, Tom Hanks vào vai luật sư có thật người Mỹ - James B. Donovan. Một ngày đẹp trời khoảng đầu thập niên 1960, khi thế giới phân cực vào hai phe là Mỹ (đại diện Tư bản) và Nga (đại diện khối các nước Cộng sản), Donovan được giao bào chữa cho một điệp viên Liên bang Xô Viết bị CIA bắt giam. Donovan được yêu cầu phải thua kiện để người gián điệp bị tử hình.

    Tuy nhiên, luật sư Mỹ hành xử theo lương tâm mách bảo và bào chữa hết mình cho thân chủ. Sau khi bị cả nước Mỹ khinh ghét vì bảo vệ gián điệp khối Cộng sản, Donovan lại được yêu cầu thay mặt Hợp chủng quốc sang Đức đàm phán để đổi phản gián Liên Xô lấy hai con tin Mỹ bị phía Nga và Đức bắt giữ.

    [​IMG]
    Một cảnh ghi dấu diễn xuất của Tom Hanks trong phim.

    Với lối diễn có phần tiết chế, Tom Hanks cho người xem thấy hình ảnh một luật sư ngoài 50 tuổi hơi bệ rạc, có phong thái chậm chạp nhưng đầu óc sắc sảo, lập luận gãy gọn. Trong khi thể chất có phần đi xuống, đầu óc của ông giống như "gừng già". Lý trí nhạy bén giúp ông luôn thắng một cách thuyết phục trong mọi cuộc hùng biện. Khuôn mặt biểu cảm, đôi mắt sáng gây thiện cảm, dáng người cao, Tom Hanks như được sinh ra để hóa thân thành các nhân vật độc lập và vượt lên hoàn cảnh.

    Bridge of Spiesđược anh em nhà Coen viết kịch bản dựa trên nhân vật và câu chuyện có thật ở Mỹ hồi thập niên 1960. Phim lật lại thời Chiến tranh Lạnh với cái nhìn gai góc, đề cao giá trị đạo đức cơ bản của những người văn minh khi họ phải lựa chọn đứng về một bên giữa các phe phái.Nhân vật của Tom Hanks được mô tả ngắn gọn qua câu nói sắc sảo của chính gián điệp người Nga: "người đàn ông đứng thẳng" - tượng trưng cho kẻ sĩ chỉ chết vì nghĩa.

    [​IMG]
    Tom Hank (phải) vào vai luật sư bào chữa cho gián điệp Nga (trái).

    Dài tới gần hai tiếng rưỡi,Bridge of Spieslà câu chuyện lịch sử và tâm lý thử thách tính kiên nhẫn ở người xem. Cùng chủ đề chính luận khô khan, phim không có nhiều cảnh đuổi bắt gây hồi hộp hay hành động hay bắn súng nghẹt thở để hút mắt khán giả. Thay vào đó, hình ảnh đẹp và trau chuốt lại tạo được không khí chân thực về bối cảnh thời đại cũ.

    Những cảnh quay đẹp nhất của phim nằm ở nửa cuối, mô tả mùa đông khắc nghiệt tại Berlin (Đức) với những cây cầu, con phố ngập trong tuyết trắng khiến người xem cảm nhận rõ cái lạnh run cầm cập mà nhân vật trải qua. Cũng trong bối cảnh ấy, các giao dịch bí mật quân sự xuyên quốc gia diễn ra càng làm cho câu chuyện thêm phần hồi hộp. Trong khi tuyến truyện về các thương vụ chính trị khá căng thẳng, tuyến truyện về gia đình làm phim thêm màu ấm áp.

    [​IMG]
    Poster phim "Người đàm phán".

    Lời thoại là một điểm nhấn trong tác phẩm mới của đạo diễn Steven Spielberg. Phim tràn ngập lời đối đáp dài, đôi khi văn hoa nhưng đầy ẩn ý của các nhân vật cấp cao trong hệ thống chính trị giữa các quốc gia. Phục trang của phim giúp người xem hình dung rõ nét hoàn cảnh lịch sử những năm 1950 và 1960 ở Tây Âu bằng những thiết kế kỳ công, nhiều phụ kiện như tay, khăn, áo khoác dài và mũ của người Mỹ và Đức thời đó.

    Không có nhiều cảnh hài hước và mang tính giải trí cao nhưng tác phẩm dễ được khán giả cổ điển, già dặn, thích phong cách của Tom Hanks ưa chuộng. Đây cũng là một trong những ứng viên sáng giá của mùa Oscar năm tới.

    Người đàn ông dùng lời nói thay đổi cục diện chiến tranh lạnh
    Review phim Bridge of Spies - Không bạo lực, không súng ống đạo diễn Steven Spielberg chỉ sử dụng những lời thoại đầy trọng lượng của mỗi nhân vật để tái hiện lại một trong những thời kỳ đấu tranh khốc liệt của loại người
    Không bạo lực, không súng ống đạo diễn Steven Spielberg chỉ sử dụng những lời thoại đầy trọng lượng của mỗi nhân vật để tái hiện lại một trong những thời kỳ đấu tranh khốc liệt của loại người.

    [​IMG]

    Tài tử Tom Hank đảm nhiệm vai chính trong Bridge of Spies

    Những câu chuyện về thế giới điệp viên và bí mật đằng sau cuộc sống ấy luôn thu hút nhiều sự chú ý. Trong lịch sử hiện đại, cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Xô Viết chứng kiến sự bùng nổ hoạt động của thế giới điệp viên. Bộ phim “Bridge Of Spies” sẽ mang đến một cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về những người đang hoạt động ở các “tổ chức ngầm” trên thế giới.

    [​IMG]

    Bộ Phim Bridge of Spies - Người Đàm Phán dựa trên một giai thoại có thật vô cùng nổi tiếng trong thời Chiến tranh lạnh giữa phương đông và Phương Tây (1953 – 1962). Tom Hanks vào vai James B.Donovan, một luật sư bảo hiểm được CIA giao trách nhiệm tham gia một cuộc đàm phán có ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện của chiến tranh lạnh nhằm trao đổi điệp viên Nga Rudolph Abel bị Hoa Kỳ bắt giữ, với một phi công trẻ người Mỹ Francis Gary Powers đang nằm trong tay của Liên bang Soviet.

    [​IMG]
    Cùng với Martin Scorsese, George Lucas, Woody Allen, Terrence Malick, và một vài tên tuổi khác, đạo diễn Steven Spielberg đã tạo nên một làn sóng tươi mới tại Hollywood trong những năm giữa thập niên 60 kéo dài đến thập kỷ 80. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên với những người hâm mộ điện ảnh. Ngay từ thủa ban đầu, Spielberg đã quá thành thạo trong việc chắp ghép các hình ảnh thành một bộ phim nay. Phim mới của ông, Bộ phim “Bridge Of Spies” là một ví dụ điển hình – có nhiều khoảnh khắc dùng hình ảnh, hay chỉ đơn thuần là khoảng lặng, để chuyển tải nhiều thông điệp hơn cả lời thoại, và sử dụng kỹ thuật biên tập phim để thể hiện những ý nghĩ song song.
    [​IMG]
    Mark Rylance trong vai Rudolf Abel,gián điện Liên Xô, Tom Hanks trong vai luật sư James Donovan trong một lần gặp mặt
    Gần như không có lấy một cảnh hành động hay cháy nổ, Người Đàm Phán khiến khán giả không thể rời ghế nhờ sự đầu tư chăm chút cho phần thoại. “Không ai thực sự an toàn”, “Đúng hay sai không quan trọng” là hai câu thoại ám ảnh người xem xuyên suốt phim. Trong cuộc trao đổi tù binh giữa Avel và Powers, một nhân tố cản trở thứ ba xuất hiện khi phe Đông Đức bắt giữ cậu sinh viên người Mỹ Frederic Pryor. Lúc này, tinh thần nhân đạo muốn cứu giữ chàng trai vô tội lại trở thành “chướng ngại vật” đối với phía CIA, khi thứ họ quan tâm duy nhất là thông tin rò rỉ từ Powers chứ không phải mạng người. Donovan phải thực hiện cuộc trao đổi “tay ba” chưa từng có tiền lệ trong cô độc, bởi Chiến tranh lạnh vốn không phải thời điểm của đúng và sai, chính nghĩa hay phi nghĩa.

    [​IMG]

    Bản thân việc bảo vệ cho “kẻ thù số một nước Mỹ” đã đẩy James B. Donovan vào vị trí “kẻ đáng ghét thứ hai”, tuy nhiên lương tâm nghề nghiệp của một luật sư là thứ giúp ông đứng vững. Được biết đến như một diễn viên gạo cội có hơn 30 năm kinh nghiệm diễn xuất, chủ nhân của nhiều tượng vàng Oscar qua những bộ phim sống mãi lòng người như Forrest Gumps, Philadelphia, The Green Mile,… không quá ngạc nhiên khi Tom Hanks có thể thổi hồn cho nhân vật “đàm phán viên” một cách trọn vẹn, đủ đầy cảm xúc cũng như những mâu thuẫn nội tại của nhân vật. Tuy nhiên, những sao hạng A như ông, hay Brad Pitt, George Clooney,… sẽ luôn có được cái phong thái xuất thần trong diễn xuất khó ai bì kịp, nên James B.Donovan trên màn ảnh hay nhưng không ấn tượng, thú vị nhưng không “lạ”; nó giống như hàng loạt những vai diễn xuất sắc trước đây của Tom Hanks.

    [​IMG]

    Có một vài cảnh cao trào được Spielberg đặc biệt chú tâm, như việc cả Abel và Powers cố tình che giấu thông tin. Nếu bạn nói tiếng Đức, như Donovan, chắc hẳn sẽ tự hỏi có gì ẩn chứa đằng sau vài lời đe dọa ngắn anh ta nhận được ở Đông Đức. Nhưng cái tâm của bộ phim thổn thức suốt bộ phim, ngay từ ban đầu, sau khi Abel bị bắt, khi Donovan làm luật sư bào chữa cho anh. Chính Donovan cũng tỏ ra kinh tởm khi thẩm phán chấp nhận bằng chứng giả và tuyên bố sự háo hức của mình trong việc kết tội bị cáo. Donovan phản đối, vì nếu đây là một cuộc chiến về lý tưởng, chẳng phải chính họ cũng nên ủng hộ lý tưởng của mình. Rằng chẳng phải cả những người chúng ta không thích – chúng ta ghét – đều có quyền lợi? Chẳng phải nước Mỹ tượng trưng cho sự công bằng sao? Như nhiều phim Spielberg khác, thông điệp này gợi tưởng tới các phim kinh điển theo chủ nghĩa tự do như Judgement at Nuremberg và To Kill a Mockingbird với ý tưởng rằng tất cả mọi người đều đáng được đối xử theo công lý. Bộ phim phán xét tình hình thời sự như Lincoln từng làm với những hoạt động trinh thám của Mỹ ngay trong đất nước mình, và phê phán cách các tù nhân bị đối xử ở Guantanamo.
    Nhân vật “cướp màn ảnh” bất ngờ lại là tay điệp viên Rudolph Abel, do Mark Rylance thủ vai. Một người đàn ông bí ẩn, dáng thấp đậm nhưng lại tỏa ra một áp lực khổng lồ, một khuôn mặt luôn bình thản dẫu phải cận kề cái chết. Viên luật sư nhìn thấy cái khí chất yêu đời đến ngạo đời của tay gián điệp, bởi mỗi khi anh hỏi “Ông không lo lắng à?” đều nhận được một câu trả lời cụt lủn: “Sợ thì có giúp ích gì không?”. Abel có thể là kẻ ác trong sách giáo khoa của những đứa trẻ Mỹ sau này, nhưng đối với dân tộc, lý tưởng của Tổ quốc thì ông như một người hùng,đứng bất khuất trước mọi lời dụ dỗ hay dọa nạt.

    [​IMG]

    Rudolph Abel trên phim (phải) và ngoài đời thực)

    Hấp dẫn, đầy kịch tính và nhiều bất ngờ dẫu câu chuyện đã được kể rất rõ ràng trong các trang sách sử, Người Đàm Phán là một tựa phim có yếu tố điệp viên, nhưng không cần phải đi theo motif người hùng tiêu diệt kẻ xấu mà khiến người xem hồi hộp đến chết lặng. Chắc chắn, phim sẽ là một trong những đối thủ nặng ký của mùa Oscar 2016.

    Nguồn: Tổng hợp

    Một tác phẩm nữa của Steven Spielberg về chiến tranh
    Bridge of Spies là một trong những tác phẩm chiến tranh tầm cỡ của đạo diễn Steven Spielberg, sau Schindler’s List (1993), Saving Private Ryan (1998), War Horse (2011), Lincoln (2012)… Điều thú vị trong các tác phẩm của ông, đó không phải là mô tả cuộc chiến với những tham chiếu từ lịch sử hay các sự kiện có thật, mà chính là những câu chuyện giữa con người với con người, giữa những dằn xé, mâu thuẫn và bản sắc của mỗi con người, họ có thể là nạn nhân, là kẻ gây chiến, hay thậm chí là những người ngoài cuộc. Nhưng bất kể ai đúng ai sai, ai chánh ai tà, khi xuất hiện trong các bộ phim của Steven Spielberg, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh, thì mỗi người đều mang trong mình sứ mệnh phải sống, phải khác biệt trên tổng thể hài hòa và cảm xúc mà bộ phim mang lại.

    Bridge Of Spies mở đầu với shot hình cận cảnh một người đàn ông đang tự nhìn vào tấm gương của mình cùng với bức chân dung tự họa. Một gương mặt trong tranh, và một gương mặt qua tấm gương. Đâu là sắc thái thật của người đấy? Và người xem sẽ nhìn thấy hình ảnh thật của người đàn ông đấy qua đâu? Có ai trả lời được câu hỏi này hay không? Một điệp viên tài ba chắc chắn sẽ không để ai có được câu trả lời chính xác, đó chính là họa sĩ tự do trên phố Brooklyn, New York – Emil Robert Goldfus. Và không lâu sau người xem nhận ra thân phận thực sự của ông, đó chính là đại tá Rudolf Abel (Mark Rylance), một viên tình báo Liên Xô đã thiết lập và lãnh đạo nhiều điệp viên do chính ông tuyển chọn, tự tạo ra những mã số để thường xuyên liên lạc với trung tâm và hoạt động cực kỳ hiệu quả trong một thời gian dài.

    Khi CIA tìm thấy và phát hiện thân phận thật của ông, để đúng với thể chế luật pháp hiện hành của Mỹ, họ đã tìm đến luật sư James Donovan (Tom Hanks) để bào chữa cho ông. Có thể đây là một điều mỉa mai dành cho hệ thống luật pháp, khi họ yêu cầu một luật sư chuyên về bảo hiểm lại đảm nhiệm cho một vụ án mang tính quốc gia; và bởi vì những người trong CIA hay chính phủ nghĩ rằng vụ bào chữa này chỉ mang tính hình thức, để rốt cuộc vẫn kết án tử thua cuộc cho Abel, một cú trả đòn khá đau dành cho Liên Xô. Tòa án, do đó đã phần nào được hiểu như một sân khấu mà kết cục đã soạn sẵn trong kịch bản. Nhưng Donovan đã thay đổi nó. Chính xác là ông làm đúng công việc và trách nhiệm của mình. Donovan với những lập luận sắc bén, ngắn gọn đã cho tòa án thấy rằng Abel sẽ là một mắc xích quan trọng và sẽ có khả năng thay đổi cục diện trong cuộc chiến thông tin giữa Mỹ và Liên Xô, và do đó, ông ta cần được sống. Dù cho người dân muốn nhìn thấy Abel treo cổ với lòng yêu nước mù quáng, hay những người đồng nghiệp xa lánh, gia đình gặp nguy hiểm, thì Donovan vẫn quyết tâm đứng vững để bảo vệ quan điểm và thân chủ của mình. Có một điều mà có lẽ Donovan, vì là một luật sư bào chữa có tài nên ông ta hiểu rất rõ bản chất của vấn đề, trong khi những người còn lại thì không vì bị cảm tính lấn át: Abel là thân chủ của ông, và nhiệm vụ của luật sư bào chữa chính là phải bảo vệ thân chủ của mình. Điều này thể hiện rất rõ tinh thần làm việc của phương Tây: ai làm việc đó, và một khi đã được giao việc thì phải làm đúng trách nhiệm của mình. Hình tượng “standing man” ở Donovan không chỉ là quyết tâm giành lấy lẽ công bằng cho Abel ở một đất nước được mệnh danh là “công bằng”, mà là cách Donovan đối diện với những chỉ trích, đe dọa từ cảm xúc bộc phát từ người dân xung quanh.

    [​IMG]

    Cái cách mà Donovan lo lắng, đi qua đi lại khi trăn trở về bản án của Abel, nó làm cho tôi nghĩ đến hình ảnh của một người trước hết là sự hết mình vì công việc, sau đó mới là nỗi đồng cảm xuất phát từ trái tim. Khi ông qua Liên Xô, băng qua bức tường Berlin, che dấu thân phận để tìm gặp các chính khách bàn thảo kế hoạch trao đổi tù binh giữa Abel và phi công do thám của Mỹ Francis Gary Powers (Austin Stowell) và cậu sinh viên kinh tế của Mỹ bị bắt tại bức tường Berlin, Frederic Pryor. Đó là cuộc trao đổi hai, hai, hai. Cách tiếp cận vấn đề của Donovan rất cương quyết và dứt khoát, thể hiện một tinh thần thép của một vị luật sư chuyên nghiệp. Họ biết mình cần làm gì và phải làm gì để cán cân công lý và quyền lợi chia đều cho các bên.

    Dù cho mọi người ghét cay ghét đắng, nguyền rủa và rời xa Donovan, nhưng cách duy nhất để anh vẫn còn là chính mình đó là sống ngay thẳng và giữ vững lập trường. Nó làm cho tôi ít nhiều nghĩ đến câu nói “Tự trọng, luôn luôn tự trọng” của Gene Kelly trong Singing in the rain, là phương châm sống của người nghệ sĩ chân chính.

    Có rất nhiều điều để nói về Donovan, vì sao anh lại cứng rắn theo đuổi vụ án của Abel đến cùng, vì sao anh lại một mình đến Berlin, chịu đựng cái lạnh băng giá và sống trong căn phòng tồi tàn để tìm cách đàm phán về vụ trao đổi con tin,… Đó không phải là một việc dễ dàng, nhất là khi Donovan đơn thân độc mã đi tìm lời giải cho mình, thân chủ và chính phủ của mình. Khoảng 1/3 nửa cuối của phim, khi Donovan qua Đức, mỗi người xem như thể là một cameraman để lướt đi cùng Donovan băng qua từng khung hình lạnh giá và tàn khốc của hậu Thế chiến thứ 2. Một trong những điều mà tôi nghĩ không nhiều đạo diễn làm được, đó là khi bộ phim dựa trên dữ kiện quan trọng của lịch sử, có tính chất quyết định đến số phận của cả một thế hệ, một chủ đề khá tế nhị, thì có chỗ nào để các chi tiết hư cấu trong bộ phim làm bật được tinh thần của nhân vật chính, khiến cho bộ phim không buồn tẻ và cũng không quá an toàn. Tôi nghĩ phần nhiều chính là phương pháp tỉnh lược. Không kể chuyện, không miêu tả, không mô phỏng, mà thay vào đó, người đạo diễn sẽ tìm cách để mở rộng các khung hình lột tả khoảnh khắc, thần thái nhân vật kết hợp với lời thoại vào đúng chỗ và đúng lúc. Và đó chính là điểm đặc sắc của Bridge Of Spies nhờ vào phần kịch bản của anh em nhà Coens (Ethan Coen và Joel Coen), những phù thủy kịch bản của No country for old man (2007), Fargo (1996), Inside Llewyn Davis (2013),…

    Tuy nhiên, cả bộ phim Bridge of Spies với dụng ý để tôn vinh đức tính cương trực và tinh thần thượng tôn luật pháp, công bằng của Donovan, đã được sắp đặt trong các câu thoại thuộc về Abel, gián điệp Liên Xô và là thân chủ của anh. Dù đứng trên hai chiến tuyến, nhưng bằng cách nào đó, họ đã bắt sóng với nhau ở lý tưởng và phong cách làm việc hết mình cho chính phủ của họ.

    “Chúng ta phải kết thúc chuyện này, nếu không sẽ có một chiến tranh khác nữa xảy ra”.

    Trong Bridge of Spies, thú thật là chính vai diễn Abel của Mark Rylance lại để cho tôi ấn tượng sâu đậm hơn cả. Ánh mắt bình tĩnh của ông mỗi khi nói “Lo lắng có ích gì”, hay khi nhìn dáng vẻ lo lắng của Donovan và ông kể câu chuyện về “standing man”, về một người bạn của gia đình ông đã đấu tranh lại bọn người đã tra tấn người đàn ông đó. Sau mỗi cú roi, người đó lại đứng dậy và còn đứng thẳng hơn lần trước. Sau đó, họ bỏ cuộc. Tôi thích nét mặt nghiêm nghị, nhưng tỏa ra một cảm giác bình thản, ôn hòa, thẳng thắn ở con người này. Trong lịch sử, Nhờ có Abel và nhóm tình báo của ông mà Liên Xô đã rút ngắn đáng kể thời gian để chế tạo thành công bom nguyên tử. Nhiều nhà quân sự tài ba trên thế giới đã dũng cảm thừa nhận, họ hi vọng quốc gia của họ sẽ có một “Abel” như Liên Xô đang có. Mặt khác, khi bị bắt, Abel vẫn bị chối bỏ trên giấy tờ và truyền thông bởi chính quốc gia mình đang phục vụ, nhưng ông vẫn không hé lộ bất cứ bí mật nào, cũng không hề bán đứng những người cộng sự. Trong quá trình điều tra, Abel từ chối đưa ra các bằng chứng tại tòa và không nghe theo các lời dụ dỗ của CIA để phản bội tổ quốc. Ông bị kết án 32 năm tù và bị biệt giam tại một nhà tù ở New York. Sau đó, thời gian trong tù Abel dùng để nghiên cứu lý thuyết toán học, nghệ thuật và hội họa. Sau 14 năm hoạt động bí mật ở Mỹ, đến khi được trao trả lại cho Liên Xô, ông vẫn ung dung chia sẻ với Donovan: “Lát nữa đây số phận của tôi sẽ phụ thuộc vào việc tôi sẽ ngồi đằng sau hay được ôm chầm chào đón”. Abel là một điệp viên có tài, là viên ngọc của Liên Xô, nhưng ông cũng là một con người cô độc, lẻ loi, dành cả đời hết lòng phụng sự cho tổ quốc.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, Bridge of Spies cũng cho người xem thấy sự sắc sảo của những nhà chính trị quân sự khi tham dự trong sự kiện vào ngày 10/2/1962, trên cây cầu Glienicker tại biên giới Đông và Tây Berlin với cuộc trao đổi tù nhân lịch sử giữa Mỹ và Nga. Đó không còn là một, hai, hai, mà còn liên quan đến chính sách an ninh như một màn dàn trận của Lý thuyết trò chơi của nhà toán học John von Neumann . Và rõ ràng, Lý thuyết trò chơi đã có sự phát triển lớn khi được hình thức hóa nó trong thời kỳ trước và trong Chiến tranh Lạnh, chủ yếu do áp dụng của nó trong chiến lược quân sự, nổi tiếng nhất là khái niệm đảm bảo phá hủy lẫn nhau (mutual assured destruction)

    Cuối cùng, điều tôi cảm nhận được ởBridge of Spieschính là một bài học đắt giá về tinh thần phản chiến, chiến tranh khiến cho mạng sống và số phận của mỗi cá nhân trở thành quân cờ trên một ma trận không lối thoát. Hình ảnh bức tường Berlin phân chia ranh giới Đông và Tây Đức, cũng như phân chia Liên Xô và Mỹ khiến người xem không khỏi ám ảnh, dù chúng ta không thuộc về thời đại đó, nhưng nỗi đau chia cắt, rời xa, bị phân tán thì không có ngôn ngữ nào diễn tả được.

    [​IMG]

    Phần âm nhạc của Bridge of Spies do nhà soạn nhạc Thomas Newman đảm nhiệm, những bản nhạc mang không khí ảm đạm của Chiến tranh lạnh, bản nhạc bình yên êm ả khi luật sư Donovan trở về nhà, và bản nhạc của tình bạn giữa ông và Abel cộng hợp với sức biểu cảm của nhân vật giúp bộ phim chiếm được cảm xúc của người xem.

    Tuy nhiên, điểm mà tôi không thích nhất chính là việc tôn vinh tinh thần Mỹ quá mức ở những chi tiết đối đãi với tù binh, song song là khung hình tại Liên Xô trong cùng bối cảnh tương tự. Khiến cho người xem dễ sinh ra cái nhìn phiến diện và không công bằng cho phía còn lại.

    Theo 35MM
    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    Bridge of Spies 2015 ViE mHD BluRay DD5.1 x264-TRiM

    ENCODED DATE..: UTC 2016-01-19 21:24:29
    RELEASE SIZE..: 4.08 GiB
    RUNTIME.......: 2h 21mn
    VIDEO CODEC...: x264, [email protected]
    FRAMERATE.....: 23.976 fps
    BITRATE.......: 2 788 Kbps
    RESOLUTION....: 1280x534
    AUDIO.........: Vietnamese AC3 5.1@640 Kbps
    AUDIO.........: English AC3 5.1@640 Kbps
    CHAPTERS......: Yes
    SOURCE........: 1080p Blu-ray Remux AVC DTS-HD MA 7.1 - KRaLiMaRKo
    ENCODER.......: Spy
    SUBTITLES.....: Vietnamese
    x264 [info]: frame I:1323 Avg QP:17.18 size: 71968
    x264 [info]: frame P:46839 Avg QP:19.60 size: 27251
    x264 [info]: frame B:155146 Avg QP:21.13 size: 10667
    x264 [info]: consecutive B-frames: 1.2% 1.7% 7.4% 25.4% 64.4%


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;mBBuzHrZBro]http://www.youtube.com/watch?v=mBBuzHrZBro[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ Đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    (đã có bản tiếng Việt)
    http://subscene.com/subtitles/bridge-of-spies/vietnamese/1259524


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 4.1 GiB
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản KHÁC[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    1080p:
    Bridge of Spies 2015 1080p BluRay DD5.1 x264-SA89 - {15.9 GiB} Fshare | Phụ Đề [​IMG]
    Bridge of Spies 2015 ViE 1080p BluRay x264-SPARKS - {11.6 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh

    720p:
    Bridge of Spies 2015 ViE 720p BluRay DTS x264-SPARKS - {8.1 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh
    Bridge of Spies 2015 ViE 720p BluRay DTS-ES x264-HiDt - {8.8 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh [​IMG]

    mHD:
    Bridge of Spies 2015 ViE mHD BluRay DD5.1 x264-TRiM - {4.1 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh [​IMG]
    Bridge of Spies 2015 ViE 720p iPad AAC x264 - {2.6 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh


    [/TD][/TR][/TABLE]

    __________________________________________________ ________________________________
    [​IMG]
    KHO PHiM HD, BluRay - Update hàng ngày | Xuân Bính thân 2016
    Series/Collection | Phim Tài Liệu | HOT/Bom Tân | Blu-ray/Remux | Asia | US-EU | Cô Trang | Sniper | Lông tiêng | VietNam
    Incest | LGBT | ROCK/DemoWorld | Ghibli Studio | New year/Christmas | Van Damme | Bruce Lee | Diep Van | Hoang Phi Hong
    Star Wars | 007 | Mad Max | Fast and Furious | The Hunger Games
    __________________________________________________ ________________________________​
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/1/16
  2. tuvantuyensinh68

    tuvantuyensinh68 New Member

    Tham gia ngày:
    18/12/15
    Bài viết:
    2
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ðề: [Tâm lý] Bridge of Spies 2015 ViE mHD BluRay DD5.1 x264-TRiM ~ Người Đàm Phán | Tom Hanks, Mark Rylance, Alan Alda

    Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội ( Tức ĐH Thủ Đô)

    THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ TRUNG CẤP VÀ LIÊN THÔNG LÊN ĐẠI HỌC.

    ( DÀNH CHO CÁC BẠN CÓ NHU CẦU HỌC VÀO CÁC BUỔI TỐI HOẶC THỨ 7, CN )

    Tư Vấn 24/24 : 0981.053.098 (Thầy Tuấn )

    * Xét tuyển các ngành đào tạo chính quy HỆ TRUNG CẤP :

    + Sư phạm Mầm Non.

    + Sư phạm Tiểu Học.

    * Đào tạo Liên Thông TRUNG CẤP lên Đại Học:

    + Sư phạm Mầm Non.

    * Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

    HOTLINE : 0981.053.098 (Thầy Tuấn )
     

Chia sẻ trang này