HN Bảo tồn thương hiệu nông sản Việt. 56

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi lenguyen010112, 23/3/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. lenguyen010112

    lenguyen010112 New Member

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài viết:
    0
    Đã được cảm ơn:
    0
    Sau nhiều năm kinh doanh mặt hàng nông sản trong chợ đầu mối tại TP.Hồ Chí Minh, ông Bùi Thanh Vân đã thành lập công ty chế biến nông sản rau củ đông lạnh xuất khẩu.
    Tân Hoa Mai tự hào là nhà cung cấp giải pháp chống hàng giả hàng đầu trong cả nước.
    [​IMG]Bảo tồn thương hiệu nông sản Việt.​
    Ngoài thị trường trong nước, hiện sản phẩm của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu sang nhiều nước Đông Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc…
    * Không chọn hướng gia công
    Ông Vân kể: “Năm 2005, tôi thành lập công ty chế biến nông sản, trái cây đông lạnh vì thấy đầu ra của nông sản tươi quá bấp bênh. Ngay từ năm đầu thành lập DN, tôi đã đăng ký nhãn hàng, chăm chút cho chất lượng và hình thức bao bì sản phẩm với ý thức về việc xây dựng thương hiệu riêng cho mặt hàng nông sản”. Vài năm sau, ông tiếp tục mở thêm chi nhánh sản xuất trái cây, rau củ sấy tại huyện Trảng Bom để đưa nhà máy chế biến về ngay vùng nguyên liệu. Sản phẩm cũng ngày càng đa dạng, từ rau củ, trái cây cấp đông đến các loại mít, khoai, thơm sấy; các sản phẩm tẩm gia vị... DN sản xuất rất linh động theo đơn đặt hàng của khách nên chủng loại hàng hóa không ngừng được đa dạng. Nhờ đầu tư công nghệ hiện đại, sản phẩm của Vân Phát không chỉ dần phủ sóng trong cả nước mà đạt chuẩn xuất khẩu vào các nước khó tính.
    Nhưng con đường phát triển của DN không phải luôn thuận chèo mát mái. Vài năm trở lại đây, các hệ thống siêu thị rộn lên phong trào làm nhãn hàng riêng, quay qua đặt các DN nhỏ như Vân Phát làm hàng gia công rồi dán nhãn hiệu, bao bì riêng của siêu thị.
    Dù gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn này vì doanh thu giảm sút, sản phẩm bị rút dần khỏi kệ hàng siêu thị nhưng Vân Phát không chọn hướng thụt lùi chuyển sang làm gia công khiến thương hiệu của DN dần mai một. Ông chủ DN không còn ở tuổi trẻ trung ấy lại bôn ba tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ truyền thống bắt đầu từ những tiệm tạp hóa, sạp hàng nhỏ trong các chợ truyền thống.

    * Đưa hàng Việt xuất ngoại
    [​IMG]Tem chống giả SMS của Tân Hoa Mai​
    Sử dụng Tem chống hàng giả để bảo vệ thương hiệu của bạn.

    Việc chăm chút cho thương hiệu được ông chủ này bắt đầu từ những điều rất nhỏ, sản phẩm của DN không chỉ được cấp các chứng nhận quốc tế đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn được cấp dấu chứng nhận Halal (dòng thực phẩm chay theo tiêu chuẩn của đạo Hồi). Theo ông Vân, yêu cầu sản xuất theo chuẩn thực phẩm chay này khá khắt khe nhưng DN vẫn thực hiện vì giúp mở rộng thêm khách hàng.
    Cầm sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu, ông Vân giới thiệu: “Trên bao bì, tôi vẫn cho in 3 thứ tiếng Việt, Trung, Anh để giới thiệu nguồn gốc sản phẩm cho khách. “Sân nhà” không dễ cạnh tranh thì “sân người” càng gian nan vất vả. Nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi con đường khó khăn này vì không muốn bỏ lỡ cơ hội xây dựng được thương hiệu Việt khi bước vào hội nhập. Chính vì vậy, dù luôn nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng ông cũng xác định rõ thị trường mục tiêu cần tiếp cận. Trong đó, ông đăng ký nhãn hàng bằng Tiếng Trung vì đất nước với các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hong Kong... giàu tiềm năng được ông quan tâm hàng đầu. Niềm vui lớn nhất với người chủ DN này là người tiêu dùng ở các nước nhận biết nhãn hàng Vân Phát.
    Lê Quyên
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này