HN Kinh hoàng công nghệ chế biến rượu giả. 56

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi lenguyen010112, 9/3/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. lenguyen010112

    lenguyen010112 New Member

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài viết:
    0
    Đã được cảm ơn:
    0
    Nhóm PV đã thâm nhập, ghi hình từng thủ đoạn của các đối tượng sản xuất rượu cồn độc hại ở khắp Bắc Ninh, Hà Nội và gặp phải sự vô trách nhiệm, bất lực, mặc kệ của cơ quan hữu trách trong bảo vệ người tiêu dùng...
    Tân Hoa Mai tự hào là nhà cung cấp giải pháp chống hàng giả hàng đầu trong cả nước.
    [​IMG]Kinh hoàng công nghệ chế biến rượu giả.​
    Trách nhiệm thuộc về "không ai cả"
    Tiếp xúc với chúng tôi, ông Trần Danh Phượng, vị tân Chi cục trưởng VSATTP tỉnh Bắc Ninh, phủ nhận những gì ông Hùng (người tiền nhiệm của ông) đã nói. Thậm chí ông còn huỵch toẹt: “Rượu không phải là lĩnh vực mà Chi cục VSATTP chúng tôi quan tâm đến, “thông tư nghị định” gì đó đã quy định từ lâu rồi, cái đó phải sang hỏi bên Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở KHCN”.
    Khi chúng tôi yêu cầu tìm văn bản đó, ông Phượng bảo tìm chưa thấy. Ông có biết ông Hùng từng trả lời báo chí quá nhiều, từng đi xét nghiệm rượu Đại Lâm, nhưng đến đời ông thì cái đó... “không phải thẩm quyền quản lý của chúng tôi nữa”.
    Ông “đẩy” chúng tôi sang gặp ông Trần Tiến Dũng, Chi cục trưởng Đo lường Chất lượng, với lời nhắn nhủ: Nếu rượu pha cồn, mà pha bằng cồn thực phẩm thì còn tạm được, chứ cồn công nghiệp là độc hại lắm và uống chết người đấy (theo kết luận của Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn Thực phẩm Quốc gia, Bộ Y tế, mẫu cồn Đại Lâm chúng tôi đem đi xét nghiệm cũng rất độc hại, không pha thành rượu được. Bởi nó là cồn chưa tinh chế, có thể là cồn công nghiệp, vì lượng methanol, aldehyt rất cao, người uống nhiều có thể tử vong).
    Nhưng ông Phượng không hề biết rằng, ông Dũng cũng vừa đẩy chúng tôi sang gặp ông Phượng theo đúng cái cách “tôi sẽ tìm văn bản nói là tôi không liên quan đến việc quản lý sản phẩm rượu”. Khi tôi tiết lộ điều này với video kèm theo, ông Phượng chỉ cười.

    Ông Dũng nói: “Về mặt bản chất, rượu ở làng Đại Lâm đó, người ta sản xuất rượu thế là có rất nhiều vấn đề rồi! Nhưng mà ngành chúng tôi, cả Bộ cả ngành không quản lý lĩnh vực liên quan đến rượu này, nên chúng tôi không biết trả lời thế nào cả”.

    Tóm lại là ai sẽ quản lý thị trường rượu pha từ cồn trôi nổi, nó đang nhảy múa biến hóa thành đủ thứ rượu nếp, rượu cẩm, rượu cốm, rượu dân tộc pha cây cỏ và động vật, rượu Tây đắt đỏ...? Câu trả lời còn bỏ ngỏ!
    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đề nghị cần kiểm soát chặt các loại rượu trước khi nó đến miệng người tiêu dùng vô tội. Đơn vị nào sản xuất cồn tinh chế, 100% cồn, mà không có metanol rồi aldehyt độc hại thì cần ghi rõ ngoài bao bì là cồn thực phẩm (được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu bia với điều kiện tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt).
    Còn nếu không, dây chuyền công nghệ kém, đầu tư ít tiền, chưa xử lý các tạp chất độc hại, cho ra lò cồn công nghiệp hoặc cồn thô, thì tuyệt đối không được dùng nó hoặc bán tiếp tay cho người ta dùng nó pha thành đồ uống.
    Các loại cồn chưa khử được aldehyt, methanol (chất độc hại), thì cần ghi rõ nó là cồn công nghiệp, không được sản xuất đồ uống. Đơn vị nào ghi sai, hoặc nhập nhèm dùng cồn công nghiệp, cồn trôi nổi độc hại để “coi như cồn thực phẩm tinh khiết” mang pha rượu, thì sẽ xử lý nghiêm, xử lý hình sự vì đó là tội đầu độc đồng loại.
    Tuy nhiên, đề nghị tử tế của vị PGS.TS này có lẽ đang rơi vào không tưởng trong bối cảnh buông lỏng quản lý thực phẩm ở nước ta. Buông lỏng quản lý “đầu ra” ở làng pha rượu từ cồn trôi nổi, hàng chục nghìn ngày qua, các xe tải rượu ùn ùn mang rượu đi tứ phương tám hướng, họ đựng trong phuy, chum vại rồi pha chế đủ kiểu hóa chất vào, “bón” nó tận mâm tiệc cho người tiêu dùng. Chúng ta phải làm sao?
    Nói về nỗi nguy hiểm của rượu giả, rượu rởm pha chế từ cồn công nghiệp, BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai (Hà Nội), đơn vị thường xuyên phải cấp cứu cho các ca bệnh nặng thậm chí tử vong vì uống rượu pha cồn công nghiệp nói: “Cồn công nghiệp, khi ở trong rượu rởm và người ta uống, nó thường có các biểu hiện ngộ độc khá muộn, từ 24 tiếng hoặc hơn sau khi uống. Do vậy bệnh nhân thường được đưa đến bệnh viện muộn, họ bị bỏ qua giai đoạn quan trọng lúc đầu để có thể cấp cứu kịp thời và hiệu quả nhất”.
    Công nghệ sản xuất rượu từ cồn công nghiệp, nước lã và hương liệu vô cùng đáng sợ, nhất là khi chúng ta đã chủ quan quá lớn trong việc kiểm soát chất lượng rượu trước khi tung ra thị trường.
    [​IMG]Tem chống giả hologram của Tân Hoa Mai​
    In tem chống giả để nhận ngay ưu đãi hôm nay.
    850 lít nước lã + 150 lít cồn công nghiệp và hóa chất = 1.000 lít rượu
    Đối tượng Nguyễn Thành Năm (Chủ cơ sở Hồng Hà ở Hà Đông) đã tiết lộ khi sa lưới pháp luật: Anh ta học hỏi kẻ gian, học trên mạng xã hội, mỗi ngày sản xuất hàng nghìn lít rượu bằng công thức: 850 lít nước lã + 150 lít cồn trôi nổi độc hại (cồn công nghiệp) và thêm tí hương liệu là thành 1.000 lít rượu đem bán, kiếm bộn tiền. Không cần giấy phép, không cần công bố chất lượng, cứ mua vỏ chai đã qua sử dụng về, mua thêm vài xe tải nút chai ở Hoài Đức (Hà Nội), mua tem nhãn mác giả, đổ cồn công nghiệp lẫn nước lã, cho ít phụ phẩm vào, thế là đóng chai đem bán.
    Khi anh ta bị bắt giữ và khai nhận toàn bộ thủ đoạn, câu hỏi đặt ra là: Cơ quan quản lý đứng ở đâu trước việc hàng nghìn chai rượu ra lò từ đây mỗi ngày, suốt bấy lâu? Có bao nhiêu nghìn, vạn, triệu người bị đầu độc mà không biết kêu ai hoặc đang bị bệnh hiểm âm thầm phát tác, tàn phá sức khỏe và uy hiếp tính mạng? Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đứng ở đâu, cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hàng hóa thị trường... đứng ở đâu? Người tiêu dùng đứng ở đâu và sẽ hành động thế nào đây, ngoài việc cay đắng ngậm ngùi chờ đến lượt mình bị lưỡi hái tử thần “ngoạm” qua cổ?
    Trần QuânTheo Tuổi trẻ & Đời sống
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này