Zona thần kinh là bệnh phổ biến và có tính tái phát nhiều năm. Bệnh cũng dễ gặp ở phụ nữ mang thai nên không quá khó hiểu khi có nhiều bà bầu thắc mắc bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy thực hư việc này như thế nào, mời bạn tham khảo các thông tin giải đáp chính xác sau đây. Tham khảo thêm các bài viết khác: + Cảnh báo zona thần kinh ở mắt kiêng gì + Đọc ngay zona thần kinh khi mang thai nên làm gì 1. Nhận diện bệnh zona thần kinh ở phụ nữ mang thai Mẹ bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không ? Trước hết, bà bầu chỉ cần quan tâm đến việc bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không khi bạn chắc chắn rằng những nghi ngờ của bạn về các đốm mụn nước trên cơ thể chính xác là zona. Bởi vì việc bị zona nếu dùng thuốc sẽ đẩy nhanh quá trình lành bệnh thay vì để bệnh kéo dài gây khó chịu. Cho nên, đối với các bà bầu, nếu chỉ đang nghi vấn thì đầu tiên cần xác định được có đúng mình đang bị zona thần kinh hay không. Zona thần kinh là bệnh do virus thuộc họ Herpes simplex gây ra. Virus này vốn ẩn sẵn trong cơ thể, đặc biệt là ở những người đã có tiền sử thủy đậu thời thơ bé. Chúng gắn kết với ADN của tế bào hạch thần kinh giao cảm tủy sống. Khi cơ thể khỏe mạnh, virus sẽ bị các bạch cầu kiềm chế nhưng khi gặp thời cơ, cơ thể yếu, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, virus sẽ trỗi dậy và phát tán tạo nên các dải mụn nước dọc các dây thần kinh cảm giác liên quan, gây ra bệnh. Nếu như các đốm mụn này sưng phồng, mọng, hơi nhũn như chứa nước bên trong, đồng thời gây cảm giác ngứa ngay, rát phỏng, mụn mọc sát nhau thành dải, chùm thì đó chính xác là zona thần kinh. Vậy, bệnh có liên quan đến virus này có ảnh hưởng đến thai nhi khi bà bầu bị zona thần kinh. 2. Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Zona thần kinh được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi chiếm khoảng 2% Đối với bệnh zona thần kinh, thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Với phụ nữ mang thai cũng tương tự như vậy, các đốm mụn nước sẽ tự vỡ sau khoảng vài ngày và khô lại, sau đó tróc vảy và khỏi dần mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, do vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng tại các vết mụn cho nên việc thúc đẩy quá trình liền bệnh bằng cách dùng thuốc là rất hữu ích. Nếu là ở người bình thường, việc dùng thuốc không cần phải băn khoăn, nhưng ở bà bầu thì việc thận trọng là cần thiết. Hơn nữa, dù được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi do zona gây ra được công bố là khoảng 2% nếu là ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nếu là thai nhi trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ này có thể cao hơn. Cho nên vẫn cần thận trọng, kiểm tra và sàng lọc kỹ hơn. Tham khảo tại nguồn: http://khoathankinh.com/benh-zona-than-kinh-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong.html