HN 10 lời khuyên dạy con từ thuở mẫu giáo

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi ECom2016, 7/8/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. ECom2016

    ECom2016 New Member

    Tham gia ngày:
    21/11/16
    Bài viết:
    17
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Nhiều người kiệt sức và âu lo khi nuôi dạy con, gặp nhiều khó khăn khi con bắt đầu biết ...cãi . Để giúp cho nhiều bố mẹ có con ở tuổi mẫu giáo, mình xin chia sẻ một số suy nghĩ và kinh nghiệm riêng :

    1. Cha mẹ sinh con trời sinh tính: mỗi đứa trẻ có khí chất khác nhau, như sự hướng ngoại, sự cởi mở, tính chu đáo....Nhưng giáo dục của cha mẹ vẫn là nền tảng quan trọng để con trưởng thành.
    bao nhiêu bà mẹ để con hư vì nuông chiều con, vì yêu con sai cách. Yêu con, nghĩa là không chấp nhận con hư. Uốn nắn con, cần rất nhiều năng lượng, tri thức, chứ không chỉ bằng bản năng yêu con của một người mẹ.

    2. Em bé, em có quyền: ngay từ khi trẻ con 1 tuổi chúng đã biết "bắt nạt" cha mẹ yếu đuối. bạn sẽ thấy khi bạn nghiêm, trẻ em sẽ không nghịch điện, không phá đồ, không đánh bạn, không ăn vạ, không hỗn láo. Mỗi khi con có hành vi sai , cha mẹ không được lờ đi, chặc lưỡi, thôi kệ nó bé nó biết gì. Hãy giải thích ngắn gọn, không được làm vậy, vì như vậy là Hư, con sẽ bị phạt, và phải phạt thật sự. Hãy kiên nhẫn, nếu con vẫn lặp lại, con bạn sẽ không lặp lại hành vi xấu vì chúng hiểu ra làm sai sẽ bị phạt. Nếu con bạn đã 3 tuổi, việc uốn nắn trở nên khó khăn hơn nhiều.

    3. Cháu hư tại bà: đừng đổ lỗi cho người khác nếu con mình hư, đổ tại ông bà chiều cháu. Bố mẹ nên giải thích một số nguyên tắc đồng thuận trong việc dạy con, ví dụ ông bà không được bênh hay tỏ ra phản đối khi cha mẹ phạt con, và ngược lại. Trẻ con biết dùng " ô dù", chúng dễ biết ai là người có quyền trong nhà. Nên chia quyền hợp lý và thảo luận để thống nhất cách dạy con, ngay từ khi có thai. Ngay cả khi có khách, đừng sĩ diện mà lờ khi con hư. Bạn phải dạy cháu khi khách ra về.

    3. Đừng để mâu thuẫn vợ chồng ảnh hưởng đến con, hãy tránh tranh luận cãi nhau trước mặt con, đừng nói xấu nhau với con, đừng bao giờ mang con ra làm nạn nhân hay vũ khí trong cuộc chiến hôn nhân. Bạn hãy nhớ, con bạn cần cả bố lẫn mẹ, cần sự thương yêu, cần sự hiểu biết về hôn nhân khi lớn lên, con có giáo dục tốt, là con vẫn thương yêu chăm sóc bố mẹ ngay cả khi bố mẹ bất hoà, ly hôn.


    4. Thương cho roi cho vọt: bố mẹ đôi khi chả tránh được lúc điên tiết muốn đánh con, hãy nhớ, phạt con phải có công thức : không phạt con vì bực tức, mà vì con sai. Phải có đủ thời gian" lạnh lùng "để con hiểu chúng sẽ mất quyền lợi nếu vi phạm nguyên tắc. Hãy nhớ, đòn đau vào da thịt chỉ gây thù oán, lời chửi mắng cộc cằn của cha mẹ chỉ làm con thêm ương chướng bất mãn. Hãy phạt trẻ em úp mặt bờ tường 5 phút, hoặc bỏ chúng khóc ăn vạ không dỗ dành hay quát tháo. Bí quyết là mình "mạnh" hơn chúng. Cơn ăn vạ hay khóc lóc dẫn đến nôn ói, chỉ là sự chống cự của trẻ, hãy dẫn trẻ vào phòng tắm để chúng bình tĩnh lại, giải thích cho chúng nếu chúng thích cảnh khổ này, xin mời tiếp tục và bỏ mặc chúng chừng 2-5 phút. Chúng sẽ không dám lặp lại hành vi, nếu cảm thấy mẹ không sợ hãi, không nhún nhường. Chúng chỉ tiếp tục lên cơn khi biết rằng cha mẹ sẽ thoả hiệp.

    5. Hãy biến các việc khó với trẻ thành trò vui, vừa hát vừa đùa, khi trẻ vui cười, chúng dễ nhớ dễ tiếp thu: các trò chơi nhắm mắt khi tắm cho bọn giặc nước không tràn vào, rửa tay sau khi đi vệ sinh luôn hát hai câu bài abc, đanh răng hát hết bài happy b day, xỏ dép đúng chân, thi xếp gọn đồ chơi cho đồ chơi không giận.... Hãy nhớ, trẻ vệ sinh cá nhân tốt sẽ biết độc lập, biết xếp gọn đồ chơi, sẽ có đầu óc tổ chức và tháo vát nhanh nhẹn.

    6. Sự ích kỷ, khó chịu, ương chướng, không khó chữa bằng sự thờ ơ, vô cảm với cuộc sống, với người khác. Hãy dạy trẻ quan sát điều tốt ở xung quanh, các tấm gương về kỹ năng sống, một cách tế nhị không làm cho trẻ thấy áp lực, hay bị so sánh. Hãy khen trẻ nhiều hơn chê, khen cụ thể một việc tốt, đừng chung chung, ví dụ khen trẻ sạch, thơm, khen em hay tươi cười, gặp khách khoe em biết đánh răng một mình rồi đấy. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bé thích được khen, y như bạn:)). Đứa trẻ hay được khen, sẽ tự tin và biết khen ngợi người khác.

    7. Giữ lời hứa, giữ lịch đi chơi với trẻ, nếu thay đổi phải giải thích và xin lỗi con. Nên tập cho trẻ biết lựa chọn món ăn, chỗ đi chơi, đồ chơi, đừng quyết định thay chúng. Hãy tôn trọng con như với một người lớn.

    8. Dạy con biết đùa, biết thất bại, biết sửa sai. Chia sẻ cho con lòng thương người, thương thú vật. Tất cả mọi tật hư tính xấu, sẽ dần được cải thiện. Càng được giáo dục, trẻ con càng thích trở thành người tốt.

    9. Vô số thói hư tật xấu có thể sửa đổi , bạn chỉ cần kiên nhẫn không dung thứ, chấp nhận con mình như vậy, là bạn sẽ thay đổi được chúng. Bạn cũng nên tránh gặp/ giao lưu với những người có tật xấu làm bạn không vui, vd như cáu gắt, sai hẹn, thất hứa, vô cảm, thô lỗ, tham lam, nhõng nhẽo, đòi hỏi, hay than thở, nói xấu, hay nhờ vả, nhậu nhẹt lười biếng, đấy là những đứa trẻ bất hạnh không bao giờ trưởng thành.

    10. Dành thời gian nhiều cho con. Thay vì làm những công việc tốn thời gian của bạn như đi chơi, xếp hàng chờ thanh toán tiền điện, nhậu nhẹt,… thì hãy dành khoảng thời gian quý báu đó dành cho con. Trung bình, mỗi bậc cha mẹ mỗi ngày nên dành ra ít nhất 2 tiếng cho còn. Khi đó, dưới sự quan tâm của cha mẹ, trẻ sẽ phát triển toàn diện.

    >> Bạn nên tham khảo cách thanh toán hóa đơn tiền điện thuận tiện để tiết kiệm thời gian



    Mong cho tất cả những đứa trẻ xinh đẹp, đều được khôn lớn văn minh, hạnh phúc.

    Hãy nhớ, lời khen tặng vô giá đối với một người đàn bà, là khen con cô ấy có giáo dục .
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này