Hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về căn bệnh phổ biển có tên suy giãn tĩnh mạch. Trong bài viết này cũng sẽ đề cập đến vấn đề “Điều trị giản tĩnh mạch chân bằng đông y” có ích cho các bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra. Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên của cơ thể con người bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên có tác dụng nối hai tĩnh mạch nông và sâu lại với nhau. Do đó, cũng có 3 loại giãn tĩnh mạch: giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất. Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch Nguyên nhân chính của giãn tĩnh mạch là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng với hiện tượng viêm của thành tĩnh mạch. Bệnh này cũng có yếu tố di truyền, chẳng hạn như mẹ có thể di truyền cho con gái. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết theo các cấp độ Đối với các triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch mà chúng ta thường gặp là triệu chứng phù chân khi đi hay đứng nhiều, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, tê chân, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi. Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới: – Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân. – Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều. – Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi. – Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu. – Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân. – Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch Những đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ vì phụ nữ có nội tiết tố nữ, nếu hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao sẽ làm suy thành tĩnh mạch và dễ gây hình thành cục máu đông trong đó. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác càng lớn càng dễ suy và giãn tĩnh mạch (các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng 2/3 những phụ nữ trên 50 tuổi bị suy và giãn tĩnh mạch). Béo phì làm tăng áp lực khi đứng và cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về tim, đi giày cao gót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp, sử dụng thuốc ngừa thai, có thai và sinh đẻ nhiều lần… Điều trị giãn tĩnh mạch bằng Đông y như thế nào? Hiện nay ngoài việc điều trị giãn tĩnh mạch bằng thuốc tây y và có thể là phẫu thuật loại bỏ một số tĩnh mạch cho bệnh nhân mắc bệnh thì việc điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y cũng là một lựa chọn đáng quan tâm cho bệnh nhân. Đối với việc điều trị giản tĩnh mạch chân bằng phương pháp Đông y hiện nay thì chúng ta có 2 cách cơ bản và phổ biến đó là không dùng thuốc và dùng thuốc. Đối với phương pháp không dùng thuốc thường sẽ áp dụng cho người mới phát hiện bệnh hoặc bị nhẹ với các cách như thay đổi thói quen sinh hoạt, không để tăng cân, thường xuyên tập luyện khí công, xoa bóp, bấm nguyệt cho chân để có tác dụng tốt cho bệnh nhân. Đối với biện pháp dùng thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân thì người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn, đưa ra những lời khuyên dựa trên triệu chứng của từng bệnh nhân để có thể sử dụng những liều thuốc, bài thuốc phù hợp với từng người. Bên cạnh đó cũng có những loại thuốc đã được chế sẵn dựa trên biểu hiện và mức độ bệnh chung của nhiều bệnh nhân để người dùng có thể dễ dàng tìm hiều và mua sử dụng. Trong khi điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp đông y người bệnh cần chú ý thường xuyên vận động và phải kiên trì thì mới nhận được kết quả cao nhất. Cũng nên kiêng không ăn các đồ ăn nóng, cay và hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích. Đồng thời nên xoa bóp chân thường xuyên, vuốt chân ngược về phía đùi để máu lưu thông được tốt đồng thời khi ngủ nên kê chân cao để có hiệu quả cao nhất khi điều trị. Xem thêm: BoniVein từ thảo dược giúp điều trị hiệu quả suy giãn tĩnh mạch chân