HN-Toàn quốc “Chiếc lò than Tổ Ong cũ” và những mẩu chuyện về tình người

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi leducanh123, 26/9/16.

?

toilaai

  1. toilacodoc

    0 phiếu
    0.0%
  2. toilasingle

    0 phiếu
    0.0%
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. leducanh123

    leducanh123 New Member

    Tham gia ngày:
    24/9/16
    Bài viết:
    7
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Từ ngày xa xưa, than tổ ong đã là một người bạn khá thân thiết đối với người dân Việt Nam từ nông thôn ra thành thị. Mức độ độc hại của nó rất hiển nhiên nhưng không thể phụ nhận tần suất người dân sử dụng nó ngày càng nhiều, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Giá cả leo thang, đồng tiền mất giá mà động tới thứ gì cũng cần đến tiền khiến chúng ta phải tự đặt ra cho mình câu hỏi “làm gì để tiết kiệm từng những thứ nhỏ nhặt nhất”. Điều đó khiến ta nghĩ tới thay bếp ga, bếp điện bằng bếp than tổ ong- vừa nhỏ gọn lại tiết kiệm đáng kể. Tính ra việc sử dụng than tổ ong chỉ tốn bằng ½ chi phí so với sử dụng các loại nhiên liệu khác. Bếp than tổ ong bé nhỏ, đen đúa vô chi vô giác là vậy nhưng nó lại mang rất nhiều câu chuyện về tình người, dạy cho ta rất nhiều bài học đáng quý.

    Tình cờ tôi có lướt qua một vài bài báo, tôi có đọc được 2 mẩu chuyện tôi sẽ chia sẻ cho các bạn ngay sau đây.

    Câu chuyện 1:
    Cũng một thời gian rồi cư dân mạng truyền tay nhau một câu chuyện “bà Béo” ở phố Cát Linh, Hà Nội có một lò than cũ, lâu ngày không dùng nên mang ra vỉa hè vứt. “Chị lượm ve chai” thấy cái lò than vứt lăn lóc ngoài lề đường liền đổ xỉ than ra tính mang nó về sử dụng. Nhưng vừa thấy vậy, “bà Béo” đang ngồi trước cửa liền đã chạy ra, dùng quạt nan đập đập vào nón đội trên đầu “chị lượm ve chai” và văng những lời nói rất hung hãn, dọa nạt, bắt chị phải đưa bà 50.000vnđ vì đã động vào đồ của bà khi chưa có sự cho phép dù đó là đồ bỏ đi. Thấy “chị lượm ve chai” vừa cúi đầu giải thích vừa khóc nức nở, có một “chị khách qua đường” dừng xe lại và hỏi han câu chuyện thì biết sự vô lý và tham lam của “bà Béo”. Chị đã không ngần ngại rút 50.000vnđ ra đưa “bà Béo” để giải thoát cho “chị lượm ve chai”. Chị rối rít cảm ơn người “lạ” tốt bụng. Còn :bà Béo” thì hả hê cầm chiến lợi phẩm đi vào trước cửa ngồi như lại trực đợi một chị lượm ve chai khác đi qua động vào cái bếp than tổ ong “quý” của bà ta để hòng lặp lại kế hoạch.

    [​IMG]
    "bà Béo" bên chiếc lò than tổ ong cũ nát

    Câu chuyện 2: Câu chuyện về bác chủ xóm trọ tốt bụng và "chiếc lò than tổ ong cũ"

    Thời tiết đầu tháng 6 ở Hà Nội nhiều khi lên tới hơn 40’C, cái thời tiết làm con người ta dễ bực bội, cáu gắt, không muốn làm gì cả chỉ muốn ngồi trong phòng máy lạnh cả ngày nhất là người già. Thế nhưng lại có người vẫn mặc cái nóng bức đó mà “ôm” cái lò than tổ ong để nấu từng nồi chè đậu đen, từng nồi cá to để “bồi bổ” sức khỏe cho cả xóm trọ gần 30 người. Người tôi đang nói tới đây chính là bà Nguyễn Thị Đỏ (68tuổi) sống tại Hà Nội – được mệnh danh là người chủ trọ tốt nhất Vịnh Bắc Bộ. Khi được phóng viên đến và hỏi chuyện thì bà chia sẻ “Tôi có làm được gì nhiều cho các cháu đâu. Trời nóng quá, nấu cho các cháu bát chè đỗ đen ăn cho mát. Ông nhà tôi tuần nào cũng đi câu cá , câu được nhiều cá thì nấu bát canh cho các cháu khó khăn cải thiện bữa ăn . Ở xóm trọ này có nhiều cháu sinh viên vì gia đình khó khăn mà bữa ăn chỉ có rau luộc với lạc rang. Chứng kiến bữa ăn của các cháu mà ứa nước mắt. Bởi vậy khi còn sức khỏe làm được gì cho các cháu tôi sẽ cố gắng.”

    [​IMG]
    Bác chủ xóm trọ tốt nhất Vịnh Bắc Bộ và chiếc lò than tổ ong cũ
    Tuy “chiếc lò than tổ ong” là một vật dụng nhỏ bé, vô chi vô giác nhưng qua hai câu chuyện trên nó lại như một “bàn cân” về tình người giữa cái xã hội đầy bon chen, xô bồ này. Ở câu chuyện 1 nó là minh chứng cho sự hống hách, tham lam của “bà Béo” và sự trượng nghĩa, bất bình trước cái xấu của “chị khách qua đường”, Còn ở câu chuyện thứ 2 thì nó lại là người bạn của bác Đỏ, “người bạn già” giúp bác thể hiện tình cảm, sự ân cần đối với những người thuê trọ nói chung và những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Ở mỗi thời kỳ dù là thời đất nước còn lạc hậu hay hiện đại như bây giờ, tình người ở mỗi thời mỗi khác nhưng không có nghĩa là nó sẽ mất đi mà theo tôi nghĩ tình người là thứ chúng ta muốn nó xuất hiện nhiều thì chúng ta làm nhiều điều có ý nghĩa như những điều bác chủ xóm trọ đáng mến đã làm, còn nếu ngược lại thì sẽ như “bà Béo’ ở câu chuyện trên.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này