HN Công cụ nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc là gì?

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi tungttcd, 7/3/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tungttcd

    tungttcd Member

    Tham gia ngày:
    5/2/18
    Bài viết:
    45
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Để thực thi Chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng hay thắt chặt thì Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) cần phải sử dụng các các công cụ điều tiết sau:

    Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
    Là hoạt động Ngân Hàng Trung Ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ

    – Ưu điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của Chính sách tiền tệ vì khối lượng chứng khoán mua (bán) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế.

    – Nhược điểm: Vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

    [​IMG]


    Phân tích ưu, nhược điểm của các công cụ của Chính sách tiền tệ

    Công cụ dự trữ bắt buộc
    NHTW qui định các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) phải duy trì một lượng tiền dự trữ bắt buộc gửi tại NHTW mà không được dùng để đầu tư hay cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

    – Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Mặt khác khi tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm hoặc tăng, làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng).

    – Ưu điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý của Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền).

    – Nhược điểm: Tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM.

    Tham khảo các tin tức của Luận văn 24:

    + Các hình thức đầu tư

    + Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập

    Xem đầy đủ thông tin: https://luanvan24.com/phan-tich-uu-nhuoc-diem-cua-cac-cong-cu-cua-chinh-sach-tien-te/
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này