Tác giả ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua đời ở Sài Gòn . Tin cho hay tác giả ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua đời tại TP. Hồ Chí Minh vào đêm 26/2, hưởng thọ 85 tuổi. Các nhạc phẩm của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được nhiều thế hệ khán giả biết đến là: Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, Hải Ngoại Thương Ca... Ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng là sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc đại tá. Ông xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và sau đó là trường Võ Bị Quốc Gia do Chính phủ Quốc gia mở ra tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 1940. Sau 1975, ông bị bắt đi cải tạo 10 năm. Kể từ đó ông ngừng sáng tác nhạc. Ông quyết định không đi xuất cảnh Mỹ theo diện H.O, mà ở lại Sài Gòn sống cùng vợ tại quận Phú Nhuận. Hôm 27/2, từ Sài Gòn, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, nhạc sĩ Tuấn Khanh nói: "Cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có thể gói gọn trong hai chữ là tài năng và im lặng." "Sau năm 1975, ông gần như không giao du, sinh hoạt với ngoài đời, cũng như không nhận phát biểu hay nói gì về mình. Vào khoảng năm 2006-2008, trong phong trào các trung tâm ca nhạc của người Việt hải ngoại thực hiện các chương trình tác giả - tác phẩm, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được nhiều lời mời đi Mỹ, thế nhưng ông đều từ chối." "Điều này nhất quán với cách sống của ông. Sau năm 1975, ông cũng từ chối không làm hồ sơ đi H.O và chọn ở lại quê nhà, trong căn nhà nhỏ ở đường Nguyễn Trọng Tuyển. Ít ai biết người đàn ông lúi húi giúp vợ bán bánh mì, là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nổi tiếng, và từng là đại tá, Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng hòa." "Như nhiều nhạc sĩ khác, ông cũng phải đi học tập cải tạo, nhưng thời gian lên đến 10 năm." "Trong lịch sử âm nhạc của miền Nam Việt Nam, chỉ có một số ít các multi-talent (người đa tài) như nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Nguyễn Văn Đông. Ngoài sáng tác ca khúc, các ông còn là đạo diễn, tuyển chọn biên tập và sản xuất chương trình cho đài phát thanh, truyền hình. Hơn nữa, các ông còn sáng tác ở các thể loại dân ca và sân khấu kịch nghệ, cải lương... " "Sự ra đi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, lại một lần nữa, tiếp tục thắp thêm một ánh sáng trên bầu trời kỷ niệm về một nền văn hóa vô cùng đặc sắc của miền Nam Việt Nam trước năm 1975." Hôm 27/2, ca sĩ Thanh Tuyền, người gắn bó với dòng nhạc của Nguyễn Văn Đông từ lúc bà bắt đầu đi hát trước năm 1975, nói trong chương trình Livestream của Trung tâm Thúy Nga: "Nếu không có chú Nguyễn Văn Đông thì sẽ không có ai biết đến Thanh Tuyền." "Một lần chú nói với tôi rằng muốn tôi thấy hát Chiều Mưa Biên Giới ngay tại Việt Nam. Và tôi đã làm được điều này tại Hà Nội mấy tháng trước khi chú mất." "Trước Tết Mậu Tuất, tôi có về Sài Gòn thăm chú Đông. Chú nói sau lần này không biết có gặp lại không." "Chú nói với tôi rằng cuộc đời chú không muốn bon chen, chỉ muốn sống tại quê nhà. Lẽ ra chú đã có thể đi Mỹ theo diện H.O nhưng chú đã chọn chết trên quê hương." Nguồn BBC tiếng Việt .
Băng nhac Sơn Ca với dấu ấn của ông: "Quay lui lại thời điểm đầu thập niên 1960, sự kiện trung tâm băng nhạc Sơn Ca cho ra đời những băng nhạc chỉ với một tiếng hát như Sơn Ca 6, tiếng hát Giao Linh; Sơn Ca 7, tiếng hát Khánh Ly; Sơn Ca 8, tiếng hát Lệ Thu; Sơn Ca 9, tiếng hát Phương Dung; Sơn Ca 10, tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long... cùng một số băng nhạc riêng, dành cho nhạc Trịnh Công Sơn, là một sáng kiến cực kỳ mới lạ. Nó mở đầu cho những album sau này, với một tiếng hát, của nhiều trung tâm băng nhạc khác." Và Tân Cổ Giao Duyên : " nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông, một người, không chỉ tận tụy cống hiến trọn cuộc đời mình cho nền tân nhạc miền Nam, 20 năm; mà ông còn là người có công đầu trong nỗ lực khai sinh, hình thành rồi phát triển một hình thái nghệ thuật mà, sau này chúng ta quen gọi là hình thái âm nhạc “Tân Cổ Giao Duyên.” Trước khi đi sâu vào lịch sử hình thành của hình thái nghệ thuật từng được chào đón tại miền Nam Việt Nam, tính đến Tháng Tư, năm 1975, chúng tôi muốn nhắc tới bài “Tân cổ giao duyên” đầu tiên của hình thái phối hợp nghệ thuật đặc biệt này. Ðó là bài “Khi Ðã Yêu” sáng tác của Phượng Linh và soạn giả Ðông Phương Tử. Do 2 nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu cải lương là Thanh Nga, Minh Phụng thu âm lần đầu, năm 1963, tại Saigòn. Bài “Tân cổ giao duyên” này, sau đó, đã được nhà xuất bản Hồng Hoa ấn hành thành nhạc bản. Tuy là hai bút hiệu khác nhau, nhưng sự thực, chỉ là một." và "Nhưng phải đợi tới sáng tác “Tân cổ giao duyên” thứ hai, cũng của Nguyễn Văn Ðông, đó là bài “Mùa Sao Sáng,” do Mộng Tuyền trình bày, thì phong trào “Tân cổ giao duyên” mới thực sự rộ lên, không chỉ tại Saigon mà, khắp mọi miền đất nước. Vì ca khúc “Mùa Sao Sáng” ký tên Nguyễn Văn Ðông, nên bài Tân cổ giao duyên “Mùa Sao Sáng” được phổ biến với hai tên: Nhạc Nguyễn Văn Ðông, Soạn giả Ðông Phương Tử. " "Trích nguồn từ bài viết của Nhà thơ Du Tử Lê đăng trên báo Hải Ngoại. Ông thành danh khi nhiều ACE chúng ta chưa sinh ra đời vá có nhiều kỷ niệm về ông mà nhà thơ Du Tử Lê cung cấp... Ông đã vể cõi vĩnh hằng nhưng sự nghiệp văn nghệ , dấu ấn tài hoa của ông có lẽ cũng là vĩnh viễn
Ông và Ca Sỹ Thanh Tuyền (Nguồn như trên): "Ông là thầy dạy nhạc cho ca sĩ Thanh Tuyền. Thật ra, nghệ danh "Thanh Tuyền" là do ông đặt cho (vì chị ấy tên thật là Như Mai). Ông giải thích "Thanh là cao nguyên xanh, Tuyền là suối" (Thanh Tuyền là người Đà Lạt, nơi có hồ Tuyền Lâm). "Thanh Tuyền" do đó có nghĩa là suối nước chảy vô tận. Ông cũng chính là người tác hợp tiếng hát Thanh Tuyền và Chế Linh, cặp song ca làm mưa gió một thời trên sân khấu văn nghệ miền Nam trước 1975."
Trước em tải của bác duongtr46 cũng có 1 số đĩa bị bệnh thế này: dùng Nero ghi thì đĩa mắc lỗi đọc kém, càng cố nghe nhiều lần CDP đọc càng chậm (em đã thử dùng 2 máy tính khác nhau ghi vẫn bị, đưa đĩa sang máy bạn đọc vẫn bị như thế), dùng Burrrn ghi thì một nhiều bài nó không nhận. Cuối cùng em xài Ashampoo thì ghi ngon, tuy nhiên vẫn có 1 2 bài (trong khoảng hơn 10 album) nó báo lỗi, không chấp nhận. Lỗi bắt nguồn từ đâu đến giờ em cũng ko rõ nguyên nhân. Tuy hy sinh ko ít phôi phono nhưng em vẫn rất cảm phục bác duongtr46 . Nhờ bác em mới tiếp cận được nhiều album hay và quý đến thế.
Kính cẩn tiễn đưa ông, một nghệ sĩ tài hoa với những ca khúc bất hủ, một nhà sản xuất âm nhạc xuất chúng, một người con yêu nước yêu quê hương, thà chịu tù đài hao mòn thân xác nơi quê nhà rồi chết chứ ko rời quê hương và tuyệt nhiên ông ko sáng tác một tác phẩm nào nữa khi sài gòn đổi thành hcm.