Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên viết khóa luận tốt nghiệp thuê xin chia sẻ đến bạn đọc nội dung cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đang làm tiểu luận hay luận văn về tạo động lực. Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động 1. Tổng quan về tạo động lực 1.1. Khái niệm và phân loại nhu cầu Khái niệm Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không thoải mái về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó. Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người, cộng đồng và tập thể xã hội. Phân loại Nhu cầu có hai dạng đó cơ bản đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Nhu cầu vật chất: Là các nhu cầu về thức ăn, nước uống, đảm bảo cho người lao động có thể sống được, thỏa mãn được nhu cầu tối thiểu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhu cầu tinh thần: Là các nhu cầu bậc cao hơn, người lao động cũng rất phong phú, nó đòi hỏi những điều kiện để con người tồn tại và phát triển về mặt trí lực nhằm tạo ra tâm lý thoải mái. Cả 2 yếu tố vật chất và tức tinh thần cùng lúc tồn tại trong bản thân người lao động nó không phải chỉ có một yêu cầu vật chất hay tinh thần mà nó có nhiều đòi hỏi khác nhau. 1.2. Khái niệm động cơ và động lực Động cơ “Bạn có nghĩ vì sao bạn phải dậy mỗi sáng tới công ty hay chỗ làm. Lý do bạn phải đến đó, mỗi tháng cần 1 số tiền”. Đó chính là động cơ. Động cơ: Là những nguyên nhân tâm lý xác định hành động có định hướng của con người, xuất phát từ việc mong muốn thỏa mãn các nhu cầu của người lao động nhưng chỉ những nhu cầu nào được nhận thức rõ và thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn nhu cầu đó thì mới trở thành động cơ của hoạt động. Động cơ là một nhân tố đầu tiên trong dây chuyền phản ứng xuất hiện từ những áp lực hay bức xúc tâm sinh lý nảy sinh do các tác nhân bên ngoài. Động lực Động lực là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều. Trong kinh tế động lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo từ điển Tiếng Việt: “ Động lực được hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển” Theo nhà nghiên cứu Mitchell ông cho rằng: “ Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình” Theo nhà nghiên cứu Bolton: “ Động lực được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt được mục tiêu. Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về động lực lao động như sau: “ Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó”. Như vậy, có thể nói động lực động lực lao động là những nhân tố thôi thúc con người làm việc và giúp họ làm việc có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng là để thỏa mãn mong muốn của bản thân người lao động mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi những hoạt động quản lý nhân sự trong một tổ chức. Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc của mình. Bởi vì, họ có trình độ, tay nghề, có khả năng thực hiện công việc cho nên dù không có động lực họ vẫn có thể hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên, nếu người lao động mất động lực hoặc suy giảm động lực thì kết quả làm việc của họ sẽ không phản ánh đúng khả năng thực sự của họ và họ thưởng có xu hướng ra khỏi tổ chức, thậm chí chống đối tổ chức. 1.3. Khái niệm tạo động lực lao động Tạo động lực lao động: Là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức và của nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động cố gắng phấn đầu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Để có thể tạo động lực cho người lao động, nhà quản trị cần phải tìm hiểu được người lao động làm việc nhằm đạt được mục tiêu gì từ đó có những biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy động cơ lao động của họ tạo động lực cho người lao động, phấn đấu vì doanh nghiệp. 1.4. Mục đích và vai trò của tạo động lực 1.4.1. Mục đích Nguồn lao động vô cùng quan trọng đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp cũng như tổ chức. Bởi vậy công tác tạo động lực được trú trọng nhằm các mục đích nhất định: Sử dụng hợp lý nguồn lao động. Người lao động khi có động lực sẽ làm việc tập trung cao độ, tăng khả năng sáng tạo, hết mình vì công việc và đem lại hiệu quả sản xuất cao cho doanh nghiệp. Thu hút và làm cho người lao động gắn bó với lao động. Khi có động lực, người lao động cảm thấy minh được quan tâm, họ yêu nghề hơn, nhiệt tình hơn, gắn bó và làm việc hết mình cho doanh nghiệp. 1.4.2. Vai trò Động viên là chìa khoá để cải thiện kết quả làm việc .”Bạn có thể đưa con ngựa ra tới tận bờ sông nhưng không thể bắt nó uống nước. Ngựa chỉ uống khi nó khát- và con người cũng vậy”. Con người chỉ làm việc khi người ta muốn hoặc được động viên để làm việc. Cho dù là cố gắng tỏ ra nổi trội trong công việc hay thu mình trong tháp ngà, người ta cũng chỉ hành động do bị điều khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên ngoài. Động viên là kỹ năng có và cần phải học và không thể thiếu của người quản lý nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và thành công. Kết quả của công việc có thể được xem như một hàm số của năng lực và động lực làm việc. Năng lực làm việc phụ thuộc vào các yếu tố như giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng được huấn luyện. Cải thiện năng lực làm việc thường diễn ra chậm sau một quãng thời gian đủ dài. Ngược lại, động lực làm việc có thể cải thiện rất nhanh chóng. Bởi các tác động của nó tới thái độ và hành vi của người lao động một cách rõ nét như sau: Giúp người lao động làm việc hăng say hơn, có ý thức trách nhiệm hơn với công việc và tất nhiên điều đó sẽ kéo theo hiệu quả công việc cũng được nâng cao. Người lao động gắn bó hơn với tổ chức,coi đó như gia đình thứ hai của họ, như vậy sẽ khiến người lao động có ý thức trung thành với tổ chức. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập , nhận viết assignment , hỗ trợ spss , viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. 2. Bản chất của tạo động lực Bản chất của tạo động lực cung cấp các yếu tố thỏa mãn lợi ích của người lao động: Tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc. Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động, đồng thời tạo ra mọi điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Tóm lại, bản chất của tạo động lực là hệ thống các biện pháp mang tính đòn bẩy về vật chất và tinh thần nhằm kích thích thúc đẩy người lao động làm việc với năng suất chất lượng cao. Như vậy, về bản chất của tạo động lực trong lao động chính là tạo sự quan tâm của người lao động đối với kết quả lao động cuối cùng của công ty. Mối quan tâm của người lao động tới công việc càng cao thì động lực lao động cũng càng lớn. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/co-so-ly-luan-ve-tao-dong-luc-cho-nguoi-lao-dong/