Em dùng hai phần mềm này để check lossless trước khi ghi dĩa. Kết quả trái ngược nhau. Vậy thì thằng nào tin tưởng vậy các bác. Nếu các bác có cái nào hay hơn cho em xin 1
Tất nhiên là tool Audiochecker 2.0 beta by Dester tin cậy hơn! Hiện tại thì mình đang dùng tool này: auCDtect Task Manager Tại vì nó có hỗ trợ xem và lưu lại quang phổ nữa! Chú ý: Đừng tin tưởng quá vào mấy tool kiểm tra file nhạc, nhiều khi kết quả ra vậy mà không phải vậy, xem thêm quang phổ để có cái nhìn khách quan hơn! Các tool này mà check mấy CD nhạc không lời dạng độc tấu PIANO thì thường ra kết quả rất tầm bậy!! Về quang phổ file nhạc, thường >20kHz là lossless rồi (trừ AAC ra nha), nhưng cũng có vài bài MP3 đặc biệt quang phổ trên cả 22kHz !! Do đó, mọi thứ đều là tương đối...
Vấn đề là tiếng Piano không phủ quang phổ hết như giọng ca sĩ khi lên cao. Và do nguồn thu nữa. CD của Vô Thường và Đàm Vĩnh Hưng 100 MPEG, lossy...
Xem quang phổ khi play bằng Foobar 2000 đó bác, nếu bác thấy quang phổ chỉ có tới 16 kHz thì đó là file Mp3 rồi.
Nó đúng trong đa số, nhưng có vài trường hợp đặc biệt ngoại lệ: Đơn cử là nhiều CD nhạc độc tấu PIANO, đỉnh chóp từ 16kHz trở xuống nhưng mờ dần chứ không cắt ngang, nên không thể nói là lossy được!
Dùng tool audio check ko chính xác đâu, phải dùng phần mềm edit kiểm tra mới chính xác, chẳng hạn như Adobe audition chẳng hạn, vừa kiểm tra được biên độ, vừa kiểm tra đươc phổ tín hiệu.
Dùng phần mềm kiểm tra phổ để tham khảo thôi, đừng tin tường vào nó kể cả các phần mềm check lossless. Một cách khá tốt mà mình muốn chia sẻ là bạn có thể dùng CUETools để kiểm tra (trước khi nghe) xem album có được rip một cách chính xác từ đĩa gốc hay không. Phần mềm này sẽ đối chiếu bản rip với cơ sở dữ liệu AccurateRip và cho biết kết quả, bao gồm cả nước phát hành, hãng đĩa, số serial etc. http://cue.tools/wiki/Main_Page CUETools còn tách được các tracks ra khỏi 1 file rip lớn chứa tất cả các tracks trong album đồng thời kiểm tra luôn AccurateRip database của album đó nên mình khuyên dùng thằng này hơn là Medieval CUE Splitter (rất nhiều phản ánh trên các forum nước ngoài về chất lượng phần mềm này như sai timing, tahy đổi chất lượng file nhạc etc.). Giới hạn hiện tại của CUETools là chưa check được các file hi-res, hy vọng các bản cập nhật sau sẽ có. Ngoài CUETools, bạn có thể dùng Foobar để phân tích Dynamic Range (âm trường) của của album hoặc bản nhạc (cần có plugin DR). Theo kinh nghiệm của mình, lossless rip từ CD (16bit/44.1kHz, WAV, FLAC, APE etc.) nên có DR tối thiểu là 7, nếu dưới 7 thì hoặc bản thân CD gốc có vấn đề hoặc bản rip có vấn đề (lossy, upscaled, transcoded etc.) và không nên sử dụng nguồn nhạc đó để nghe nếu bạn thật sự muốn nghe lossless.
Phân tích bằng Adobe Audition (có phí) hoặc Audacity (mở, miễn phí) thì độ tin cậy cao nhưng tốn thời gian lắm và không phải ai cũng hiểu hết thông số