HN 4 lưu ý dành cho bạn khi thiết kế nhà ống

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi haitre97, 13/8/18.

  1. haitre97

    haitre97 Member

    Tham gia ngày:
    13/7/18
    Bài viết:
    36
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Nhà ống đang đang là kiểu nhà xuất hiện ngày càng nhiều ở các thành phố lớn của nước ta hiện nay, bởi dân số của các thành phố tăng nhanh khiến cho diện tích đất ở bị thu hẹp vì vậy nhà ống là lựa chọn hoàn toàn hợp lý của các gia đình. Tuy nhiện do đặc trưng của nhà ống là hẹp về chiều ngang nên việc thiết kế nhà ống có rất nhiều vấn đề cần lưu tâm, từ kiểu dáng kiến trúc, công năng, kết cấu, ánh sáng… đều phải được gia chủ tính toán sao cho thật kỹ lưỡng nhằm mang lại một không gian sống hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Hãy tham khảo một số lưu ý khi thiết kế nhà ống của DOMINNER để có được những lựa chọn hợp lý nhất cho ngôi nhà của mình,

    1. Nhà ống có giếng trời

    [​IMG]

    Với nhà ống, vấn đề thông thoáng và ánh sáng phải đưa lên hàng đầu, bởi vậy xây dựng nhà ống phải từ bỏ quan niệm tận dụng triệt để mặt bằng. Do đó, trong thiết kế nhà ống hiện nay các KTS thường lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước, sân sau hoặc giếng trời phù hợp cho thông gió và đưa ánh sáng và nhà, dù phòng ở có vị trí thu hẹp là rất cần thiết. Ngôi nhà thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, đối lưu không khí tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho các thành viên trong sinh hoạt.

    Dù thể hiện nhà lệch tầng, lệch hướng cầu thang, tạo những không gian vay mượn... nếu không có giếng trời thì không khí trong nhà vẫn bí bách. Nhiều nhà tạo hai giếng để mưa rơi tự nhiên hoặc dựng nhà chia thành hai khối để khắc phục sự buồn tẻ của nhà ống và tạo không gian thoáng đãng.

    2. Xác định rõ khu vực chức năng trong nhà


    Việc này nếu gia chủ chưa định hướng được rõ ràng về những ý tưởng của mình thì phải nhờ đến KTS xử lý sao cho vừa phù hợp với ý muốn vừa hợp lý với mảnh đất. Tuy nhiên, một trường hợp dễ xảy ra là sự “đối đầu” giữa thầy phong thuỷ và KTS trong việc bố trí các công năng sinh hoạt chính như bếp, phòng ngủ…..và đặc biệt là cửa. Cái khó là nhà ống một mặt thoáng thường không có nhiều sự lựa chọn trong việc bố trí và thay đổi vị trí một số phần của ngôi nhà.

    [​IMG]

    Ví dụ có ngôi nhà, toilet đã để ở nơi rất hợp lý nhưng bị chủ nhà gạt phăng vì "thầy" nói nếu làm ở đó là vị trí sinh tiền tài, khi dội nước, tiền sẽ chảy đi hết. Vì vậy, cần có những giải pháp hoá giải về phong thuỷ (nếu không di chuyển được vị trí sinh hoạt phù hợp hơn) để có sự hài hoà nhất định, gia chủ không phải lo lắng, băn khoăn.

    Nhà ống thường hẹp chiều ngang nên phải cắt ngang, cách ly giữa các phòng thành những cái hộp nhỏ chồng khít lên nhau trông đơn điệu. Đó là chưa kể sự ngăn cách này không hợp không khí sinh hoạt gia đình Việt Nam thường quây quần trong một không gian chung. Kiến trúc lệch tầng là một trong những giải pháp hợp lý. Nhà lệch tầng sẽ có nhiều ánh sáng và thông thoáng hơn nhưng vẫn tận dụng được các không gian.

    3. Hài hoà với cảnh quan xung quanh

    [​IMG]



    Khi xây dựng, nhà lại sát nhà nên không tránh khỏi những “đụng chạm” tới hàng xóm lân cận. Vì vậy, điều trước tiên là nói chuyện và kiểm tra công trình của họ trước khi khởi công để tránh xảy ra xung đột trong quá trình xây dựng. Trên thực tế, không ít trường hợp xảy ra cãi vã, đền bù vì những ảnh hưởng ví dụ như nứt tường….đã xảy ra từ trước nhưng do gia chủ chủ quan không để ý.

    4. Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế

    [​IMG]

    Chủ nhà tham gia vào thiết kế là đương nhiên vì phải trao đổi với KTS về sở thích, thói quen sinh hoạt, công năng của ngôi nhà. Tuy nhiên khi đã đề bạt mong muốn với KTS gia chủ với chắc chắn đã tính toán và suy nghĩ kỹ lưỡng để tránh sự thay đổi quá nhiều trong thiết kế làm mất thời gian của hai bên. Một số chủ nhà khi có bản vẽ bắt đầu thêm bớt, thay đổi phòng, tận dụng đất... rồi tự nhốt mình vào cái hộp kín bưng. Chủ nhà đòi sao chép lại một mặt tiền nhà đã trông thấy mà quên đi sự kết hợp giữa bên trong và ngoài, dẫn đến sự khập khiễng.

    Qua những gợi ý trên, hy vọng bạn đã có những kinh nghiệm nhỏ trong việc xây dựng ngôi nhà tương lai.

    Xem thêm:

     

Chia sẻ trang này