Cách chăm sóc hoa ở giàn hoa ban công (P1)

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi kthu_xu, 10/8/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. kthu_xu

    kthu_xu New Member

    Tham gia ngày:
    1/3/12
    Bài viết:
    1
    Đã được cảm ơn:
    0
    Hiện nay để tô điểm cho ban công nhà thì khi trang trí ban công, mọi người thường gắn thêm các chậu hoa. Hoa ban công thường rất đa dạng: dạ yến thảo, lan tím, hoa hồng,…

    Tuy nhiên để chăm sóc cho các chậu hoa ban công lâu tàn và ra hoa thường xuyên không phải chuyện đơn giản. Lúc mới mua về các chậu hoa khá nhiều hoa và xanh tươi, sau một thời gian hoa trong chậu tàn đi hoặc héo và tàn đi…chủ yếu do hoa chưa thích nghi kịp với môi trường đô thị, khác quá xa so với điều kiện ở sân vườn.

    Dưới đây là một số cách chăm sóc các chậu hoa ban công:
    1. Chế độ ánh sáng và tưới nước
    • Ánh sáng: Chậu hoa treonhư dừa cạn, dạ yến thảo, cúc nữ hoàng,…đều cần ánh sáng 100% (nắng hướng Đông) hay 50-60 % đối với các hướng nắng khác, khi hoa treo có đủ ánh sáng mới đảm bảo ra hoa thường xuyên lâu dài, nên để chậu treo nơi sân thượng, mé hiên có nhiều nắng chiếu. Trường hợp các chậu hoa treonhư son môi, cá vàng, lan tim, hạt dưa, cỏ lan chi, trầu bà, dương xỉ…thì thích hợp với chế độ 60-70 % ánh sáng, vì thế có thể để chậu nơi có ánh sáng yếu như trong nhà gần cửa sổ, dưới bóng tán cây, giếng trời…
    • Nước: Với hoa treo thì luôn đảm bảo chậu phải ẩm. Sáng sớm nên tưới nhiều nước, chiều nắng nhẹ thì tưới thêm ít nước. Tưới nước gọn vào gốc.
    [​IMG]

    1. Bón phân và chăm sóc
    • Bón phân: Bón phân cho chậu treo sử dụng phân bón lá như K-humat, vitamin B1, Atonik, Rong biển, 30.10.10, 20.20.20….dùng luân phiên tháng phun hai lần lúc chiều mát với liều lượng như hướng dẫn nhà sản xuất. Để dưỡng hoa lâu tàn thì dùng thêm phân bón lá dưỡng hoa NPK 15.20.25.Bón phân cho gốc thì dùng luân phiên phân NPK ra hoa 15.9.25, Dynamic lifter, 16.16.8 với liều lượng nữa muỗng cà phê nhỏ cho vào gốc tránh đặt vào bộ rễ, định kỳ hàng tháng bón một lần.Khi thấy bộ rễ chậu treo lộ lên trên thì phủ thêm lớp giá thể hay đất dinh dưỡng lớp dầy 2 cm, nếu để rễ bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào sẽ làm chết rễ sau đó từng nhánh hoa sẽ héo dần, trường hợp héo từng nhánh khác héo rủ cả cây do bị nhiễm virút bệnh.
      Lưu ý trước khi bón phân gốc cần tưới nước nhiều, Còn phân bón lá phải đợi cho lá khô nước thì mới phun phân bón lá vào chậu treo.

    • Chăm sóc: Trường hợp sau thời gian hoa lớn nhanh, bộ rễ hết đất do chậu treo có kích thước nhỏ thì tiến hành thay bằng chậu treo lớn hơn, khi thay chậu treo nên làm lúc chiều mát, dùng hai tay lật ngược chậu treo, môt tay giữ mặt chậu, tay kia rút lấy chậu ra thật nhẹ nhàng để lấy toàn bộ rễ ra tránh không làm tổn thương hệ rễ cây, sau đó đặt vào chậu treo lớn hơn với lớp giá thể lót xung quanh và bên dưới. Sau đó phủ nhẹ thêm lớp giá thể lên trên mặt chậu rồi tưới nước đầy đủ.

    Tìm hiểu thêm cách chăm sóc giàn hoa ban công tại website nội thất trần thị
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này