Chi nhánh công ty cần phải làm gì sau khi đi vào hoạt động?

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi bocghegame, 12/10/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. bocghegame

    bocghegame Member

    Tham gia ngày:
    7/4/17
    Bài viết:
    33
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    luật
    Nơi ở:
    Tòa nhà D14/D6 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    Sau khi hoàn thành xong thủ tục thành lập chi nhánh công ty, bạn lại băn khoăn không biết khi đi vào hoạt động thì chi nhánh công ty sẽ phải đóng thuế môn bài không, có phải làm bảo hiểm xã hội không, rồi kê khai thuế hàng tháng như thế nào? Để giải quyết thắng mắc của bạn công ty Thiên Mã xin cung cấp một số thông tin như sau:

    I. Căn cứ pháp lý.

    -Bộ luật lao động 2012
    - Thông tư 156/2013/TT- BTC
    - Thông tư 78/2014/TT-BTC
    - Thông tư 119/2014TT-BTC

    - Thông tư 39/2014/TT-BTC

    -Luật số 21/2012/QH13 của Quốc hội
    - Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-BTC
    - Quyết định 959/QĐ-BHXH


    II. Nội dung

    1/ Về kê khai thuế

    Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Điều 12 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

    “Điều 12. Nguyên tắc xác định

    Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.”

    Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC cũng có quy định: “Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.”

    Như vậy, Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai thuế tại nơi có trụ sở chính. Sau đó doanh nghiệp phân bổ số thuế phải nộp về cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh đó. (Doanh nghiệp kê khai thuế tại cơ quan thuế thành phố Hồ Chí Minh, sau đó phân bổ số thuế phải nộp về cơ quan thuế tại Hà Nội quản lý trực tiếp chi nhánh)

    Thuế giá trị gia tăng

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2013/TT-BTC quy định như sau:

    “b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.”

    Căn cứ theo quy định trên thì nếu chi nhánh phát sinh doanh thu thì thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp. Trường hợp nếu doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì chi nhánh tại Hà Nội cũng được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ theo quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC và thông tư 26/2015/TT-BTC)

    Theo đó, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được xác định như sau:

    VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào

    Trong đó, VAT đầu ra = thuế suất x giá trị hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn bán ra

    VAT đầu vào = thuế suất x giá trị hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn mua vào

    Thuế suất được căn cứ theo quy định tại Điều 9, 10, 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC

    2. Về thuế môn bài

    Theo quy định tại Mục I Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-BTC có quy định về nghĩa vụ nộp thuế môn bài của chi nhánh như sau:

    "2.3 Các tổ chức kinh tế bao gồm:

    - Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;

    - Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là các HTX);

    - Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh)... hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế (loại 13 số);”

    Về địa điểm nộp thuế môn bài, căn cứ vào khoản 2 Mục II Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-BTC có quy định như sau:

    “2.2. Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế cấp đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các điểm khác nhau trong cùng địa phương thì cơ sở kinh doanh nộp thuế Môn bài của bản thân cơ sở, đồng thời nộp thuế Môn bài cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc, đóng trên cùng địa phương. Các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi có chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh.”

    Như vậy, chi nhánh sẽ phải nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế nơi có chi nhánh (Cơ quan thuế tại Hà Nội).
    3/ in Hóa đơn và làm thông báo?



    Đối với trường hợp công ty tại thành phố Hồ Chí Minh có mở chi nhánh ở Hà Nội thì công ty có thể sử dụng mẫu hóa đơn tự in tại công ty mẹ ở thành phố Hồ Chí Minh và phải có thông báo phát hành hóa đơn tới cơ quan thuế quản lý tại Hà Nội. Trường hợp nếu công ty mẹ trong thành phố HCM kê khai nộp thuế cho các chi nhánh và đơn vị phụ thuộc thì không cần thông báo phát hành hóa đơn,

    Căn cứ vào tiết a khoản 1 điều 6 thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định như sau:

    “1. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in

    a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

    - Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    - Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT.

    Ví dụ: Tập đoàn viễn thông VT, trụ sở chính tại Hà Nội, có mức vốn điều lệ trên 15 tỷ đồng đã thực góp tính đến thời điểm phát hành hóa đơn. Tập đoàn đã tạo hóa đơn tự in thì các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc Tập đoàn ở khác tỉnh, thành phố với Tập đoàn thực hiện khai, nộp thuế GTGT tại các tỉnh, thành phố cũng được tự tạo hóa đơn tự in.”

    Vậy, trong trường hợp này, công ty mẹ đã được tự in hóa đơn thì chi nhánh ở Hà Nội cũng được tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.

    4/ Có phải làm mẫu 08 các chi tiêu gửi lên cơ quan thuế?

    Điều 9 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:

    "Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MSTban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.

    Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)."

    Như vậy, chi nhánh tại Hà Nội có bổ sung số tài khoản mới thì phải làm mẫu 08 gửi lên cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

    5.Có phải làm bảo hiểm xã hội?

    Khoản 3 Điều 7 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định như sau:

    "3. Đóng theo địa bàn

    3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơquan BHXH tỉnh.

    3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh."

    Như vậy, khi chi nhánh ký kết hợp đồng với NLĐ để làm việc tại chi nhánh đó thì chi nhánh đó sẽ đóng BHXH cho NLĐ lại địa bàn đã cấp GPKD cho chi nhánh (tại Hà Nội).





    6. Có phải làm thang bảng lương?

    BLLĐ quy định như sau:

    "Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

    1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

    2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động."

    trong trường hợp này chi nhánh hoạch toán phụ thuộc nên công ty mẹ có thể quyết định việc làm lại thang bảng lương mới hoặc sử dụng thang bảng lương theo công ty mẹ đều được và không vi phạm quy định pháp luật. Hiện nay thủ tục đăng ký thang bảng lương được quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP theo đó, Các doanh nghiệp không phải làm thủ tục đăng ký thang bảng lương như trước đây nữa nhưng phải tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Sở Lao động thương binh xã hội.
    7. Có phải làm chữ ký số?
    Theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc khai báo thuế qua mạng.

    Mặc dù Chính phủ hiện chưa công bố danh sách cụ thể các địa bàn được xem là "có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin", tuy nhiên doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng... hầu như chắc chắn thuộc diện áp dụng quy định bắt buộc này.

    Như vậy, nếu chi nhánh phải khai báo thuế với cơ quan quản lý thuế ngoài hà nội thì cần có chữ kỹ số, Tuy nhiên, đây là chi nhánh hoạch toán phụ thuộc, chi nhánh đó không cần thiết phải nộp hồ sơ khai thuế; người nộp thuế cần phải có trách nhiệm kê khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc, vì vậy, trong trường hợp này không cần làm chữ ký số mới.



    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0977.523.155để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Thiên Mã.

     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này