Tiểu đường là bệnh khiến cơ thể không thể sử dụng được thực phẩm bạn ăn vào để tạo năng lượng dù cho tế bào của bạn cần năng lượng để sống và tăng trưởng Tiểu đường là bệnh khiến cơ thể không thể sử dụng được thực phẩm bạn ăn vào để tạo năng lượng dù cho tế bào của bạn cần năng lượng để sống và tăng trưởng Thức ăn đưa vào cơ thể là một dạng glucose hay còn gọi là đường. Glucose đi vào máu và làm lượng đường ở đây tăng lên. Insulin là một kích thích tố do tuyến tụy tạo ra, chất này giúp chuyển glucose từ máu vào trong các tế bào để cơ thể sử dụng glucose nhằm tạo ra năng lượng. Cơ thể con người không thể sống mà thiếu Insulin Bệnh tiểu đường có 3 loại chính: Trong bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy không tạo ra insulin Bệnh tiểu đường loại 2 khi tuyến tụy không tạo đủ insulin hoặc cơ thể của bạn không sử dụng được insulin tạo ra Tiểu đường tuyp 3 hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ xảy ra trong thời kỳ mang thai của người mẹ. Khi đó cơ thể không sản sinh đủ insulin để cung cấp cho nhu cầu của cả mẹ và bé Dấu hiệu của bệnh tiểu đường Liên tục khát nước: Tuy uống nước nhiều và liên tục nhưng bạn vẫn cảm thấy khát nước. Đó là do khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bạn sẽ tách phần nước có trong tế bào để đưa vào máu nhằm pha loãng lượng đường bị thừa. Chính vì th bạn luôn có cảm giác khát nước Sụt cân bất thường: Bệnh đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn và buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và cơ. Thiếu Insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, mỡ dẫn tới sụt cân nhanh Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Nếu số lần bạn đi tiểu trong ngày nhiều hơn 7, bạn có thể bị đái tháo đường. Điều này được lý giải do cơ thể bạn muốn đào thải lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn Ngoài những biểu hiện cụ thể trên, nếu bạn gặp phải những biểu hiện trên như mờ mắt, vết thương lâu lành, ngứa da, nhiễm trùng, tê bì chân tay hoặc suy giảm khả năng sinh lý thì nên đến bệnh viện để đo chỉ số đường huyết và lời khuyên từ bác sỹ Xem thêm: BoniDiabet giúp kiểm soát đường huyết tốt như thế nào? Lên kế hoạch chăm sóc bản thân Mục tiêu của bệnh nhân tiểu đường là giữ cho mức glucose càng gần mức bình thường càng tốt. Bạn có thể tham khảo những cách sau: Lên kế hoạch các bữa ăn. Kiểm tra mức độ glucose Tìm hiểu các dấu hiệu để biết khi nào mức glucose quá cao hoặc thấp. Tập thể dục thường xuyên Dùng thuốc bổ sung Insulin hoặc các thực phẩm giúp kiểm soát tiểu đường Cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nhận được lời khuyên từ bác sỹ