[Fshare] [Ẩm thực|Văn hóa] Wa-shoku Dream: Beyond Sushi 2015 720p WEB-DL AAC2.0 H264-ABC ~ Văn hóa trong ẩm t

Thảo luận trong 'Phim tài liệu - Documentaries' bắt đầu bởi v0minh, 2/2/16.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    211,504
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    Wa-shoku Dream: Beyond Sushi 2015 720p WEB-DL AAC2.0 H264-ABC



    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản

    (Tyson Cole, Isao Hatano, Tomomi Inada)

    [​IMG] Ratings: 7.8/10 from 15 users



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Wa-Shoku là Văn hóa truyền thống về ẩm thực của Nhật Bản, là một trong nhiều niềm tự hào của dân tộc kì lạ này. Hãy cùng itm2 hiểu nó đã được lưu giữ, bảo tồn, phát huy và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác như thế nào.


    Washoku - Văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật Bản
    [​IMG]

    Washoku là thực hành mang tính xã hội, dựa trên một nhóm các kỹ năng, kiến thức và truyền thống liên quan đến quy trình chuẩn bị, nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Washoku sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, theo nguyên tắc tôn trọng thiên nhiên. Washoku gồm những món ăn truyền thống với nguyên vật liệu được lựa chọn theo mùa, như: gạo, cá, rau,… mang hương vị độc đáo và phong cách ẩm thực truyền thống qua nhiều thế kỷ của Nhật Bản.

    Tại cuộc họp ngày 4/12/2013 tại Baku, Azerbaijan, Washoku đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại bởi các tiêu chí:

    R.1: Được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, Washoku đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh gắn kết xã hội bằng việc hình thành cho cộng đồng ý thức về bản sắc và nơi thuộc về;

    R.2: Việc công nhận Washoku sẽ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể nói chung, đồng thời khuyến khích việc đối thoại và tôn vinh sự sáng tạo của con người, môi trường và khuyến khích việc ăn uống lành mạnh;

    R.3: Các biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị Washoku trong nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản, bao gồm nghiên cứu, ghi chép, nâng cao nhận thức thông qua chương trình giáo dục và trao đổi văn hóa được thực hiện bởi các tổ chức xã hội và sự hỗ trợ của chính phủ;

    R.4: Hồ sơ đề cử được xây dựng với sự tham gia đông đảo, tự nguyện của cộng đồng, cá nhân và chính quyền địa phương;

    R.5: Washoku, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Nhật được nhận diện là di sản văn hóa phi vật thể với sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân và được đưa vào Danh mục Di sản phi vật thể đã kiểm kê của Nhật Bản vào năm 2012;

    Washoku được chế biến trong các sự kiện truyền thống, đặc biệt là thời điểm đón chào năm mới của Nhật Bản. Người Nhật chế biến nhiều món ăn truyền thống để chào đón vị thần may mắn của năm, như: bánh gạo Botamochi, Osechi, Zoni, Toso,… và nhiều món ăn đặc biệt khác, sử dụng nguyên liệu tươi, ngon từ thiên nhiên, với những ý nghĩa khác nhau và tốt cho sức khỏe, với sự có mặt đầy đủ của các thành viên trong gia đình hoặc sự tham gia của một nhóm cộng đồng, thể hiện sự gắn kết mang tính xã hội. Nguyên liệu chế biến thức ăn phong phú đa dạng và thay đổi theo không gian, thời gian.... Điều này không chỉ cung cấp thực phẩm rẻ hơn, có giá trị dinh dưỡng cao hơn, mà còn là cơ hội để thưởng thức những thực phẩm tươi sống. Trong cuộc sống hàng ngày, Washoku có chức năng xã hội quan trọng đối với người Nhật, khẳng định bản sắc văn hóa, thúc đẩy sự gắn kết gia đình và cộng đồng, giúp cuộc sống khỏe mạnh thông qua các món ăn mang tính truyền thống.

    Việc Washoku được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, không chỉ cho thấy thế giới tôn vinh nền ẩm thực truyền thống đặc sắc của Nhật Bản, mà là cơ hội để cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, có thể nhận thức về những giá trị văn hóa, cũng như những triết lí nhân văn của văn hóa Wasoku.

    Khánh Trang

    ---------------------------------------------------

    Washoku của Nhật Bản và Kim chi của Hàn Quốc trở thành di sản thế giới
    Ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, hay còn gọi là “Washoku” vừa được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Sự kiện này được coi là cơ hội để Nhật Bản thu hút du khách quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của nước này ra thế giới.

    [​IMG]

    Nhật Bản đã đệ đơn đề nghị công nhận di sản lên UNESCO hồi năm 2012. Trong bản đăng ký có tên “Washoku: Văn hóa dinh dưỡng truyền thống của người Nhật”, Chính phủ Nhật Bản khẳng định món ăn Nhật trên khắp cả nước có đặc điểm chung cơ bản nhưng cũng có “sự đa dạng lớn” dựa trên điều kiện địa lý và lịch sử, dẫn đến việc sử dụng các loại hải sản và nông sản khác nhau cho bữa ăn. “Washoku” là món ăn truyền thống Nhật Bản, bao gồm những thành phần theo mùa từ gạo, cà và rau, mang một hương vị độc đáo và một phong cách ăn truyền thống trong nhiều thế kỷ qua.

    Đặc trưng của “Washoku” là kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa béo phì. Bản đề xuất cũng cho biết món ăn Nhật đã phát triển như là một phần của đời sống thường nhật, có một sự kết nối mạnh mẽ với các sự kiện theo mùa như dịp năm mới và không ngừng được cải tiến do những thay đổi về môi trường tự nhiên và xã hội.

    Theo Japan Today, “Washoku” không những trở thành ẩm thực quốc gia thứ hai nhận được sự công nhận danh giá này, mà còn là di sản thứ 22 của Nhật Bản lọt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bên cạnh kịch Kabuki, Noh và Bunraku. Sự thừa nhận của UNESCO đã gửi đi thông điệp thúc đẩy việc bảo tồn món ăn truyền thống khỏe mạnh và ít năng lượng này tại đất nước Nhật, nơi người Nhật có khuynh hướng đang chuyển việc nấu nướng truyền thống sang tiêu thụ các thức ăn nhanh của phương Tây. Masanori Aoyagi, ủy viên Cơ quan Văn hóa của Nhật Bản, nhận định “Washoku” đã cho Nhật Bản một cảm giác gắn kết xã hội.

    Đồng thời, trong bối cảnh cấu trúc kinh tế - xã hội thay đổi, cùng với quá trình toàn cầu hóa của thực phẩm đang tác động tới nỗ lực duy trì văn hóa dinh dưỡng truyền thống, chính phủ nước này cũng hy vọng thế hệ trẻ Nhật Bản sẽ nhận thức được các giá trị văn hóa.

    Bên cạnh đó, Văn hóa muối Kim chi hay còn gọi là Kimjang của Hàn Quốc cũng đã được ghi danh là một trong những Di sản văn hóa thế giới. Kim chi là một món ăn truyền thống của người dân Hàn Quốc. Theo kết quả khảo sát được tiến hành bởi Cơ quan quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc, 95% người dân Hàn Quốc ăn Kim chi mỗi ngày và 64% thường dùng Kim chi kèm với các món ăn khác.

    Văn hóa Kim chi đã gắn liền với cuộc sống thường ngày của Hàn Quốc biết bao thế hệ, không những thể hiện tình cảm chia sẻ, gắn bó trong cộng đồng người Hàn, mà còn là một nét bản sắc độc đáo của người Hàn Quốc. Như vậy, Hàn Quốc đã sở hữu tổng cộng 16 di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

    CHI HẠNH

    ------------------------------------------------------
    Tìm hiểu về Washoku ( Món ăn Nhật)
    Washoku là những món ăn được làm từ nguyên liệu và các loại gia vị của Nhật. Điểm tạo ra sự khác biệt của Washoku với món ăn các nước khác chính là ở cách chế biến và cách nêm nếm gia vị.
    Đặc điểm về nguyên liệu

    Washoku chú trọng đến hương vị đặc trưng của chính các nguyên liệu nên thường hạn chế thêm vào các gia vị khi chế biến, hoặc chỉ ướp một cách đơn giản trước khi nấu. Đặc biệt, người ta thường sử dụng hành, gừng, lá tía tô, myoga… như là thảo dược kết hợp trong các món ăn để mang lại sức khỏe lành mạnh. Còn món canh thường sử dụng nước lèo được làm từ xương nguyên chất, với gia vị là các loại nước tương hay miso chế biến từ các loại đậu.

    Cách ăn các món ăn Nhật

    – Các món canh hay nước súp để trong chén: kề miệng húp (không sử dụng muỗng để uống canh)

    – Các loại mì: ăn mì tạo ra tiếng động ( tập quán này được cho là không hay ở các nước phương Tây và Trung Quốc)

    – Ăn bằng đũa, khi ăn cầm chén bát lên. ( Khác với tập quán ở các nước Âu Mỹ là không được cầm chén bát lên khi ăn cơm)

    Thành phần các món ăn trong Washoku

    Được cấu tạo cơ bản gồm cơm, canh và món ăn (1 món chính và 2 món phụ).
    Cơm
    Canh: thường là canh miso
    Món chính ( như món nướng, hầm…)
    Món phụ 1 (Các loại rau củ hầm)
    Món phụ 2 (Các loại rau ăn kèm như salad)

    [​IMG]

    Về chén bát sử dụng trong Washoku:

    Khi bày trí các món ăn Washoku, người ta sử dụng các loại chén bát rất đa dạng, có nhiều hình trang trí trên bát đĩa. Cách sử dụng bát đĩa để trình bày món ăn cũng là một trong những nét rất đặc trưng của Washoku, chẳng hạn như tùy theo mùa trong năm và tùy theo món ăn mà sử dụng bát đĩa có màu sắc hay các hình trang trí khác nhau làm tăng sự hấp dẫn của món ăn, kích thích sự thèm ăn của thực khách cũng như đem lại những cảm xúc về các mùa trong năm.

    [​IMG]
    Bánh kẹo Nhật (Wagashi)

    Bánh Nhật Bản thường mang lại cho thực khách những cảm nhận rõ rệt các mùa trong năm của Nhật Bản, với các hương vị đặc trưng theo từng mùa. Bánh được bày bán trước một tháng khi bắt đầu một mùa nào đấy.

    [​IMG]
    -------------------------------------------------
    Nói Chuyện Thiết Kế: Ẩm Thực Truyền Thống Nhật Bản Washoku
    Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài- gọi là yoshoku. Washoku được hiểu nôm na là các món ăn Nhật Bản, các món ăn sử dụng các nguyên liệu quen thuộc ở Nhật, được hình thành tại Nhật Bản và phù hợp với địa lý, khí hậu trong nước.

    Các món ăn truyền thống Nhật Bản nay đã trở nên nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Sushi, Sashimi, Tempura, Soba… Một số món như Omuraisu (trứng tráng) hay mỳ Ramen ban đầu vốn bắt nguồn từ phương Tây hay Trung Quốc nhưng đã được người Nhật biến đổi, cải thiện qua một thời gian dài nên nước ngoài vẫn coi đó là một bộ phận của ẩm thực Nhật Bản.

    Một đặc trưng quan trọng khác trong các món ăn truyền thống Nhật Bản chính là cảm giác về mùa. Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi về thời tiết, khí hậu trong năm và mang cả những cảm giác đó vào các món ăn hàng ngày của mình. Nguyên liệu chế biến thức ăn phong phú đa dạng và thay đổi theo từng mùa.

    Cũng chính từ sự nhạy cảm về mùa, người Nhật thường sử dụng những lá cây, quả, hoa theo mùa trong vườn nhà để trang trí cho món ăn.


    Trong ẩm thực Nhật bản, 5 nguyên tắc đã trở thành triết lý là 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc thưởng thức.

    Từ xa xưa, người Nhật cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 5 màu sắc là trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím).

    Một số món ăn truyền thống theo mùa của người Nhật:
    • Botamochi- bánh làm từ gạo nếp ăn với nước xốt từ hạt đậu đỏ vào mùa xuân, hạt Hagi/Ohagi vào mùa thu.
    • Chimaki- bánh từ bột gạo nếp dùng trong ngày lễ trẻ em (5/5)
    • Osechi- bánh mừng năm mới
    • Sekikhan- cơm đỏ, dùng cho các dịp lễ hội, ngày vui, sự kiện lớn.
    • Soba– mì dùng trong đêm giao thừa
    Một bữa ăn cần có sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng.Umamilà cảm giác thứ năm về hương vị mà vị giác nhận biết được, có thể hiểu nôm na đó là cảm giác ngon miệng được người Nhật phát hiện ra. Ngày nay, Umani đã được cả thế giới công nhận.

    Các món ăn truyền thống Nhật Bản được chế biến bằng 5 phương pháp chính là hầm, nướng, hấp, rán, và luộc. Trong số 5 phương pháp chế biến này, thì hầm, hấp và luộc được sử dụng phổ biến hơn cả do giúp giữ lại trọn vẹn nhất hương vị tự nhiên của nguyên liệu. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao thoa văn hóa, gần đây, các món rán đã xuất hiện nhiều hơn. Tại các quán ăn Nhật không truyền thống hiện nay, cách chế biến phổ biến nhất là nướng và rán.

    Một số nguyên liệu không thể thiếu trong bếp Nhật:
    • Cá bào (katsuo bushi): thành phần thiết yếu (cùng với rong biển tươi) trong việc nấu nước dùng.
    • Mù tạt xanh (wasabi): thường để ăn với các món sống.
    • Thất vị hương (shichimi togarashi): gia vị nêm tổng hợp gồm 7 vị khác nhau bao gồm: hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, rong biển, vừng…
    • Mì: truyền thống có mì udon (làm từ bột mì trắng), soba (làm từ lúa mạch, sợi mì có màu nâu), cha soba (sợi mì có chứa bột trà xanh), somen (làm từ lúa mì, được sản xuất ở dạng sợi khô).
    • Vừng (goma): vừng trắng và vừng đen đều được sử dụng, vừng trắng phổ biến hơn.
    • Gừng muối: gari là loại gừng muối có màu hồng nhạt, thường được ăn kèm với sushi. Beni shoga là loại gừng muối có màu đỏ, thường được dùng để trang trí món ăn.
    • Miso: có thể hiểu là 1 dạng hỗn hợp lên men của đậu tương và gạo, đây là loại phổ biến nhất. Miso thường được dùng để nấu súp hoặc dùng để ướp các món ăn, làm nước chấm…
    (Sưu tầm)

    ---------------------------------------------------
    Người Nhật bảo tồn di sản ẩm thực như thế nào?
    Nhật Bản vừa được thế giới công nhận thêm một Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn, phát huy. Độc đáo ở chỗ, đây không phải là một món ăn cụ thể, mà là cả một nền ẩm thực được thế giới tôn vinh.

    [​IMG]

    Cách bày biện điển hình của một bữa ăn gia đình Nhật Bản với các món ăn truyền thống. Lá cây và hoa trong vườn nhà được dùng để trang trí món ăn- Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

    Ngày 4/12 vừa qua tại Baku- Azerbaizan, cuộc họp của Ủy ban Liên Chính phủ thuộc Tổ chức Văn hóa- Khoa học- Giáo dục Liên Hợp Quốc UNESCO đã chính thức công nhận ẩm thực truyền thống Nhật Bản- washoku là Di sản văn hóa phi vật thế thế giới cần được bảo tồn và phát huy.

    Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO bao gồm các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, phong tục dân gian, sản phẩm thủ công truyền thống thể hiện sự đa dạng văn hóa và sức sáng tạo của con người.

    Tính đến nay, đã có 257 Di sản văn hóa phi vật thể thế giới được công nhận.

    Như vậy, washoku đã trở thành di sản phi vật thế thứ 22 được thế giới công nhận, trước đó đã có Kịch Nô, Kịch Kabuki, các điệu nhảy của người dân tộc Ainu (dân tộc thiểu số sống ở vùng Hokkaido- Nhật Bản).

    Ý tưởng đề nghị UNESCO công nhận các món ăn truyền thống Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể thế giới được các đầu bếp hàng đầu tại cố đô Kyoto khởi xướng nhằm bảo vệ những giá trị ẩm thực truyền thống trước sức “tấn công” mạnh mẽ đồ ăn nhanh tiện lợi, phù hợp với nhịp sống công nghiệp đang ngày càng được người Nhật yêu thích.

    [​IMG]

    Sashimi- một trong những món ăn truyền thống Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới- Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

    Tôn vinh một nền ẩm thực

    Người Nhật đã thực sự rất tham vọng khi đề xuất UNESCO công nhận không chỉ một món ăn cụ thể mà là các món ăn truyền thống, hay nói cách khác, đề nghị thế giới ghi nhận và tôn vinh cả một nền ẩm thực.

    Trong đề án của mình, Bộ Nông lâm thủy sản, Ban Di sản Văn hóa của Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra định nghĩa về Washoku, được hiểu nôm na là: “Được tạo nên trên nền tảng tinh thần coi trọng tự nhiên của người Nhật; là tập quán xã hội liên quan chặt chẽ tới các sự kiện trong năm như lễ đón năm mới, vụ mùa, lễ hội thu hoạch; làm tăng cường sự gắn kết giữa gia đình hay vùng miền”. Đặc trưng của Washoku là giúp kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa béo phì cũng như chú trọng giữ gìn hương vị tự nhiên của các nguyên liệu.

    Như vậy, ngoại trừ lĩnh vực “Nghệ thuật”, món ăn truyền thống Washoku- theo cách hiểu của người Nhật có liên quan đến cả 4 lĩnh vực còn lại trong số 5 lĩnh vực thuộc Di sản Văn hóa phi vật thể Thế giới, như “Tập quán xã hội, nghi thức và các sự kiện lễ hội”, “Phong tục tập quán và tri thức liên quan tới tự nhiên và vạn vật”…

    Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài- gọi là yoshoku. Washoku được hiểu nôm na là các món ăn Nhật Bản, các món ăn sử dụng các nguyên liệu quen thuộc ở Nhật, được hình thành tại Nhật Bản và phù hợp với địa lý, khí hậu trong nước.

    Các món ăn truyền thống Nhật Bản nay đã trở nên nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Sushi, Sashimi, Tempura, Soba… Một số món như Omuraisu (trứng tráng) hay mỳ Ramen ban đầu vốn bắt nguồn từ phương Tây hay Trung Quốc nhưng đã được người Nhật biến đổi, cải thiện qua một thời gian dài nên nước ngoài vẫn coi đó là một bộ phận của ẩm thực Nhật Bản.

    Một số món ăn truyền thống theo mùa của người Nhật:

    Botamochi- bánh làm từ gạo nếp ăn với nước xốt từ hạt đậu đỏ vào mùa xuân, hạt Hagi/Ohagi vào mùa thu.

    Chimaki- bánh từ bột gạo nếp dùng trong ngày lễ trẻ em (5/5)

    Osechi- bánh mừng năm mới

    Sekikhan- cơm đỏ, dùng cho các dịp lễ hội, ngày vui, sự kiện lớn.

    Soba- mì dùng trong đêm giao thừa

    Một đặc trưng quan trọng khác trong các món ăn truyền thống Nhật Bản chính là cảm giác về mùa. Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi về thời tiết, khí hậu trong năm và mang cả những cảm giác đó vào các món ăn hàng ngày của mình. Nguyên liệu chế biến thức ăn phong phú đa dạng và thay đổi theo từng mùa.

    Cũng chính từ sự nhạy cảm về mùa, người Nhật thường sử dụng những lá cây, quả, hoa theo mùa trong vườn nhà để trang trí cho món ăn.

    Trong ẩm thực Nhật bản, 5 nguyên tắc đã trở thành triết lý là 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc thưởng thức.

    Từ xa xưa, người Nhật cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 5 màu sắc là trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím).

    Một bữa ăn cần có sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng. Umami là cảm giác thứ năm về hương vị mà vị giác nhận biết được, có thể hiểu nôm na đó là cảm giác ngon miệng được người Nhật phát hiện ra. Ngày nay, Umani đã được cả thế giới công nhận.

    Các món ăn truyền thống Nhật Bản được chế biến bằng 5 phương pháp chính là hầm, nướng, hấp, rán, và luộc. Trong số 5 phương pháp chế biến này, thì hầm, nướng, hấp và luộc được sử dụng phổ biến hơn cả do giúp giữ lại trọn vẹn nhất hương vị tự nhiên của nguyên liệu. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao thoa văn hóa, gần đây, các món rán đã xuất hiện nhiều hơn. Tại các quán ăn Nhật không truyền thống hiện nay, cách chế biến phổ biến nhất là nướng và rán.

    [​IMG]

    Làm mỳ udon đãi khách. Người Nhật rất chú trọng giới thiệu những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mỗi khi đón khách quốc tế tới thăm nhà- Ảnh: VGP/ Xuân Tuyến


    Bảo tồn giá trị truyền thống

    Thực tế thì người Nhật rất tự hào về giá trị của ẩm thực truyền thống và họ luôn có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị đó. Tuy nhiên, nhịp sống công nghiệp và sự cầu kỳ, phức tạp trong chuẩn bị, chế biến món ăn đã khiến những giá trị này ngày càng mai một.
    Cũng như nhiều nước khác, trong thời đại toàn cầu hóa, ẩm thực truyền thống Nhật Bản cũng đang đối mặt với những món ăn nhanh, tiện dụng, được chế biến hàng loạt và tiếp thị, quảng cáo một cách rầm rộ bởi các tập đoàn đa quốc gia.

    Tại những đô thị lớn như Tokyo, để tìm một quán ăn Nhật với những món ăn truyền thống là không hề dễ dàng, ngay cả với người bản địa. Những quán ăn như vậy giờ đây chỉ có thể tìm thấy trong các khách sạn lớn, hoặc các nhà hàng sang trọng, do đó giá cả không hề phù hợp với phần đông người lao động.

    Giới trẻ Nhật Bản ngày nay chủ yếu ăn các món ăn nhanh được bày bán khắp nơi. Trong một xã hội bận rộn, họ gần như hạn chế tối đa thời gian cho bữa ăn. Một ngày điển hình của công chức, người lao động Nhật là ăn sáng tại nhà với bánh mỳ hoặc những món ăn nhanh. Bữa trưa thông thường là cơm hộp, mì… mang đi từ nhà hoặc mua tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc các quán ăn nhanh. Bữa tối thường diễn ra rất muộn và thực đơn cũng lại là những món ăn nhanh tại quán hoặc chỉ đơn giản là mua tại siêu thị.

    “Ngày nay, giới trẻ Nhật thậm chí không thể cảm nhận được những hương vị, giá trị của ẩm thực truyền thống. Họ đang ăn quá nhiều thực phẩm chiên- rán. Đó là sự pha tạp của ẩm thực Nhật. Việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ giúp Nhật bản gửi đi thông điệp toàn cầu về việc cần chung tay bảo vệ washoku- bảo vệ tinh thần và giá trị ẩm thực Nhật Bản- trước những thách thức của thời đại toàn cầu hóa”- ông Isao Kumakura, Chủ tịch Đại học Văn hóa- Nghệ thuật Shizuoka - thành viên Ủy ban vận động của Nhật Bản phát biểu trên tờ Asahi Shimbun- nhật báo lớn nhất tại Nhật Bản ngày 5/12.

    Một số nguyên liệu không thể thiếu trong bếp Nhật:

    Cá bào (katsuo bushi): thành phần thiết yếu (cùng với rong biển tươi) trong việc nấu nước dùng.

    Mù tạt xanh (wasabi): thường để ăn với các món sống.

    Thất vị hương (shichimi togarashi): gia vị nêm tổng hợp gồm 7 vị khác nhau bao gồm: hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, rong biển, vừng…

    Mì: truyền thống có mì udon (làm từ bột mì trắng), soba (làm từ lúa mạch, sợi mì có màu nâu), cha soba (sợi mì có chứa bột trà xanh), somen (làm từ lúa mì, được sản xuất ở dạng sợi khô).

    Vừng (goma): vừng trắng và vừng đen đều được sử dụng, vừng trắng phổ biến hơn.

    Gừng muối: gari là loại gừng muối có màu hồng nhạt, thường được ăn kèm với sushi. Beni shoga là loại gừng muối có màu đỏ, thường được dùng để trang trí món ăn.

    Miso: có thể hiểu là 1 dạng hỗn hợp lên men của đậu tương và gạo, đây là loại phổ biến nhất. Miso thường được dùng để nấu súp hoặc dùng để ướp các món ăn, làm nước chấm…

    Rượu sake: là loại thức uống có cồn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Nhật.




    Xuân Tuyến
    ---------------------------------------------------------------
    Nhật gìn giữ washoku
    Như một mũi tên trúng nhiều đích, việc ẩm thực truyền thống Nhật Bản được thế giới công nhận không chỉ giúp nước này đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản, thu hút du lịch, mà còn giúp các giá trị văn hóa truyền thống không bị mai một.

    [​IMG]
    Khách thích thú thưởng thức các món sushi và sashimi
    truyền thống Nhật tại thủ đô Tokyo - Ảnh: T.T.D.

    Cuối năm 2013, ẩm thực truyền thống Nhật Bản (hay còn gọi là washoku) đã được UNESCO quyết định đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể sau hai năm được đề xuất. Đây cũng là di sản văn hóa phi vật thể thứ 22 của Nhật Bản được UNESCO công nhận.

    Nhật báo Asahi cho biết ý tưởng về việc tìm sự công nhận toàn cầu đối với washoku được khởi xướng bởi các đầu bếp và những người sành ăn ở Kyoto. Họ lo ngại truyền thống ẩm thực của Nhật Bản sẽ bị mai một và không được truyền lại thế hệ mai sau nếu không có hành động cụ thể. Những người ủng hộ nỗ lực này cho rằng washoku với thành phần tươi ngon và có lợi cho sức khỏe nên được đưa vào danh sách các di sản văn hóa của UNESCO.

    Đến nay chỉ mới có ẩm thực Pháp, Mexico cùng đồ ăn Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ là được UNESCO công nhận tương tự washoku.

    Để lại cho muôn đời sau

    Việc đất nước mặt trời mọc đệ đơn xin công nhận washoku diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đối mặt với tỉ lệ tự túc lương thực thấp ở mức dưới 40% cũng như sự phổ biến của thói quen dùng thức ăn phương Tây.

    The Japan Agri News cho biết tính đến tháng 8-2013, tỉ lệ tự túc lương thực của Nhật trong năm tài khóa 2012 vẫn duy trì ở mức 39% trong năm thứ ba liên tiếp. Chính phủ Nhật đang muốn hướng đến mục tiêu nâng tỉ lệ tự túc lương thực lên 50% vào năm tài khóa 2020. Tuy nhiên, số liệu trên cho thấy mục tiêu này đối mặt với nhiều khó khăn cho Nhật Bản, trừ khi nước này có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa.

    “Chúng tôi thật sự hạnh phúc - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu hồi tháng 12 năm ngoái khi được tin washoku được công nhận - Chúng tôi sẽ tiếp tục truyền lại truyền thống ẩm thực Nhật Bản cho thế hệ mai sau và nỗ lực hơn nữa để người nước ngoài trân trọng các lợi ích của washoku”.

    Động thái của Nhật đối với washoku cũng không phải ngẫu nhiên. Báo Asahi cho biết nước này đang muốn dùng việc quảng bá washoku để lấy lại uy tín cho nông sản và hải sản Nhật Bản vốn bị ảnh hưởng bởi thảm họa sóng thần/hạt nhân ở Fukushima hồi tháng 3-2011. Thảm họa sóng thần cùng các yếu tố về thời tiết cũng khiến tỉ lệ tự túc lương thực của Nhật không thể tăng được trong những năm qua.

    Theo The Japan Times, với bối cảnh có sự thay đổi trong các cấu trúc xã hội và kinh tế cũng như sự toàn cầu hóa thực phẩm, người Nhật quan ngại văn hóa ẩm thực truyền thống khó có thể được truyền lại cho các thế hệ về sau. Chính phủ Nhật kỳ vọng “di sản văn hóa phi vật thể” washoku sẽ giúp thế hệ trẻ nhận ra giá trị của văn hóa truyền thống.

    “Cảnh sát sushi”

    Việc đệ đơn xin công nhận washoku chỉ là một phần trong các nỗ lực khác của Nhật Bản về việc giữ gìn văn hóa ẩm thực truyền thống và để thế giới nhận thức chính xác hơn về ẩm thực nước này.

    Trong những năm 2006-2007, Bộ Nông ngư nghiệp của Nhật Bản đã đưa ra một chương trình, trong đó một lực lượng gọi là “cảnh sát sushi” được cử ra nước ngoài để tìm hiểu xem các món ăn thuần túy của Nhật Bản đã bị lai căng như thế nào. Có chuyện nực cười như một nhà hàng Nhật ở Colorado (Mỹ) đưa sushi vào thực đơn bên cạnh món bò nướng kiểu Hàn Quốc. Đây dường như là một sự xúc phạm. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật sau đó đã bãi bỏ chương trình này do lo ngại bị tác dụng ngược.

    Hai năm trước khi Chính phủ Nhật đăng ký với UNESCO để công nhận washoku là di sản văn hóa phi vật thể, họ đã thừa nhận người nước ngoài đã tác động và chế lại ẩm thực của nước này.

    “Thời của cảnh sát sushi đã hết rồi” - đầu bếp Yoshihiro Murata ở Kyoto nói. Với việc washoku được UNESCO công nhận vào tháng 12-2013, nhà hàng của ông đã bắt đầu nhận đầu bếp tập sự người nước ngoài đầu tiên. Cho đến nay, Nhật Bản mới chỉ cấp thị thực làm việc cho các đầu bếp nước ngoài nấu đồ ăn ngoại. Bây giờ nước này lại muốn các đầu bếp nước ngoài được đào tạo nấu món Nhật.

    Lập biểu trưng mới

    Cơ quan Ngư nghiệp Nhật Bản hôm 14-2 đã giới thiệu biểu trưng mới cho hàng hải sản xuất khẩu của nước này. Báo Asahi cho biết đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ thúc đẩy việc bán các sản phẩm biển của nước này ra nước ngoài. Các công ty sẽ được sử dụng biểu trưng này miễn phí kể từ tháng 4 tới sau khi hoàn tất các thủ tục sử dụng. Cơ quan Ngư nghiệp Nhật nói họ không có kế hoạch thực hiện các cuộc kiểm định hàng hóa trong quá trình phê chuẩn sử dụng biểu trưng “vì tất cả sản phẩm ngư nghiệp của Nhật đều xuất sắc”.

    Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang nhắm tới việc tăng xuất khẩu nông sản, thủy sản và các sản phẩm lương thực khác lên 9,81 tỉ USD vào năm 2020. Các sản phẩm ngư nghiệp được coi là nhóm then chốt để hoàn thành mục tiêu, theo Asahi. Năm 2013, riêng xuất khẩu thủy sản đã tăng 30% so với năm trước, đạt 221,7 tỉ yen (2,18 tỉ USD). Chính phủ Nhật muốn nâng con số này lên 350 tỉ yen (3,44 tỉ USD) vào năm 2020.

    VIỆT PHƯƠNG

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    Washoku.Beyond.Sushi.720p.WEB-DL.AAC2.0.H264-ABC

    FORMAT .......: Matroska
    RUNTiME ......: 1h 47mn
    RELEASE SiZE .: 3.12 GiB
    CODEC ........: V_MPEG4/ISO/AVC [email protected]
    BiTRATE ......:
    RESOLUTiON ...: 1280x720
    ASPEC RATiO ..: 1.778
    FRAMERATE ....: 23.976
    CODEC ........: AAC LC
    BiTRATE ......:
    CHANNEL(s) ...: 2
    LANGUAGE(s) ..: Japanese .
    SUBTiTLE(s) ..: Germany, English, French .


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;Nu0iqF3AFQM]http://www.youtube.com/watch?v=Nu0iqF3AFQM[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 3.1 GiB
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!

    [/TD][/TR][/TABLE]



     
  2. nguyenxiu88

    nguyenxiu88 Active Member

    Tham gia ngày:
    3/8/10
    Bài viết:
    241
    Đã được cảm ơn:
    72
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: [Ẩm thực|Văn hóa] Wa-shoku Dream: Beyond Sushi 2015 720p WEB-DL AAC2.0 H264-ABC ~ Văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản | Tyson Cole, Isao Hatano, Tomomi Inada

    Phim này không thấy bác nào làm phụ đề nhỉ???
     
    halam102 cảm ơn bài này.
  3. vxthanh1984

    vxthanh1984 New Member

    Tham gia ngày:
    16/2/12
    Bài viết:
    7
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: [Ẩm thực|Văn hóa] Wa-shoku Dream: Beyond Sushi 2015 720p WEB-DL AAC2.0 H264-ABC ~ Văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản | Tyson Cole, Isao Hatano, Tomomi Inada

    Thanks thớt, phim này hay đây.
     
    halam102 cảm ơn bài này.
  4. vule1878

    vule1878 New Member

    Tham gia ngày:
    2/5/16
    Bài viết:
    1
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: [Ẩm thực|Văn hóa] Wa-shoku Dream: Beyond Sushi 2015 720p WEB-DL AAC2.0 H264-ABC ~ Văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản | Tyson Cole, Isao Hatano, Tomomi Inada

    Thúc cho chủ thớt, Lên top cho ai cần...........
     
    halam102 cảm ơn bài này.
  5. leon2711

    leon2711 Member

    Tham gia ngày:
    5/11/10
    Bài viết:
    27
    Đã được cảm ơn:
    29
    Ðề: [Ẩm thực|Văn hóa] Wa-shoku Dream: Beyond Sushi 2015 720p WEB-DL AAC2.0 H264-ABC ~ Văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản | Tyson Cole, Isao Hatano, Tomomi Inada

    Có bác nào làm sub cho phim này đi :( ..............
     
    halam102 cảm ơn bài này.
  6. lhq041095

    lhq041095 Active Member

    Tham gia ngày:
    1/9/12
    Bài viết:
    120
    Đã được cảm ơn:
    90
    Nơi ở:
    Biên Hòa
    bác còn file cho em xin ạ
     

Chia sẻ trang này