HN-Toàn quốc Cù Lao Chàm – thắng cảnh Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi dulichdanang1, 10/6/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. dulichdanang1

    dulichdanang1 New Member

    Tham gia ngày:
    10/6/15
    Bài viết:
    0
    Đã được cảm ơn:
    0
    Mùa hè năm 2010, chúng tôi theo một đoàn du khách Nhật Bản đi tour du lịch Đà Nẵng tham gia cuộc thi bơi vượt biển từ đảo Cù Lao Chàm vào Cửa Đại nên có dịp được biết đến vẻ đẹp đầy ấn tượng của hòn đảo hoang sơ này. Lúc bấy giờ, ông Lê Vĩnh Thuận, Trưởng phòng truyền thông của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết, Tp. Hội An và Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã có kế hoạch xây dựng Cù Lao Chàm thành một địa điểm du lịch biển lý tưởng nằm trong tam giác du lịch nổi tiếng của xứ Quảng cùng với Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Vì thế, chính quyền địa phương mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch như nấu ăn, làm dịch vụ lưu trú, đưa đón du khách bằng thuyền, hướng dẫn lặn biển… cho gần 3.000 người dân sinh sống trên đảo để làm kế sinh sống mới, thay cho nghề khai thác tài nguyên biển như trước đây. Đầu năm 2014 này, chúng tôi trở lại Cù Lao Chàm – thắng cảnh Đà Nẵng. Gặp lại ông Thuận, ông hồ hởi cho biết, Cù Lao Chàm đã thành công với việc xây dựng đảo xanh thành một địa điểm du lịch biển hấp dẫn với nhiều loại hình như: lặn ngắm san hô, tắm biển, thưởng thức ẩm thực địa phương, khám phá vẻ đẹp hoang dã của các bãi biển tự nhiên…
    Trong quá khứ, cụm đảo Ciam pullo, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La … (Cù Lao Chàm ngày nay) từng là địa chỉ được đánh dấu đậm nét trên bản đồ hàng hải quốc tế ven biển Đông, từng là điểm dừng chân quen thuộc của thương thuyền nhiều nước ở phương Đông cũng như phương Tây trên các tuyến hải trình dọc theo các con đường hương liệu, tơ lụa, gốm sứ trên biển. [​IMG]Cù Lao Chàm

    Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, phương tiện đi lại trên biển rất thô sơ, những chuyến hải hành liên quốc gia thường phải kéo dài trong nhiều tháng. Cũng trong thời gian đó, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ được thiết lập. Con đường hàng hải nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ đi từ phía Bắc Việt Nam, dọc theo bờ biển của bán đảo Đông Dương, qua bán đảo Mã Lai ở phần phía bắc và tới Kancipura ở miền Nam Ấn Độ. Một con đường khác không cắt ngang qua bán đảo, nhưng đi xuyên qua eo biển tới Malacca. Lúc này nhiều cảng thị hình thành trên bán đảo Đông Dương như: Phù Nam, Lâm Ấp… Chúng không chỉ là những trạm, những hải cảng quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế, mà còn là nơi trú ngụ và điểm thu mua nhiều sản vật quý dùng để xuất khẩu như: trầm hương, hồ tiêu, ngà voi, tơ lụa, đồi mồi… Trong đó Cù Lao Chàm là điểm tiền tiêu trên biển thuộc vương quốc Champa, nó là hành lang nối giữa Trung Quốc với Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư, Ai Cập và các nước Châu Âu. Cho nên, Cù Lao Chàm có vị trí trọng yếu trong tuyến hàng hải khu vực, là điểm dừng chân rất thuận tiện để trao đổi hàng hóa, tích trữ lương thảo, nước ngọt của thương thuyền các nước trong cuộc hành trình đi đến các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và một số vùng lân cận.\

    Tour du lich Da Nang | Tour du lịch Đà Nẵng | Du lich Da Nang | Du lịch Đà Nẵng
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này