HCM-Toàn quốc Di tích văn hoá lịch sử Núi Văn – Núi Võ Thái Nguyên 2017

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi vanduy878, 26/5/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vanduy878

    vanduy878 New Member

    Tham gia ngày:
    14/4/17
    Bài viết:
    20
    Đã được cảm ơn:
    1
    Di tích văn hoá lịch sử Núi Văn – Núi Võ là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Núi Văn – Núi Võ nằm dưới chân dãy Tam Đảo, thuộc hai xã Vân Yên và Kỳ Phú, cách huyện lị Đại Từ 10km về phía nam và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 30km về phía tây.
    Di tích văn hoá lịch sử Núi Văn – Núi Võ Nằm dưới chân núi Tam Đảo, thuộc hai xã Vân Yên và Kỳ Phụ, huyện Đại Từ, cách thành phố Thái Nguyên 30km về phía Tây. Đây là một di tích lịch sử gắn với tên tuổi một vị tướng lừng danh của nghĩa quân Lam Sơn tên là Lưu Nhân Chú, người đã từng dự thề Lũng Nhai năm 1416, kết nghĩa anh em với Lê Lợi và các chiến binh khác, mưu khởi nghĩa chống lại chế độ đô hộ hà khắc của nhà Minh. Năm 1425, ông cùng với Nguyễn Xí mang quân đánh úp Tây Đô. Năm 1426, chỉ huy giải phóng một vùng đồng bằng rộng lớn từ châu thổ sông Hồng đến Lạng Sơn.

    Hồ núi cốc 2017

    Năm 1427, ông cùng với Lê Sát chỉ huy trận quyết chiến ở ải Chi Lăng, chém tướng giặc Liễu Thăng và trận Xương Giang đánh tan hoàn toàn 10 vạn quân viện binh, ông cùng Hoàng tử Tử Tế (con cả Lê Lợi) xây dựng thành Đông Quan, chính ông làm “con tin” đàm phán buộc Vương Thông rút về nước để Đại Việt ta mở nền thái bình muôn thuở. Năm 1485, Lê Thánh Tông truy phong ông tước “Thái phó Vinh Quốc công”.[​IMG]

    Lễ hội Núi Văn-Núi Või được tổ chức để tưởng nhớ công đức vị tướng tài ba Lưu Nhân Chú – người con của xã Văn Yên, huyện Đại Từ và là một trong những vị công thần khai quốc của triều đại hậu Lê vào cuối thế kỷ thứ 15. Ông chính là một trong 18 người cùng với Lê Lợi lập ra Hội thề Lũng Nhai (năm 1416). Sau Hội thề Lũng Nhai, Lưu Nhân Chú cùng cha là Lưu Trung, anh rể là Phạm Cuống trở về Núi Võ-Núi Văn chiêu mộ quân sỹ, rèn luyện đêm ngày và sau này góp phần to lớn vào chiến thắng chống giặc Minh. Thắng giặc ngoại xâm, Lưu Nhân Chú được phong giữ chức Đại tư mã thống lĩnh toàn bộ quân đội của Lê Lợi và được lưu danh mãi mãi…Tưởng nhớ công lao, ân đức đại tư mã Lưu Nhân Chú, hằng năm cứ vào ngày mùng 4 Tết Âm lịch, quê hương Núi Văn, Núi Võ lại mở hội, khai lễ thể hiện sự tri ân của thế hệ sau với tiền nhân.[​IMG]

    Dưới chân núi Võ và núi Văn, đều có đền thờ Lưu Nhân Chú. Trong núi Văn, núi Võ có hệ thống hang động tự nhiên huyền bí dài hàng trăm mét. Trước đây do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới núi Võ, ngay cả người dân xã Văn Yên chưa ai đi được tận cùng hệ thống hang động bên trong. Chính vì thế, hang động lưu giữ được hiện vật và nhiều dấu tích của tướng Lưu Nhân Chú. Trước đây đền thờ Lưu Nhân Chú chỉ là những bát hương, căn đền nhỏ dựng sơ sài trong hang đá dưới chân hai ngọn núi. Núi Văn là ngọn núi đá vôi cao hơn 100m. Ngọn núi như một chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Không chỉ núi Võ, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động kỳ ảo hơn rất nhiều. Trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp.

    Hiện quần thể di tích Núi Văn-Núi Võ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia và được đầu tư để xây dựng các công trình như Đền thờ Tướng quân Lưu Nhân Chú, nhà tưởng niệm, khuôn viên cây xanh, trạm nghỉ cho khách thập phương… tạo nên quần thể du lịch lịch sử hấp dẫn.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này