HN Bệnh mề đay chữa trị như thế nào hiệu quả?

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi hoangaka1, 15/8/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. hoangaka1

    hoangaka1 New Member

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    5
    Đã được cảm ơn:
    0
    Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mề đay. Bệnh mề đay chữa trị như thế nào? Những điều cần biết khi bị mề đay. nổi mề đay dị ứng.

    1. Biểu hiện của bệnh mề đay

    Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em và người lớn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể do dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, dị ứng thuốc…

    Triệu chứng của mề đay là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên mặt da, kích thước và số lượng thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mề đay khỏi không để lại dấu vết gì.

    Phân loại mề đay

    Cơn mề đay cấp tính: Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…


    Cơn mề đay mãn tính: Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

    + Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.

    + Mề đay sần ở trẻ em - mề đay mụn nước, phòng nước.

    + Mề đay khổng lồ - đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, phải cấp cứu.

    + Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầt rộ khắp cơ thể gây cảm giác rất ngứa. cách trị bệnh nổi mề đay,

    Phòng bệnh

    Những người dễ bị nổi mề đay thường là có cơ địa nhạy cảm, do vậy để phòng bệnh cần lưu ý những điểm sau:

    - Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.

    - Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).

    - Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lụa chọn những loại mỹ phẩn thích hợp với loại da của mình.

    - Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.

    - Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.

    - Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc đông - tây y mà không được hướng dẫn của bác sỹ, không chỉ gây ra chứng mề đay mà còn có thể bị ngộ độc thuốc.

    * Cách chữa mề đay bằng thảo dược

    - Lá khế trị mề đay: Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.

    Để có được hiệu quả từ bài thuốc này bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế đun sắc lấy nước uống hàng ngày cũng tạo ra hiệu quả tốt trong điều trị mề đay, mẩn ngứa.

    - Đu đủ nấu giấm trị mề đay: Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.

    Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mang đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.

    - Gừng nấu đường thẻ trị mề đay: Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.

    - Uống nước tía tô: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ.

    Nước cốt tía tô cũng có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.

    - Sắc uống kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.

    Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.

    thuốc trị nổi mề đay hiệu quả,
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này