HN 6 điều cấm kỵ khi thực hiện thanh toán trực tuyến

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi ECom2016, 28/7/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. ECom2016

    ECom2016 New Member

    Tham gia ngày:
    21/11/16
    Bài viết:
    17
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Thanh toán hóa đơn trực tuyến qua mạng internet đang là xu hướng phát triển của thế giới. Bên cạnh những lợi ích thuận tiện đem lại, thanh toán trực tuyến sẽ đem lại không ít rủi ro cho người dùng nếu họ không coi trọng việc bảo mật thông tin.

    Dưới đây là 6 lời khuyên mà các chuyên gia bảo mật đưa ra khi thanh toán trên mạng bạn nên lưu ý.

    1. Mạng Wifi miễn phí là một mối nguy hiểm

    Khi kết nối Wifi không uy tín, bạn đang tự đặt mình vào vòng nguy hiểm, do sự tin tưởng vào độ an toàn của kết nối. Hacker sẽ tạo ra và đặt tên cho điểm kết nối nghe có vẻ tin cậy như “KFC free wifi” hay “American Guest”.

    Nếu trong trường hợp bạn phải sử dụng mạng thì hãy cẩn thận nhất khi có thể, tránh truy cập những trang yêu cầu đăng nhập và đặc biệt là không thực hiện giao dịch tài chính. Tuyệt đối không thực hiện giao dịch ngân hàng, không mua sắm. Nếu có thể, hãy dùng mạng riêng ảo (VPN).

    2. Nói không với mật khẩu ngắn




    Dãy số 123, ngày sinh nhật, họ tên là những mật khẩu không quá khó để đoán ra. Để tránh rủi ro về thông tin, hãy sử dụng mật khẩu dài và chứa ký tự đặc biệt. Ngoài ra, bạn có thể dùng Password Checker để kiểm tra độ mạnh của mật khẩu.

    3. Hạn chế dùng trùng mật khẩu

    Bạn tin rằng một mật khẩu mới, mạnh và khó bị hack. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị lấy cắp thông tìn khi dùng nó cho nhiều tài khoản khác. Điều này có thể sẽ khiến bạn có thể trở thành nạn nhân của hacker vì nếu bạn để lộ mật khẩu ở một tài khoản thì những tài khoản quan trọng sẽ bị đe dọa.

    Đối với các giao dịch quan trọng như thanh toán tiền điện online, đóng tiền nước trực tuyến, giao dịch ngân hàng,… thì bạn nên sử dụng các loại mật khẩu riêng, còn lại các tài khoản ít quan trọng thì có thể dùng trùng mật khẩu.

    4. Tuyệt đối không nhấp vào các đường link lạ hoặc link trong email lạ



    Ai sẽ cho rằng đưa những liên kết vào trong email là ý tưởng hay? Thật sự thì rất nhiều người nghĩ vậy, bao gồm cả tội phạm mạng. Nhấp vào link trong spam mail có thể dẫn bạn đến trang tự động tải phần mềm độc hại xuống máy tính của bạn hoặc trang trông có vẻ quen thuộc nhưng lại đánh cắp mật khẩu của bạn. Nhấp vào link có nghĩa là bạn đã xác nhận với spammer rằng bạn đã mở tin nhắn.

    Hãy ngưng nhấp vào những liên kết trên Facebook kiểu như: "Like và Share để sở hữu iPhone!", "Like nếu bạn nghĩ sai khi hành hạ động vật!"... Thực tế, bạn sẽ không có được bất cứ thứ gì cả và đang đặt mình vào nguy hiểm với vô số phần mềm độc hại!

    5. Ngừng đưa thông tin đăng nhập cho mọi người

    Đừng đưa thông tin cho người khác. Nếu bạn không nhớ được mật khẩu thì nên viết nó ra giấy và giữ kín nó.

    6. Sử dụng cài đặt mặc định của trang mạng xã hội

    Phần nhiều mạng xã hội thường cài đặt mặc định công khai một số thông tin của bạn. Và nếu bạn không có thói quen chăm chút cho profile của mình, thì đây là một miếng mồi ngon cho những kẻ lấy cắp thông tin.

    Trước khi đăng kí tài khoản mới, hãy dành ra 5 phút để xem qua thiết lập bảo mật và riêng tư. Với những tài khoản cũ, mỗi tháng dành ra vài phút để xác nhận rằng bạn chia sẻ thông tin cuả mình cho những người bạn muốn.

    Hãy chắc rằng bạn không chia sẻ cho người lạ để họ biết bạn là ai hay nảy sinh ý định làm lợi dụng thông tin của bạn.

    Qua 6 gợi ý trên, người dùng phải cảnh giác và hiểu biết với cuộc sống mạng của mình. Dịch vụ trực tuyến từ nhà cung cấp kết nối Wi-Fi cho đến ngân hàng, mạng xã hội đều muốn làm người dùng hài lòng nhưng với tội phạm mạng thì bạn chỉ là một nguồn tiền bất tận.
     
  2. TienDungDEV

    TienDungDEV New Member

    Tham gia ngày:
    26/7/17
    Bài viết:
    4
    Đã được cảm ơn:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Rất chuẩn xác
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này