1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì? Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp (hay còn gọi là đĩa đệm khớp gối). Chúng nằm giữa các xương chân có chức năng khi bạn di chuyển mà không làm tổn thương. Khi đĩa đệm thoái hóa sẽ làm giảm khả năng đệm khiến đầu gối bị tổn thương, khó khăn trong việc đứng, xoay và di chuyển. Theo thời gian, sụn khớp dần bị thoái hóa khiến khớp không thể hoạt động tốt. Từ đó, xương dưới sụn thay đổi tiêu cực về cấu trúc, hình dạng và tạo ra những vết nứt nhỏ trong xương. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến xương và sinh họat hằng ngày. Thậm chí, nếu nặng hơn dẫn đến việc không thể đi lại và hoạt động bình thường. Xem thêm: https://thuduong1004.webflow.io/project/thoai-hoa-khop-goi-o-nguoi-gia 2. Những thực phẩm nên kiêng khi bị thoái hóa khớp gối Nếu bạn đang gặp tình trạng thoái hóa khớp gối. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, không phải những thực phẩm giúp bạn chữa khỏi thoái hóa khớp hoàn toàn. Nhưng bạn cần kiêng những loại thức ăn dưới đây để tránh gây viêm đau và bệnh trở nên nặng hơn. Thực phẩm chiên Những thực phẩm chiên nên hạn chế đến mức tối đa. Đặc biệt với những người bị bệnh khớp gối, chúng sẽ gây tình trạng viêm nặng và tăng cân. Bạn nên thay thế bằng trái cây tươi và rau tươi ăn sống hoặc nấu chín. Đường và carbohydrate Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường và carbohydrate sẻ sản sinh glycation, làm tổn thương các protein trong cơ thể bạn. Ngoài ra, đường gây hạn chế trong việc tiếp thu canxi và hệ xương khớp yếu đi. Thức ăn chế biến sẵn Những thực phẩm trên kệ luôn là mối nguy hiểm đối với những người bị bệnh thoái hóa khớp gối. Chúng sẽ tác động xấu lên tình trạng khớp gối. Các thực phẩm nhằm để đượclâu dài thường có chất bảo quản, những người bị đau khớp gối không nên sử dụng. Thuốc lá và bia rượu Thuốc lá làm xuất hiện các viêm khớp, gây nên thoái hóa khớp gối trầm trọng. Việc tiêu thụ rượu bia nhiều gây nên nhiều bệnh gout, viêm khớp và làm nặng thêm các triệu chứng hiện có. Tiêu thụ quá nhiều muối Những người bị thoái hóa nên cảnh giác với các thực phẩm chứa nhiều muối. Muối có thể làm tăng viêm khớp, làm tăng cơn đau khớp. Bạn nên chủ động kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn là cách bảo vệ sức khỏe. 3. Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Để phòng ngừa và hạn chế mắc bệnh thoái hóa cũng như hỗ trợ điều trị căn bệnh hiệu quả, bạn nên lập ra những chế độ dinh dưỡng phù hợp như: Chất dinh dưỡng trong cá được chứng minh tốt cho sụn. Nếu có thể, bạn hạn chế chế biến bằng chiên, rán, cố gắng ăn cá tươi khoảng 2-3 lần/ tuần. Rau, lá màu xanh đậm Những thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng chứa vitamin A, C, E, kali, magie và canxi. Bên cạnh đó, chúng có hàm lượng oxy hóa cao làm chậm sự thoái hóa của sụn, giúp cho xương chắc khỏe. Bạn có thể lựa chọn những loại rau như rau diếp, tỏi tây, bông cải xanh hoặc cải xoăn. Các loại nấm Đối với người cao tuổi, các món ăn chế biến từ nấm rất được yêu thích, Không chỉ làm món ăn, mà có công dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh như ung thư, tim mạch, chống lão hóa,…là những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Nấm mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, trong nấm còn chứa một loại polysaccharide có khă năng ức chế các khối u, tăng cường hệ miễn dịch. Nấm hướng có tác dụng chống viêm, chứng chân tay tê bại và chữa cơ thể bị suy nhược rất tốt. Các loại thảo mộc và trà Nghệ, rừng, húng quế,… kết hợp với trà mang lại chất chống oxy hóa như anthocyanin và pro anthocyanin, chống lại viêm và sự tổn thương các tế bào. Nếu không quen uống trà bạn có thể dùng thử trà xanh tự nhiên trước. Tuy nhiên, trong trà có caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ và khă năng tư duy. Nên sử dụng lượng vừa đủ để cơ thể mình không bị mệt mỏi.