Đòi tiền tác quyền theo kiểu… ngoài chợ

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi bocghegame, 9/10/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. bocghegame

    bocghegame Member

    Tham gia ngày:
    7/4/17
    Bài viết:
    33
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    luật
    Nơi ở:
    Tòa nhà D14/D6 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    Đòi tiền tác quyền theo kiểu… ngoài chợ

    Theo thông tin của Ban Tổ chức (BTC), 19 giờ 30 phút, nhạc sĩ Phó Đức Phương có mặt tại địa điểm tổ chức liveshow Khánh Ly tại Đà Nẵng để đòi tiền tác quyền. Ông Phương đã lớn tiếng, thậm chí đe dọa để yêu cầu đơn vị tổ chức thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả âm nhạc. Đây không phải là chương trình nghệ thuật đầu tiên bị VCPMC gây sức ép trước giờ diễn. Nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc VCPMC và các cộng sự của mình đã từng tạo ra tiền lệ này cách đây 2 năm khi xuất hiện ngay trước giờ khai cuộc đêm diễn của một ca sĩ hải ngoại tại Nhà hát Lớn Hà Nội và đặc biệt là trong liveshow Khánh Ly tại Hà Nội ngày 2/8.

    Trong đơn tố cáo VCPMC gửi báo chí, ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định: "Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho chương trình, phía Đồng Dao đã liên hệ với VCPMC để đàm phán về phí tác quyền. Tuy nhiên, phí tác quyền mà VCPMC đưa ra quá cao và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động, nên chúng tôi đề nghị xem xét lại mức phí này... Trong những ngày cuối cùng chuẩn bị trình diễn, Giám đốc VCPMC đã đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông với những cách thức rất khắc nghiệt và không theo bất kỳ thủ tục pháp lý nào".
    Và kết quả của cuộc giao kèo tiền bản quyền âm nhạc sử dụng trong liveshow Khánh Ly tổ chức tại Đà Nẵng đêm 8/8, giữa VCPMC và BTC đã không đi đến kết quả. Mặc dù cuộc giằng co có sự xuất hiện của thanh tra Sở VHTT&DL Đà Nẵng và các luật sư, nhưng các thành viên có trách nhiệm liên tục bỏ ra ngoài phòng họp vì những "cái lý" và cách hành xử không minh bạch.

    Tố nhau vì tiền tác quyền âm nhạc

    - Chiều 11/8, sau những lùm xùm liên quan đến tiền bản quyền liveshow Khánh Ly, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao (đơn vị đồng thực hiện liveshow Khánh Ly tại Hà Nội và Đà Nẵng) đã lên tiếng cung cấp nhiều thông tin về việc thu tác quyền bất hợp lý của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam


    Thu tiền bản quyền giá cao

    Công ty Đồng Dao đã đưa ra nhiều bằng chứng về việc thu tiền bản quyền với mức giá quá cao của VCPMC. Cụ thể, khi thanh toán trực tiếp với nhạc sĩ Phú Quang, Công ty Phương Nam (chủ sở hữu hợp pháp các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy) chỉ phải chi trả 1 triệu đồng/nhạc phẩm sử dụng trong liveshow Khánh Ly. Thế nhưng, cùng đêm diễn, VCPMC đã yêu cầu phía Công ty chi trả 7,5 triệu đồng/nhạc phẩm. Thêm nữa, VCPMC đã không đưa ra đủ căn cứ pháp lý để chứng minh đơn vị này nhận được ủy quyền hợp pháp thu tiền bản quyền các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi theo yêu cầu của BTC, VCPMC chỉ cung cấp được hợp đồng ủy quyền và thư xác nhận của bà Trịnh Vĩnh Trinh và bản copy văn bản có chữ ký của 3 trong số 5 người thừa kế của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, văn bản này theo Công ty Đồng Dao là không hợp pháp, VCPMC chưa chứng minh được tư cách đại diện hợp pháp cho các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Cho dù VCPMC có rất nhiều vấn đề trong cách làm việc và ứng xử, nhưng rõ ràng, nhà tổ chức tour diễn của Khánh Ly lần này cũng có phần trách nhiệm trong việc tạo ra những lùm xùm không đáng có về bản quyền. Nhà tổ chức tỏ ra khá bài bản và am hiểu pháp luật về bản quyền khi thuê luật sư đại diện để cùng giằng co phải trái với VCPMC. Không ai ủng hộ việc "xài chùa" nhạc phẩm, song khi chưa đạt được thỏa thuận về tác quyền với chủ sở hữu hoặc người đại diện tác quyền, mà Công ty Đồng Dao và các đơn vị thực hiện vẫn sử dụng các ca khúc của nhạc sĩ này thì cũng lại là một hành vi không được công nhận theo quy định. Thế nhưng, cũng không thể ủng hộ cách đòi tiền bản quyền theo kiểu xuất hiện trước giờ diễn và.. "đe dọa" như VCPMC - cách đòi tiền thiếu tôn trọng khán giả.
    Như vậy, những lùm xùm tác quyền âm nhạc xảy ra trong thời gian gần đây là do lỗi của cả đôi bên. Vấn đề này đang đặt ra một câu hỏi lớn trong cách quản lý của ngành văn hóa. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, họ vẫn "im hơi lặng tiếng", chưa từng có các động thái chấn chỉnh sai phạm của các bên.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này