HCM-Toàn quốc Biện pháp phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Thảo luận trong 'Chợ cũ' bắt đầu bởi dinhhungpc, 6/8/18.

  1. dinhhungpc

    dinhhungpc New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/16
    Bài viết:
    6
    Đã được cảm ơn:
    0
    Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng đối với bà con đã quá quen thuộc, bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi và nếu không được phát hiện kịp thời căn bệnh này sẽ gây ra nhiều thiệt hại đến sức khỏe của tôm.

    Bệnh đốm đen trên tôm thẻ là gì ?
    [​IMG]

    Bệnh đốm đen trên tôm thẻ do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi

    Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi như Vibrio, Aeromonas gây nên, những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất men ăn mòn lớp vỏ của kitin tôm nuôi. Bệnh xảy ra ở các độ mặn khác nhau từ 5‰ cho đến 20 – 25‰, thời gian xảy ra bệnh từ giai đoạn 20 - 90 ngày tuổi, nhưng chủ yếu tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 25 – 45 ngày tuổi. Xem thêm: bệnh phát sáng ở tôm

    Vào giao đoạn chuyển mùa tôm có tỷ lệ mắc bệnh cao vì thời tiết thay đổi bất thường kéo dài trong 5 – 10 ngày, hoặc nhiệt độ nước trên 29oC trong thời gian dài. Tôm nhiễm bệnh nhẹ vẫn hay ăn bình thường nhưng có hiện tượng râu cụt và bị mòn đuôi, râu và đuôi chuyển sang màu đỏ.


    [​IMG]

    Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện các đốm đen li ti

    Bệnh nặng hơn thì xuất hiện các đốm đen nhỏ ẩn dưới vỏ hoặc các đốm đen xuất hiện thành cụm ở giáp đầu ngực, phụ bộ, ở thân tôm hoặc ở vùng mang, nhưng ngay sau khi lột xác xong tôm sẽ trở lại trạng thái khỏe mạnh.

    >> Bênh mềm vỏ ở tôm

    Biện pháp phòng và bệnh
    Để áp dụng thành công việc phòng và trị bênh đốm đen trên tôm thì chủ đầm tôm quan sát thấy tôm có diếu hiệu nhiễm bệnh chủ đầm tôm cần phải dùng máy PCR POCKIT, máy PCR đi động POCKIT EXPRESS, ... để phát hiện tôm bệnh và sàng lọc tôm.

    Khi đã xác định và sàng lọc được tôm bệnh cần bổ sung Vitamin C – TẠT liều 1kg/1000 m3 nước , khoáng và trộn vitamin C liều 2 – 5 g/kg thức ăn cho tôm ăn để kích tôm lột vỏ. Sau cùng cần bổ sung dưỡng chất cho tôm bằng nem vi sinh, chế phẩm sinh học ở giai đoạn hồi phục sức khỏe.



    Kiểm tra thường xuyên hàm lượng oxy trong ao nuôi tôm để có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu oxy cục bộ, nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây stress cho tôm, giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm bệnh hơn.

    Thường xuyên sử dụng men vi sinh, ít nhất trong 60 ngày đầu thả nuôi. Liên tục kiểm tra mật số vi khuẩn gây bệnh định kỳ từ 5 – 7 ngày/ lần để có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện mật số vi khuẩn tăng cao hơn 103 CFU/ml.

    Nguồn: https://bacsytom.com/benh-dom-den-tren-tom-the-chan-trang.html

    Hãy gọi ngay cho bác sỹ tôm theo Hotline 1900 2820 để được các kỹ thuật viên tư vấn và hướng dẫn chi tiết về cách trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng nhé.
     

Chia sẻ trang này