[TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center] Children of Heaven 1997 1080p BluRay DTS x264-WiKi [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Những đứa trẻ thiên đường {Phụ đề tiếng Việt} (Mohammad Amir Naji, Amir Farrokh Hashemian, Bahare Seddiqi) Ratings: 8.5/10 from 23,976 users [/TD][/TR][/TABLE] Thông tin phim. Click HERE: Spoiler [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] Children of Heaven (1997) là bộ phim nổi tiếng của Iran và cũng là bộ phim Iran đầu tiên được nhận đề cử giải Oscar cho hạng mục "Phim Nước Ngoài Xuất Sắc Nhất". 'Children of heaven', tác phẩm điện ảnh đầy rung cảm của đạo diễn Majid Majidi. Từ việc cậu bé Ali làm mất chiếc giày của cô em gái, phim dẫn độc giả hồi hộp theo dõi suốt một đường dây câu chuyện cảm động, giàu tính nhân văn. Phim là sự tổng hòa giữa hình ảnh đẹp, nhạc hay, lời thoại nhiều ý nghĩa và nổi bật hơn hết là giúp người xem có thể hình dung về đất nước, con người Iran hồn hậu, cũng như biết về một nền điện ảnh nhỏ bé nhưng đầy chiều sâu. Nội dung: Bộ phim kể về câu chuyện của gia đình nghèo khó nhà Ali. Với sự ra đời của đứa em nhỏ, cộng thêm bệnh tật của người mẹ và lương tháng ít ỏi của người cha, cả gia đình Ali phải xoay xở mới đủ sống. Ali được mẹ nhờ đi sửa đôi giầy rách cho em gái Zohra. Nhưng trong lúc mua khoai tây ở cửa hàng tạp hóa, một người thu rác đã lượm được chúng. Ali đành hối lỗi nhường đôi giày thể thao của mình cho em dùng chung. Hàng sáng, Zohra đi giày anh đến trường rồi vội vã chạy về trả giày cho anh đi học. Chính vì thế mà Ali luôn muộn học. Vinh dự và giải thưởng: Bộ phim được công chiếu vào tháng 2 năm 1997 tại Liên hoan phim Tehran Fajr và được trao vài giải thưởng điện ảnh quốc gia. Năm 1998, bộ phim trở thành bộ phim Iran đầu tiên được đề cử giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Bộ phim cũng đạt được thành công lớn lao khi trình chiếu ở nhiều festival film và đạt được giải thưởng ở Liên hoan phim Fajr, Liên hoan phim Thế giới, Liên hoan phim quốc tế Newport, Liên hoan phim quốc tế Warsaw, và Liên hoan phim quốc tế Singapore. Bộ phim cũng cạnh tranh cho Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim của Viện phim Mỹ năm 1997. Bình luận: Trong trẻo như một bài đồng ca, và gần như hoàn hảo. “Children of heaven” vẽ nên một đất nước Iran sương gió, với những phong tục tập quán và văn hóa của một quốc gia Đạo hồi nhưng tuyệt nhiên bạn sẽ không thấy có mạng che, hay cũng không hề dính màu chính trị. Đất nước Iran qua ánh mắt của Ali và Zohra là những con phố từ nhà đến trường chạy dọc với rãnh nước mưa, là ngôi trường nghiêm khắc với những học sinh đến muộn, và cả sự thích thú, háo hức khi được cùng bố làm đi làm vườn giữa những khu nhà giàu sang trong thành phố. Ali là một cậu bé gây ấn tượng với đôi mắt hơi xệch xuống, mỗi khi cậu bé khóc trông rất tội nghiệp. Còn Zhara lại mang khuôn mặt đầy ngây thơ, thánh thiện. Hai đứa trẻ chính là trung tâm của “thiên đường” mà bộ phim gợi ra. Cao trào của phim xoay quanh đôi giày. Chiếc giày mà Ali đánh mất khi vào của hàng mua rau là một cao trào, chiếc giày bị ướt trong đêm mưa, chiếc giày bị rơi xuống nước khi Zhara chạy về để thay giày cho anh, chiếc giày là hy vọng, động lực để Ali tham gia vào cuộc thi chạy ... Phim không nhiều nút thắt, không nhiều bất ngờ, không có những hành động bóp ngạt tim người xem như phim Hollywood, mà “Children of heaven” là một cuốn sách nhẹ nhàng, dung dị, tinh tế, lôi cuốn làm đắm chìm đôi mắt của khán giả. Bạn sẽ khóc cũng với nước mắt của Ali khi cậu bé làm mất giày, “ghen” cùng với Zhara khi cô bé nhìn thấy bạn bè trong lớp có bút đẹp, thương cảm cho người cha khi ông ngại ngùng bấm chuông xin được làm vườn … Với lối quay những cảnh gần, thường diễn ra trong cảnh sinh hoạt gia đình, cảnh cầu nguyện, cảnh Ali “thanh minh” với cô em về việc mình mất giày, cảnh hai anh em ngồi học, cảnh ông bố ngồi mắng vợ...Với lối quay này, người xem dễ dàng can thiệp sâu vào bộ phim, qua đó người xem như có cảm giác đang được tận mắt chứng kiến và là một phần trong các nét phong tục, văn hóa của người Iran. Đặc biệt, người xem không khỏi bị ám ảnh với hình ảnh của những chiếc ngõ, những con đường hẹp, sâu hút nhất là khi Ali và Zhara chạy từ trường về nhà để thay giày. Những con đường hẹp, sâu, gợi cảm giác nặng nề về sự tù túng, chật hẹp của cuộc sống. Một chút gì đó ảm ảnh, gợi nhớ về những con ngõ nhỏ của Việt Nam. Như Huy's blog: ( Bài cũ) Vài ý rời sau khi xem bộ phim Spoiler Nhân dịp bạn Nguyễn Đức Tú viết về bộ phim "Nếu em là người tình" trên facebook của bạn í. Mình nhớ ra là mình cũng từng viết về phim. Đăng lại cho...vui, dù có lẽ đây không phải là review ------ Hôm nọ ngồi dịch bản thuyết minh cho bộ phim “ The Children of Heaven”, buộc phải xem phim theo kiểu giật cục, không ngờ qua đó nhận ra nhiều chi tiết thú vị^^ 1- âm nhạc xuất hiện trong phim này rất ít, chỉ khoảng 4, hay 5 lần. Có vẻ như đạo diễn kiên quyết duy trì cho phim một mầu sắc hiện thực, với toàn bộ các âm thanh, tiếng động hoàn toàn tự nhiên và của đời sống 2- Ở đoạn cậu bé và em gái Zahra tìm đến nhà cô bé Roya, người mà Zahra thấy là đang đi đôi giày của mình. Trong không gian đó chợt nghe thấy tiếng máy bay. Tại sao lại có tiếng máy bay ở đây? Nói khác đi là tại sao đạo diễn lại chọn để tiếng máy bay vào đây. Thật ra tiếng máy bay cũng chỉ là một trong muôn vàn âm thanh của đời sống xung quanh, tuy nhiên, khi khắp cả không gian- tiếng động của bộ phim không hề có gì liên quan đến máy bay ( thậm chí không hề thấy một chiếc xe hơi hay xe gắn máy trong bộ phim) , thì một tiếng máy bay xuất hiện ở đó là rất lạ. Liệu có phải rằng tiếng máy bay xuất hiện ở đó là để nhấn vào sự xa cách của cái thế giới nghèo nàn nơi các cô, cậu bé đó đang sống với một thế giới xa hơn ở mãi ngoài kia? Và như vậy, ở đây, ngoài giới tuyến giữa hai cô bé được tạo nên bởi đôi giày nhỏ nhoi, chính tiếng máy bay đã nhắc nhở chúng ta rằng, còn có một giới tuyến khác nữa, mà ở đó, cả hai cô bé, cả Ali, cả những sự hạnh phúc hay bất hạnh xoay quanh một đôi giày đều buộc phải ở một bên. 3- Cảnh cậu bé Ali đối thoại với một đứa bé trong khu biệt thự thông qua một cái máy phát thanh gắn ở ngoài cổng biệt thự. Toàn bộ thoại và thông điệp của hai đứa bé chỉ là một cuộc trao đổi bình thường, hỏi tên nhau, rủ nhau vào chơi. Song khi bị trung gian qua cái loa làm nghẹt tiếng lại – khoảng cách giữa hai thế giới chợt hiện ra rất rõ rệt. Thế giới vô hình và máy móc kiểu lâu đài của Kafka, và thế giới nghèo nàn, song đầy ắp hiện thực vui buồn của những cô, cậu bé như Zahra, Ali hay cả Roya. 4- Đặc trưng của bộ phim này chính là việc không hề tồn tại những “ tragic fault” [sai lầm bi đát] – theo đúng chuẩn của bi kịch Hy Lạp– tức các sai lầm mà khi mắc phải ( do không biết) , người ta không thể cứu chữa được. Tất cả các sai lầm có thể dẫn tới bi kịch trong bộ phim này đều được chặn lại. Cảnh cô bé rơi chiếc giày xuống cống và đuổi theo – thật ra có thể phát triển rất khác, và qua đó, làm bộ phim trở nên hoàn toàn khác. Song vào lúc cô bé đã sụp xuống ngồi khóc rồi, thì bỗng có ngay một ông Bụt ( ông chủ cửa hàng) hiện ra để giúp cô bé tìm lại chiếc giày. Cảnh cậu bé bị đuổi học vì đến muộn, cũng rất có thể được phát triển hoàn toàn khác, song rốt cuộc cũng lại đã có một thầy giáo xuất hiện, xin cho cậu được vào lớp. Cho tới cảnh chót, khi cậu bé chạy thi chỉ mong được giải ba- để được phần thưởng là đôi giày tặng cho cô em gái - nhưng lại được/bị giải nhất- là một phần thưởng khác, tuy lớn hơn ( hai tuần cắm trại và một bộ quần áo thể thao) song không có đôi giày mới kèm theo. Những tưởng cảnh này sẽ dẫn đến một bi kịch rất điển hình, khi tình huống éo le của cậu bé đã đạt tới độ bi đát, và không thể cứu vãn, thế nhưng đến phút cuối, lại có cảnh ông bố của Ali và Zahra đi mua đồ, mà phía sau xe của ông, chúng ta thấy thấp thoáng hai đôi giày mới cho các con [ ông bố cũng lại xuất hiện như thể một ông Bụt]. 5- Tuy thế, điều này không hề làm chúng ta nhàm chán. Dường như chúng ta, khi đã quá quen với các cách tiếp cận kiểu Holywood, đẩy cảm xúc của con người tới mức độ cực đoan nhất, không thể đoán trước được bất cứ điều gì – thì khi xem những bộ phim kiểu này, lại dần dần nhận ra được một nhu cầu mà bấy lâu nay chúng ta quên lãng, nhu cầu với cái thiện,với sự yêu thương, với sự công bằng. Thay vì buông thả bản thân cho sensation, cho thế giới của sự phản tư, của sự phức tạp, giờ đây chúng ta tìm lại được trạng thái nguyên sơ nhất của chúng ta, tức trạng thái của một đứa bé nghe bà, hay mẹ kể chuyện cổ tích mà ở đó, người tốt bao giờ cũng thắng kẻ xấu, và cái ác bao giờ cũng chịu thua cái thiện. Có lẽ đây chính là một yếu tố làm cho bộ phim thành công trong thế giới phương Tây – khi nó làm cho họ chợt nhận ra một thế giới khác, không giống họ, tuy nhiên, cũng chính là thế giới của một dạng đạo đức học mà họ từng có [chính Kant từng viết: " Từ bỏ lý tính để nhường chỗ cho lòng tin"], song nay họ đã quên lãng, hoặc coi thường [bởi triết học/logic học hay tâm phân học...] 6- Điều này làm tôi nhớ về một lần nói chuyện với anh Nguyễn Hữu Hiệu, dịch giả của cuốn "Con đường sáng tạo", và là con nuôi của Henry Miller. Theo như anh kể, chính Henry Miller, tác giả của "Thời của những kẻ giết người", người từng coi mình là hậu thân của Rimbaud, người từng viết rằng: “ Một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, nếu đạt tới một cái gì, phục vụ chúng ta hồi tưởng, hay có thể nói khiến chúng ta mộng tưởng vê cái không thể đụng chạm tới được. Nghĩa là Vũ Trụ vậy. Nó không thể được hiểu; nó chỉ có thể được chấp nhận hay bị khước từ”. Một con người như vậy, mà đến cuối đời, vào giai đoạn hấp hối, sách gối đầu giường lại chính là cuốn “ Những tâm hồn cao thượng” của Edmondo De Amicis Henry Miller 7- Cảnh đầu bộ phim là cảnh cận đôi bàn tay của ông thợ giày đang khâu đôi giày cho Zahra. Cảnh kết phim ( cũng là một cận cảnh) là cảnh đôi bàn chân trần của Ali, sau khi thi cuộc chạy việt dã, giờ đây bị chai rộp, sưng phồng và ửng đó, được ngâm xuống bồn nước trước nhà. Ở dưới bồn nước đó có một đàn cá vàng và các chú cá đã bu lại các viết thương của Ali để đớp vào đó. Theo tôi, ngôn ngữ điện ảnh ở đây đã đạt tới độ đầy tràn chất thi ca. Chằng phải chính các chú cá vàng, như một đám hoa từ trời, một đám thiên sứ từ trời, đang “khâu vá” những vết thương cho tâm hồn đang tan nát của cậu bé khi ( cậu tưởng rằng) cậu đã không thực hiện được lời hứa giúp em có đôi giày mới. Nếu như cảnh đầu phim là sự khâu vá của đời thực, của một điều gì đã hỏng, một điều gì không còn ở tình trạng, theo Heidegger –của “cái để sử dụng” [ ready-to-hand] mà rơi vào tình trạng của “cái –có-đó” [present –at-hand], nói cách khác, một hình ảnh có chút gì đó khô khan của đời thường và có tính logic của triết học, thì cảnh kết phim, lại là một hình ảnh khâu vá của Ki-tô, hình ảnh của tình yêu-thương, của sự hàn gắn, của phần thưởng cho nỗ lực yêu thương của con người. Và thay vì âm thanh đời thường trong cảnh khâu vá đôi giày ở đầu phim, hình ảnh đàn cá vàng/các thiên sứ của trời “đang khâu vá” những vết thương đến từ cuộc đời nặng nhọc và vất vả của cậu bé Ali đã được kèm theo với phần âm nhạc đẹp và trọn vẹn nhất của bộ phim. 8- Một lưu ý nữa về diễn viên. Theo tôi một trong những thành công của bộ phim này nằm ở việc chọn diễn viên. Cả cô bé Zahra và cậu bé Ali, về mặt cơ thể, đều có những chi tiết mà có thể nói, chưa cần diễn đã thuyết phục toàn bộ người xem. Với cậu bé Ali thì là đôi mắt. Một đôi mắt to và sâu thẳm ( y hệt các đôi mắt mà Picasso đã vẽ trong thời kỳ lam của ông), chan chứa nỗi buồn, tuy nhiên lại rạng rỡ ngay lập tức khi cậu bé cười. Cô bé Zahra cũng có khuôn mặt xinh xắn. Tuy nhiên điểm ấn tượng của cô bé này nằm ở việc dáng người nhỏ nhắn của cô bé, cộng thêm trang phục cho các bé gái Hồi Giáo đã cực kỳ tương phản với đôi giầy to bè mà cô bé phải đi chung với anh, sau khi người anh Ali làm mất đôi giày của cô. Chính hình ảnh này dường như đã góp phần làm tim người xem như thắt lại mỗi khi thấy cô lầm lũi và lủi thủi bước trên đường tới trường – bên cạnh những đôi giầy rất đẹp và đầy mầu sắc của các bạn gái khác. Một chân dung của Picasso vẽ trong thời kỳ lam 9- Điểm cuối cùng có lẽ cũng cần lưu ý ở đây, chính là việc sự thành công của các bộ phim Iran trên trường quốc tế đã “rất tình cờ” làm sao, trùng hợp với thời điểm của cuộc cách mạng Hồi Giáo ở Iran. Ở điểm này – có lẽ sẽ phải chấm điểm rất cao cho các nhà phát hành phim phương Tây ☺ [ Hãy nhớ lại sự thành công vượt bậc của nghệ thuật đương đại Trung Hoa trên trường quốc tế sau sự kiện Thiên An Môn. Về mặt thực tế, từ những năm 70-80 các nghệ sỹ Trung Hoa đã có những thử nghiệm rất đáng chú ý về nghệ thuật đương đại, một trong những triển lãm vào thời kỳ ấy đã có một nghệ sỹ dùng súng bắn và bị cảnh sát bắt. Tuy nhiên, chỉ tới sau Sự kiện Thiên An Môn, mới là lúc nghệ thuật đương đại Trung Hoa lên tới đỉnh đểm thành công trong thị trường phương Tây. Thậm chí Richard Vine, biên tập của tờ Art In America, còn viết một cuốn sách có tên là: "New China, New Art"-Tên sách nghe chẳng khác gì một lời quảng cáo sản phẩm Children of Heaven Spoiler Bộ phim này là bộ phim đầu tiên được trình chiếu trong chương trình Zero Station. Zero Station là một chương trình nhằm tạo ra không gian ngệ thuật cho các nhà sáng tạo. Và dự án đầu tiên, có lẽ là một dự án vô cùng thú vị cho người xem phim đó là Zero Cinema. Theo một anh phụ trách trong chương trình này Zero Cinema tập trung chiếu nhiều mảng phim: nghệ thuật, tài liệu, video art, kể nhiều câu chuyện trái chiều nhau, có nhiều góc nhìn khác nhau về cũng một hiện tượng, một sự vật. Đồng thời cả những thành viên tham gia vào dự án đựoc quyền đề nghị trình chiếu các bộ phim mà mình muốn đem nó ra tranh luận phản bác với các bộ phim khác. Một ý tưởng rất hay cho dân ghiền phim như mình phải không bạn. Lăng xê cho Zero Station như vậy là đủ rồi. Mình sẽ nói cho các bạn nghe về bộ phim đầu tiên mình coi ở không gian nghệ thuật này. Đây là một bộ phim nhỏ nhắn nhưng có sức lay động cực lớn. Câu chuyện phim khá là giản đơn. Mình có thể tạm gọi nó là câu chuyện về những đôi giày. Đôi giày của cô em gái bị người anh làm mất, hai người phải chia nhau đôi giày của người anh. Rồi cứ thế, tình tiết, lớp lang cứ dần được đắp theo câu chuyện về những đôi giày này. Người anh trễ học, phát hiện ra chiếc giày hoa, đi làm thêm, đi thi chạy, tụ chung lại là không có gì đặc biệt lớn lao, không có cao trào ấn tượng. Tuy cốt truyện giản đơn như vậy, bộ phim đã đạt đến sự tinh tế trongcách kể, cách dẫn, và thủ pháp nghệ thuật. Có thể nói lâu lắm rồi mình mới xem một bộ phim khiến mình phải thực sự đắm chìm trong câu chuyện. Cách kể của phim rất dung dị, nhưng lại tận dụng đúng cách xây dựng kịch bản kinh điển, cứ dăm ba phút là có cao trào nhỏ, mười phút là có một cao trào lớn vì thế khi xem mình không khỏi bị hút vào câu chuyện của nó. Đoạn cuối của phim thực sự là một đoạn ép tim người xem, mình phải nói rằng tim mình đã đập thình thịch theo từng bước chạy của cậu bé, theo đôi mắt tràn đây ý chí của cậu, và đã đau trước cái bi kịch chiến thắng mà còn thảm hại hơn thất bại của cậu. Câu chuyện có bối cảnh là một vùng xa xôi nghèo khổ của đất nước Iran, nơi có những con đường lát đá, cống thoát nước lộ thiên, các bức tường mấp mô. Tuy vậy hai anh em nhân vật chính mới thực sự là điểm nhấn. Người anh có khuôn mặt rất là buồn, đôi mắt hơi xếch xuống, chỉ cần hơi nhăn mặt thôi là đã thấy tội, còn cô em thì có vẻ đẹp rất thánh thiện, chỉ mới nhìn thôi mình đã phải thốt lên sao mà dễ thương đến vậy. Diễn xuất của hai cô cậu thì khỏi phải nói, rất mực tuyệt vời. Phim quay rất đẹp. Có những đoạn quay ở góc nhìn thứ nhất thực sự rất hay. Chúng thật sự là cầu nối người xem với bộ phim. Bộ phim được thực hiện theo phong cách bán tài liệu, nên dễ dàng tại được cảm xúc chân thật nơi người xem. Khi mình đi xem về mình đã rất ngại review phim này, vì mình đã được nghe cảm nhận rất hay của các đàn anh, đàn chị, chú bác, những người có thể coi là chuyên gia về phim, nên những gì mình nói không tránh khỏi đi vào những điều mà họ đã từng nói, nên mình rất rất hạn chế. Bởi vì điều mình muốn truyền tải với các bạn là cảm xúc chân thành nhất, những cảm nghĩ tự nhiên mà bộ phim đầy cảm động này đã mang lại cho mình…Có lẽ là những gì mình nói trên này rất tầm thường, nhưng đó là do mình không có đủ sức để truyền tải hết cái đẹp của bộ phim này. Cái đẹp đôi khi đến từ những điều rất dung dị, nhưng có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ… A/N: bạn có thể xem bộ phim trên youtube ^ ^ thực sự đây là một bộ phim rất đáng xem, một masterpiece của điện ảnh. Bộ phim sắp tới được trình chiếu ở Zero Station là “Bejing Bicycle” vào ngày 6/8/2010 cũng kể về một câu chuyện tương tự như câu chuyện trong phim này…Nếu các bạn muốn xem phim thì hãy gửi mail về [email protected] để đăng ký vì không gian của chúng ta khá nhỏ ^ ^…hi vọng sẽ gặp vài bạn ở đó… Nền Điện Ảnh Luôn Gây Sửng Sốt Spoiler Năm 2012, bộ phim A Separation (Cuộc chia ly) chiến thắng vang dội tại Oscar và khẳng định sức sống mãnh liệt của điện ảnh Iran. Cả thế giới gọi đó là một nền điện ảnh “luôn gây sửng sốt”, cả về chất lượng, tính lay động của tác phẩm, cũng như nội lực, sức chiến đấu kỳ lạ của những người làm nên chúng. Điều đáng nói là môi trường làm phim ở Iran hết sức ngặt nghèo, đặt trong sự kiểm soát gắt gao của chính phủ và tôn giáo, nơi các đạo diễn vào tù như cơm bữa, kinh phí và công nghệ hạn hẹp, lại chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ và ghi dấu ấn đậm nét của những bộ phim phê phán hiện thực. Một trong những đạo diễn nổi tiếng và cống hiến nhiều nhất của Iran, Jafar Panahi, lại chính là kẻ cô đơn trên đất nước mình. Ông từng đoạt giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes (Pháp) với bộ phim Taste of Cherry (Vị Anh Đào) năm 1997. Các tác phẩm của ông thường đứng về người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo, cảm thương cho thân phận, sự bất công họ phải chịu đựng. Trong số đó có Offside (Việt vị, 2006), kể về một nhóm phụ nữ muốn xem thể thao nhưng bị gạt ra ngoài lề, chỉ vì là phái nữ. Phim giành giải Gấu Bạc LHP Berlin, nhưng Jafar bị chính quyền kết án 6 năm tù giam và 20 năm không được quay phim hay sáng tác. Cảnh phim Offside .Nhưng đó là điều bình thường ở đất nước này, khi hầu hết trí thức lớn ở Iran từng phải đi tù. Họ gọi “nhà tù là trường học”. Điện ảnh, một trong những phương tiện có sức ảnh hưởng nhất, không nằm ngoài sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Hồi Giáo. Luật điện ảnh ở Iran qui định chặt chẽ, không có cảnh bạo lực, sex, ma túy, lạm dụng trẻ em… không đả kích và tác động tiêu cực đến giới cầm quyền. Các phương tiện truyền thông chịu sự quản lý trực tiếp và gián tiếp của nhà nước. Ở đây, các nhà làm phim có thể bị tống vào tù ngay lập tức, thậm chí bị trục xuất khỏi đất nước, tùy theo mức độ vi phạm. Sự tự do sáng tạo là điều xa xỉ. Ngoài lưỡi kéo kiểm duyệt khắt khe, giới làm phim Iran còn phải sống với kinh phí nhỏ giọt. Iran vẫn là một nước nghèo, bất chấp nguồn thu đáng kể từ dầu mỏ. Cấm vận kinh tế từ Mỹ và các nước phương Tây đang đẩy mức lạm phát lên cao, nền kinh tế lâm vào suy thoái. Hơn 9 triệu người dân sống dưới mức nghèo khổ, thu nhập trung bình dưới 70 USD một tháng. Lượng người thất nghiệp ngày càng tăng. Dễ hiểu khi giới điện ảnh luôn gặp khó khăn trong việc tìm kinh phí tài trợ và sản xuất phim. Chính vì thế, các tác phẩm luôn được thực hiện với kinh phí thấp và kỹ thuật hạn chế. Điều kiện hoạt động ngặt nghèo này, chủ yếu về chính trị, đã dẫn đến nhiều mất mát đáng tiếc. Điển hình là một trong những nhà làm phim xuất sắc nhất Iran, Mohsen Makhmalbaf, đã chuyển tới Paris sinh sống và quyết định từ bỏ quốc tịch sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2005. Ông là đạo diễn của Kandahar (2001), bộ phim gây tiếng vang lớn mô tả cuộc đời bi thảm của phụ nữ Afghanistan dưới chế độ Talisban. Trong khi ấy, những nhà làm phim bám trụ trong nước phải đối mặt với nhiều rủi ro. Có trường hợp như Mohammad Rasoulof, được LHP Cannes vinh danh trong khi bản thân đang ngồi sau song sắt nhà tù. Kandahar – bộ phim miêu tả số phận phụ nữ dưới chế độ Taliban Tuy nhiên, bối cảnh tưởng chừng bóp nghẹt sức sáng tạo ấy, lại là tiền đề cho một nền điện ảnh mạnh mẽ và có nội lực nhất khu vực và thế giới. Sự thiếu thốn tiền bạc hay kiểm duyệt khắt khe, không hề giết chết lòng đam mê, mà lại thổi bùng nó lên thành ngọn lửa và thúc đẩy các đạo diễn, những nhà làm phim, cho ra đời những tác phẩm giá trị. Không phải chờ đến khi A Separation được vinh danh, thế giới mới công nhận thế đứng vững vàng của điện ảnh Iran. Trước đó, Children Of Heaven (Những đứa trẻ thiên đường, 1997) cũng đã được xướng lên tại nhà hát Kodak, dù chỉ dừng lại ở mức đề cử. Bộ phim xúc động và giản dị này kể về hai anh em nhà nghèo dùng chung một đôi giày đến lớp. Nhưng lại nói lên được hiện thực nghèo khó của cả một tầng lớp người dân, đủ sức lấy nước mắt, lay động con tim khán giả, và vẽ ra cho họ thấy một góc nhỏ của bức tranh đời sống Iran thời đó. Bắt đầu từ cuộc cách mạng điện ảnh “làn sóng mới” năm 1969, khi bộ phim The Cow (Con bò cái), đạo diễn bởi Darius Mehrjui ra mắt khán giả. Kể từ đó, các thế hệ đạo diễn kế cận liên tục cho ra đời các tác phẩm giá trị, bất chấp việc bị tống giam hoặc trục xuất. Cảnh phim Children Of Heaven, phim được đề cử Oscar năm 1997 Với kinh phí eo hẹp, các nhà làm phim tập trung hơn vào nội dung, diễn xuất, cách dẫn truyện và thể hiện mới lạ. Những tác phẩm kể về con người bình thường, dung dị trong kỹ thuật, dàn dựng không tốn kém, nhưng xoáy sâu vào tâm lý, thể hiện cuộc sống và những vấn đề nhức nhối, đặt cùng diễn xuất tinh tế của diễn viên, lối quay phim sáng tạo và sử dụng nhiều hình ảnh đậm chất nghệ thuật, tính triết lý sâu sắc, đã hình thành nên một nền điện ảnh không thể nhầm lẫn. Những bộ phim Iran thường là nhân vật chính trong các LHP Quốc tế, dù cho có bị hắt hủi tại quê nhà. Không thể kể hết những bộ phim xuất sắc đã ghi dấu mạnh mẽ trong lòng khán giả quốc tế: The Wind Will Carry Us (Gió cuốn chúng ta đi), The Blackboard (Chiếc bảng đen), About Elly (Về Elly), Turtles Can Fly (Rùa có thể bay)… Khán giả buộc phải đắm mình vào từng chi tiết, từng hình ảnh ẩn dụ, để có thể cảm thấy và thấm thía cái hay của phim. Và chưa bao giờ điện ảnh Iran hết làm người xem ngạc nhiên về sức mạnh của thông điệp ẩn dấu sau những khung hình. Thành công của điện ảnh Iran đã chứng minh một điều rằng, giá trị một bộ phim phụ thuộc vào con người, chứ không phải tiền bạc. Và sức sống mãnh liệt ấy gắn liền với những thân phận gần gũi nhất, những người dân bình thường nhất với nỗi lo của họ, đấu tranh cho hiện thực và phản ánh hiện thực. Đạo diễn Đặng Nhật Minh từng thẳng thắn bày tỏ: “Tôi rất ngưỡng mộ điện ảnh Iran. Họ biết cách kể cho thế giới nghe những câu chuyện rất đỗi đời thường của họ một cách hay, hấp dẫn và lạ.” Để trở lại với vấn đề muôn thưở của điện ảnh Việt, vốn ngày càng thị trường hóa và thiếu đi những tác phẩm nghệ thuật thật sự. Họ, những nhà làm phim ở một đất nước đầy cản trở và hiểm nguy, đã trả lời thay cho những lời biện bạch về thiếu kinh phí, hạn chế về kỹ thuật, hay thiếu đi truyền thống. Phim Việt ngày càng xa rời hiện thực, xa rời những con người bình dị với những sự kiện sát sao và đầy tác động, vốn là chất liệu tuyệt vời cho điện ảnh. Nói như đạo diễn Đặng Nhật Minh, là thiếu đi “cái tâm” và “cái tài” của đạo diễn. Nhưng trên hết, một thế hệ đạo diễn mới thiếu đi lòng dũng cảm. Bằng lòng với việc tạo ra những sản phẩm méo mó nhưng an toàn, hơn là dấn thân vào con đường làm nghệ thuật thực sự đầy thách thức. Đạo diễn Jafar Panahi Đến khi nào, nền điện ảnh một quốc gia có thể sản sinh ra những đạo diễn như Jafar Panahi, mới có thể mong mỏi vào một cuộc cách mạng và sự phát triển thật sự. Đó cũng là lý do duy nhất khiến Iran trở thành một cường quốc điện ảnh trên thế giới. Trong lá thư ngỏ gửi đến LHP Berlin từ nhà tù, ông viết: “Người ta có thể cấm tôi sáng tác hay quay phim trong 20 năm nhưng họ sẽ không bao giờ ngăn được một điều: Tôi sẽ tiếp tục ôm ấp những giấc mơ, nuôi dưỡng những ý tưởng ở trong tâm trí. Bởi vì một ngày nào đó khi lệnh cấm không còn thì tôi sẽ dùng những ý tưởng đó để quay phim, viết truyện về hòa bình và tình người trên đất nước tôi”. [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] [video=youtube;Mwb4eTOXtr4]http://www.youtube.com/watch?v=Mwb4eTOXtr4[/video] [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] Release Info ENCODER...................: YiFan @ WiKi RELEASE DATE..............: 2014-12-11 RELEASE SIZE..............: 13.21 G SOURCE....................: 1080i JPN Blu-ray AVC DTS-HD MA2.0 Media Info RUNTIME...................: 1h:27m:57s VIDEO CODEC...............: x264 @ 20000 Kbps RESOLUTION................: 1920x1080 DISPLAY ASPECT RATIO......: 1.778:1 FRAME RATE................: 23.976 fps (IVTC) AUDIO CODEC...............: Persian DTS 2.0 @ 1510 Kbps CHAPTERS..................: 24 Chapters SUBTITLES.................: None [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR] [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Dung lượng: 13.2 GiB (1 link) Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! Other encode Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ Đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] (đã có bản tiếng Việt) http://subscene.com/subtitles/children-of-heaven-bacheha-ye-aseman [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] 1080p: Children of Heaven 1997 1080p BluRay DTS x264-WiKi - {13.2 GiB} Fshare | Phụ Đề [/TD][/TR][/TABLE] .o0o Tổng hợp phim chủ đề GIA ĐÌNH - FAMILY o0o.
Ðề: [Family] Children of Heaven 1997 1080p BluRay DTS x264-WiKi ~ Những đứa trẻ thiên đường | Mohammad Amir Naji, Amir Farrokh Hashemian, Bahare Seddiqi Hôm cuối tuần, cả nhà tôi đã xem phim này. Phải nói là tuyệt vời ông mặt trời. Câu chuyện chỉ xoay quanh một đôi giày và những ứng xử của hai đứa trẻ, thế nhưng lại ẩn chứa quá nhiều bài học giá trị trong nó. Bộ phim mang đến những cảnh quay rất đỗi đời thường, mà theo tôi nghĩ, chi phí để làm nó chắc chỉ là hạt cát so với những bom tấn, bom tạ ngày nay. Nhưng mà sao nó lại cuốn hút đến thế. Mong sao các nhà làm phim Việt hãy thể hiện khả năng hay "tài năng" (nếu có!!!) của mình qua những thước phim, những câu chuyện thế này. Cám ơn chủ thớt và người dịch phụ đề đã mang đến một bộ phim vô cùng giá trị.
Ðề: [Family] Children of Heaven 1997 1080p BluRay DTS x264-WiKi ~ Những đứa trẻ thiên đường | Mohammad Amir Naji, Amir Farrokh Hashemian, Bahare Seddiqi Phim hay... Tuyệt vời...