HN Bệnh động mạch vành nên ăn kiêng những gì ?

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi ivfhongngoc, 29/3/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. ivfhongngoc

    ivfhongngoc New Member

    Tham gia ngày:
    16/9/14
    Bài viết:
    5
    Đã được cảm ơn:
    0
    Bệnh động mạch vành là tên gọi tắt của bệnh tim do động mạch vành bị xơ cứng. Biểu hiện lâm sàng thường thấy là đau trong lồng ngực, buồn bực, sắc mặt trắng bệch, hít thở khó khăn. Người bệnh nặng còn có biểu hiện bệnh hẹp động mạch vành, tim đau thắt, tắc động mạch cơ tim, tim co bóp không đều, suy tim v.v.


    Nếu không cấp cứu kịp thời còn nguy hiểm đến tính mạng. Có nguồn điều tra còn phát hiện ra rằng việc phát sinh bệnh này có liên quan chặt chẽ với lượng mỡ và Cholecsterol cao trong ăn uống. Trung y cho rằng ngoài các nguyên nhân như tình cảm thương tổn, thậm chí suy hư thì nó còn có quan hệ chặt chẽ với việc ẩm thực.


    Thường xuyên ăn uống vô độ, ăn nhiều chất mỡ sẽ làm tổn hại đến tỳ vị, tỳ vị không thể chuyển hoá hết các tinh chất, lâu dần chúng tích tụ lại theo máu vào tim gây tắc mạch.


    Nguyên tắc ăn uống của người bệnh động mạch vành là xắp sếp bữa ăn hợp lý, dinh dường đầy đủ, nhiều vitamin ít chất tanh, không đói không no, cai thuốc, hạn chế rượu.


    Người bệnh động mạch vành nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ và Cholesterol như nội tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, thịt gà, trứng cá và bơ v.v. Những đồ ăn chứa nhiều mỡ này nếu ăn quá nhiều sẽ thúc đẩy sự tích tụ Cholesterol trong thành huyết quản động mạch, đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch, tăng cường ảnh hưởng đến mạch vành người bệnh.


    Vì vậy khi ăn uống nên phối hợp tanh chay, ăn các loại rau tươi, hoa quả giàu vitamin, các loại đậu, chế phẩm từ đậu, thịt nạc, cá nước ngọt. Người bị bệnh động mạch vành không thể ăn quá nó, đặc biệt những người sau khi ăn dễ xảy ra đau tim lại càng phải chú ý. Sách “Thiên kim yếu phương” viết: “không nên để quá đói mới ăn, khi ăn không nên quá no; không để quá khát mới uống, khi uống không nên uống quá nhiều.


    Ăn quá nhiều sẽ gây tích tụ, uống quá nhiều sẽ gây phù thũng”. Cho thấy việc ăn uống phải tiết chế, không nên tham ăn, tham uống để tránh dạ dày phải làm việc quá sức. Bởi vì ăn quá no, thức ăn sẽ khó tiêu hoá, làm tăng thêm gánh nặng cho tim, ngực bị chướng khí, cơ hoành nâng cao từ đó hạn chế sự co bóp bình thường của tim.


    Hơn nữa do nhu cầu tiêu hoá thức ăn, phần lớn huyết dịch phải tập trung vào đường tiêu hoá, khiến lượng máu cung cấp cho động mạch vành không đủ, làm trầm trọng thêm sự thiếu máu thiếu ôxy trong tim, dẫn đến đau tim, thậm chí làm tắc nghẽn cơ tim gây nguy cấp đến tính mạng.


    Nếu như ăn quá no vào buổi tối thì sự nguy hiểm càng lớn, bởi vì sau khi ngủ máu lưu thông trở nên chậm, ăn quá no sẽ khiến lượng mỡ trong máu tăng lên và nó dễ bị lắng đọng trên thành huyết quản, ảnh hưởng đến sự co giãn của huyết quản dẫn đến xơ cứng động mạch. Cho nên cấm kỵ ăn no, áp dụng tiết chế ăn uống là một phương pháp dự phòng chủ yếu.


    Hút thuốc lá là tác nhân chủ yếu gây tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng cơ tim, trung phong. Vì chất nicôtin và cácbon trong khói thuốc lá gây nhiễm độc đối với thành huyết quản động mạch vành và tế bào cơ tim, tạo ra viêm nhiễm, chất Nicôtin còn kích thích lọc thải của tuyến thận khiến tim đập nhanh, huyết quản thu nhỏ, chất đó sẽ khiến thành động mạch thiếu ôxy, hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao, những điều đó sẽ đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch, khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng.


    – Đảm bảo chế độ ăn khoa học, lành mạnh, ăn ít đồ ăn chứa chất béo bão hòa, chất béo trans cholesterol. Hạn chế đường, muối, rượu bia. Tăng cường thêm các loại rau quả, trái cây và ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần.


    – Không hút thuốc lá vì chất nicotim trong thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hình thảnh mảng xơ vữa, cục máu đông, nguyên nhân gây co thắt động mạch.


    – Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch.


    – Căng thẳng có thể làm trái tim của bạn bị tổn thương vì vậy hãy giữ tinh thần thật thoải mái, giảm bớt stress bằng hít sâu thở chậm, thiền hoặc yoga…


    – Phòng bệnh mạch vành, tăng mỡ máu bằng các thảo dược (vasopolis). Đặc biệt, “Lan Gấm –


    – Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện các sớm các bệnh lý tim mạch thường gặp như: bệnh tắc nghẽn động mạch, phình động mạch chủ, hẹp động mạch vành…
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này