Chữa trị viêm cột sống dính khớp

Thảo luận trong 'Chợ cũ' bắt đầu bởi phuchot4953, 8/5/19.

  1. phuchot4953

    phuchot4953 Member

    Tham gia ngày:
    28/12/17
    Bài viết:
    42
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh có biểu hiện viêm mạn tính ở cột sống, khớp cùng chậu và nhiều khớp (thường là các khớp ở chi dưới như khớp háng, gối và cổ chân 2 bên). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh niên (90% dưới 30 tuổi) và gặp ở nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ mắc bệnh của nam/nữ là 5/1).

    Biểu hiện lâm sàng

    – Toàn thân: bệnh nhân thường có mệt mỏi, sốt nhẹ, gầy sút cân

    – Tại cột sống: Đau cột sống lưng-thắt lưng là triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên ở khoảng 75% các bệnh nhân VCSDK. Đau âm ỉ, liên tục, đau tăng lên về đêm gần sáng, có thể tăng lên khi ho, hắt hơi. Kèm theo dấu hiệu co cứng cột sống lưng- thắt lưng vào buổi sáng sau khi bệnh nhân ngủ dậy. Bệnh nhân khó cúi, ngửa và xoay người. Khối cơ cạnh cột sống teo nhanh. Tổn thương cột sống ngực có thể làm bệnh nhân bị đau ngực và khó thở. Đau và hạn chế vận động cột sống cổ thường gặp ở giai đoạn muộn, sau khi bị mắc bệnh nhiều năm nhưng cũng có thể xảy ra sớm. Các tổn thương ở cột sống tiến triển ngày càng nặng lên, làm cột sống bị mất đường cong sinh lý. Cột sống cổ thường quá cong ưỡn về phía trước, cột sống ngực bị gù, cột sống thắt lưng thẳng, không còn cong ưỡn về phía trước.

    Xem thêm: https://thuduong-34.webself.net/blog/2019/05/07/tim-hiu-viem-khp-man-tinh-thiu-nien

    – Khớp cùng chậu: bệnh nhân bị viêm ở vùng khớp cùng chậu. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm nhất, trước cả triệu chứng tại cột sống. Bệnh nhân đau ở vùng mông, một bên hoặc hai bên. Đau tăng lên khi làm nghiệm pháp ép cánh chậu hoặc giãn cánh chậu.


    – Tại các khớp ở chi: khoảng 1/3 các bệnh nhân bị đau ở khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân hai bên. Các khớp khác cũng có thể bị tổn thương song hiếm hơn và muộn. Đau khớp sáng làm cho BN nằm co chân, do đó ở giai đoạn muộn, khớp háng thường bị biến dạng (dính ở tư thế gấp). Đây là nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị tàn phế, không ngồi xổm được, không đi lại được.
    – Kèm theo với tổn thương cột sống và khớp, viêm điểm bám gân cũng là một dấu hiệu thường gặp trong VCSDK. Thường viêm các điểm bám gân ở vùng mấu chuyển lớn của xương đùi, gai chậu trước hay trên, ụ ngồi, sụn sườn, các lồi cầu ngoài và trong của xương chầy: Bệnh nhân thấy đau ở các đầu xương tương ứng với các điểm bán gân nói trên.

    – Biểu hiện ngoài khớp: viêm màng bồ đào cấp tính là một biểu hiện ngoài khớp hay gặp nhất ở các bệnh nhân VCSDK. Tỉ lệ này là 25- 30% theo thống kê của nước ngoài; song rất may mắn là bệnh nhân nước ta ít gặp biểu hiện này. Các tổn thương khác như viêm quai động mạch chủ, block nhĩ- thất, xơ phổi hai bên ít gặp.

    Bệnh nhân VCSDK có thể bị tổn thương thần kinh và tuỷ sống dẫn đến liệt tứ chi, hội chứng đuôi ngựa do lún xẹp đốt sống, hay gặp nhất ở cột sống cổ. Tuy nhiên, các biến chứng này hiếm gặp và thường gặp ở giai đoạn muộn.

    Điều trị: Bệnh VCSDK không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng trong những năm gần đây, tiên lượng của bệnh được cải thiện rất nhiều. Chẩn đoán và điều trị bệnh sớm rất quan trọng nhằm tránh các tư thế xấu của khớp. Ngoài các triệu chứng tại khớp, việc phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện ngoài khớp và các biến chứng của bệnh sẽ hạn chế được sự tiến triển của bệnh. Nên nhớ rằng viêm màng bồ đào cấp tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng nếu xử lý chậm, bệnh nhân có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.
     

Chia sẻ trang này