[Fshare] Emilie-Claire Barlow - Hi-res Albums Collection (2006 - 2017) [Vocal, Jazz, Pop}

Thảo luận trong 'Nhạc quốc tế' bắt đầu bởi namise, 2/1/18.

  1. dangthanhthe

    dangthanhthe Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/12/14
    Bài viết:
    640
    Đã được cảm ơn:
    1,177
    Giới tính:
    Nam
    Mình chia sẻ cách tiếp cận nghe nhạc Jazz của mình. Các bác bổ sung để xem dòng nhạc đình đám một thời này ra sao nhé.

    Jazz có thể coi là một đối lập hoàn hảo của Classic (opera). Nếu classic phát huy vẻ đẹp từ những quy tắc chính xác như những định luật vật lý và sự hài hòa của giai điêu thì Jazz lại chủ trương tìm kiếm vẻ đẹp từ sự "phá vỡ" các quy luật và đề cao tính sáng tạo. Do đó, 2 yếu tố để nhận diện và cảm nhận jazz có thể phân ra thành nhịp chỏi và ngẫu hứng.

    Với classic hay các thể loại phái sinh khác, phách đầu tiên trong một ô nhịp được nhấn mạnh nhất - phách mạnh (vd Valse nhịp 3/4 là xình .. chát chát). Nhịp chỏi làm ngược lại theo cả 2 cách đảo phách và nghịch phách. Khi đảo phách, note nhạc ở phách yếu ngân dài, chiếm cả phách mạnh kế đó, note mạnh mất sự quan trọng khi bắt đầu phách, bị chìm dưới sự ngân dài của phách phía trước. Lúc này, các note trong ô nhịp không còn dựa vào trật tự mạnh yếu (vd trên chuyển thành xình chát ... chát). Mục đích của đảo phách là làm cho đoạn nhạc có vẻ khập khễnh, ngập ngừng . Tùy theo giá trị trường độ của các note nối nhau trong đảo phách mà người ta phân loại như sau: cân, lệch, gãy

    Nghịch phách được hể hiện bằng cách im lặng hoàn toàn nơi phách mạnh, âm phát ra nơi phách yếu (vd trên thanh .....ch...chát!!). Nghịch phách tạo ra một sự kích động, hụt hẫng ... Cũng tùy vào trường độ các nốt mà chúng được phân thành nghịch phách đều và không đều. Nghịch phách (tạo khoảng lặng) dễ làm hơn và được áp dụng phổ biến hơn.

    Tính sáng tạo của jazz thể hiện ở sự ngẫu hứng, nghĩa là khi người ta trình diễn hát một bài, ca sĩ hay nhạc sĩ hát lần này đến chỗ đó người ta ngẫu hững, tự làm ra một đoạn nhạc ở trong đó, không dính líu gì đến bài nhạc, không giống như bài nhạc đã được viết sẵn khi đang hát. Vậy đến tuần sau, khi nghe bài đó hát, cũng nghe bài đó đánh nhạc bởi người nhạc sĩ đó mà mình lại thấy một đoạn nhạc khác lạ hẳn. Đổi tempo (tốc độ nhịp) trong từng đoạn nhỏ cũng là cách hay được sử dụng, nhất là khi hát.

    Theo mình, nghe nhạc Jazz trước hết nghe các bản nhạc quen thuộc được trình diễn theo phong cách jazz. Vì đã quen thuộc với giai điệu, nhịp điệu vốn có của bản nhạc nên đếm nhịp jazz dễ hơn, cũng dễ phát hiện các sáng tạo của nhạc sỹ/ca sỹ. Sau đó, nghe jazz trở thành đơn giản, hệ thống hóa được phong cách sáng tạo của nghệ sỹ trình diễn mới khó.;)

    Chất giọng trong jazz cũng đóng vai trò quan trọng như trong nhạc vàng. Mình thích nhất chất giọng "thì thào", hơi khàn, đẩy âm gió vào các khoảng lặng, nghe giống "lời thì thầm của quỷ" (ngược với opear - tiếng ca từ thiên đường).
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/1/18
  2. Izumitaro

    Izumitaro Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    21/12/13
    Bài viết:
    1,259
    Đã được cảm ơn:
    39,785
    Xin bổ sung chút ít. Một trong những điểm chính yếu của jazz là blue note, là những nốt lỡ làng sang ngang, làm cho bất kỳ ai nghe cũng nhận ra jazz. Thí dụ thay vì phải là nốt sol nghe mới suông tai, nó lại thăng hay giáng chút xíu làm cho người nghe cãm thấy lạ và thú vị. Gọi là blue vì người ta thông thường viết những nốt tiêu chuẫn màu đen, những nốt lỡ làng này không tiêu chuẫn nên gọi là xanh. Nguồn gốc của blue note là từ thể loại blue, jazz xuất thân từ blue nên kế thừa loại này và phát triển thêm. Ngoài ra còn vài yếu tố khác nửa nhưng không dám nói thêm vì diễn đàn này nhiều cao thủ jazz lắm.
     
    ILoveMusic, PHANKE, namise and 2 others like this.
  3. namise

    namise Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    24/6/12
    Bài viết:
    730
    Đã được cảm ơn:
    23,729
    Giới tính:
    Nam
    Cảm ơn cả 2 bác @Izumitaro@dangthanhthe nhé. Mình cùng ý kiến với bác @dangthanhthe vể việc nên bắt đầu nghe Jazz từ những bản nhạc quen thuộc của các genre khác trước (mình đã bắt đầu đúng như vậy luôn) vì Jazz thực sự không dễ nghe, nếu không bắt đầu từ những gì quen tai trước thì nhiều khả năng sẽ bỏ luôn không nghe thể loại này nữa vì Jazz khai thác những giai điệu nghịch quãng, hợp âm nghịch nhiều khi rất khó nghe/ khó chịu (giống như ăn mù tạt lần đầu vậy :) ). Mình cũng đồng ý với cả 2 bác về một điểm nổi bật ở Jazz là tính ngẫu hứng. Cùng 1 bản nhạc/ca khúc do cùng 1 nghệ sĩ trình diễn ở các thời điểm khác nhau là đã có thể rất khác nhau rồi (tùy cảm hứng của nghệ sĩ) chứ chưa nói đến việc trình diển bởi các nghệ sĩ khác nhau.

    Về những note blue mà bác @Izumitaro đã nói, theo mình tìm hiểu thì có 1 cách lý giải khác thiên về mặt cảm xúc hơn là kỹ thuật đó là "blue" đại diện cho cảm xúc "buồn", thường được thể hiện qua tiếng saxo/trumpet réo rắt trong ca khúc/bản nhạc.

    Một điều nữa mình muốn chia sẻ là tại sao lại tập nghe Jazz? Với mình thì đơn giản là vì mình thấy nhạc Jazz thú vị, sau đó mới đến các lý do khác :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/1/18
  4. ngogiathanhbinh

    ngogiathanhbinh Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    45
    Đã được cảm ơn:
    35
    Cảm ơn bác nhiều.
     
    PHANKE cảm ơn bài này.
  5. vmduc

    vmduc New Member

    Tham gia ngày:
    7/10/09
    Bài viết:
    1
    Đã được cảm ơn:
    2
     
    phamlananh and baodi0903648221 like this.

Chia sẻ trang này