HN Cảm giác đắng miệng là do đâu

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi hoangnguyen102099, 29/6/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. hoangnguyen102099

    hoangnguyen102099 Member

    Tham gia ngày:
    12/6/18
    Bài viết:
    33
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Đắng miệng là cảm giác trong miệng có vị đắng ngay cả khi ăn hay không ăn gì.

    Đắng miệng là do sự thay đổi thành phần trong nước bọt, khiến việc tuần hoàn huyết dịch ở dưỡi lưỡi gặp khó khăn. Khi bị đắng miệng thường kèm theo các triệu chứng phụ khác như lưỡi bị đỏ, rêu lưỡi mỏng và chuyển sang màu vàng nhạt, thường bị chóng mặt, đau đầu, tinh thần mệt mỏi, buồn phiền.

    Đắng miệng chỉ là một triệu chứng chứ không phải là bệnh lý. Thông thường, đắng miệng xuất hiện khi cơ thể bị mệt mỏi, bị cảm cúm, sốt, cảm lạnh, hoặc xảy ra ở người mới ốm dậy, bệnh nhân sau khi mổ, phẫu thuật.

    Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này xuất hiện liên tục trong nhiều ngày rất có thể đó là biểu hiện của bệnh lý nào đó.

    [​IMG]
    Đắng miệng gây chán ăn, mệt mỏi



    Nếu cảm giác đắng miệng kèm theo chứng chướng bụng, đầy hơi kèm theo ợ chua thì đó là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

    Ngoài ra, đắng miệng cũng gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc các trường hợp gan phải làm việc quá tải trong thời gian dài.

    Thêm nữa, đắng miệng còn do các biểu hiện mất nước, thiếu nước của bệnh đái tháo đường, thiếu máu, suy tim hoặc do việc sử dụng khá nhiều thuốc an thần, trầm cảm, kháng sinh… gây nên.

    Cách khắc phục tình trạng đắng miệng:

    – Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2 – 3 lít, hạn chế cà phê, nước ngọt có ga gây đầy hơi, khó tiêu

    – Ăn nhiều hoa quả để giúp làm sạch đường miệng, kích thích tiết nước bọt, tránh tình trạng khô, đắng miệng

    – Vệ sinh răng miệng hàng ngày: đánh răng sáng và tối, vệ sinh lợi, lưỡi đúng cách, có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết thức ăn thừa bám ở kẽ răng

    – Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, hành tây, bạc hà

    – Không hút thuốc lá, đặc biệt với những người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

    – Nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no và hạn chế vận động sau khi ăn

    Nếu có bất cứ dấu hiệu kể trên và đã kéo dài khá lâu, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, từ đó kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm.
    Nguồn: http://daitrang.net
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này