Bỗng một ngày, chị em cảm thấy không còn mặn mà chuyện chăn gối, những lần “gần” chồng cũng thưa dần và thậm chí tìm cách “né” chồng vì nhiều lý do: khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, không hứng thú, khó đạt khoái cảm… Đây chính là một vài dấu hiệu của tình trạng yếu sinh lý nữ - không chỉ phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh mà còn gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi mới 30. Khổ vì bị “yếu” sớm Chị Nguyễn Ngọc Hoa (37 tuổi, TP.HCM) chia sẻ, chị kết hôn đã 7 năm và trong suốt thời gian ấy chuyện vợ chồng rất hòa hợp. Nhưng vài tháng trở lại đây, chị không còn cảm giác thăng hoa khi gần chồng, thậm chí đau rát và “sợ” chuyện ấy. Sau nhiều lần “né” chồng khiến anh phát cáu, chị lo lắng ảnh hưởng hạnh phúc gia đình nên có những đêm chị phải gồng người lên “chiều” chồng trong trạng thái đau đớn, rã rời. Xem thêm: Công ty Botania mang sức khỏe đến tay người Viêt Cũng chung tâm lý sợ “gần chồng”, chị Trần Thị Hồng (31 tuổi, Đồng Nai) tâm sự, gần đây, chị thấy cơ thể mình có những dấu hiệu thay đổi như làn da khô và sạm hơn, dễ cáu gắt, và đáng nói là không còn mặn mà “chuyện ấy”. Nhiều đêm chị cố tỏ ra “lên đỉnh” cho chồng thăng hoa chứ thật sự chị mệt mỏi lắm. Chị rất sợ tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình vì không thể cứ “giả vờ” mãi được. Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết có thể chị Hoa và chị Hồng đang gặp phải những triệu chứng ban đầu của tình trạng suy giảm sinh lý sinh dục nữ (hay còn gọi là yếu sinh lý nữ) thường xảy ra ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Tình trạng phụ nữ “yếu” sớm khi mới ngoài 30 như chị Hồng và chị Hoa ngày càng khá phổ biến. Điều này khiến không ít chị em lo lắng vội vã đi tìm giải pháp khắc phục để giữ chồng. Gian nan đi tìm giải pháp chữa yếu sinh lý nữ Khi gặp các dấu hiệu yếu sinh lý nữ như: giảm ham muốn, đau rát khi quan hệ, dễ bốc hỏa, đau đầu, mất ngủ, đau nhức xương,… nhiều người chọn giải pháp bổ sung nội tiết tố (thường là estrogen đơn lẻ) từ bên ngoài vào qua đường uống, tiêm, dán... Tuy nhiên, theo TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy – chuyên gia sản phụ khoa, yếu sinh lý nữ có thể hiểu đơn giản là sự rối loạn trong cân bằng nội tiết tố nữ. Có rất nhiều loại nội tiết tố nữ (chứ không chỉ có một loại estrogen như nhiều người vẫn lầm tưởng) nhưng tập trung vào 2 loại nội tiết tố chính là progesterone và estrogen. BoniBeauty có tốt không Vì thế, việc bổ sung nội tiết tố đơn lẻ (cụ thể là estrogen) không thể giải quyết được vấn đề mà còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tăng rối lọan kinh nguyệt, bất thường nội mạc tử cung, nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung… Chưa kể, thuốc bổ sung nội tiết tố nữ tổng hợp còn làm cơ thể “no ảo” nội tiết, khiến buồng trứng hoạt động yếu dần khiến cho tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng. Từ đó, các triệu chứng như giảm ham muốn, khô âm đạo … không những không được cải thiện mà còn nặng nề hơn. Sức khỏe, sinh lý của phụ nữ do sự hoạt động của buồng trứng quyết định. Do đó, khi buồng trứng này suy yếu kéo theo nội tiết tố nữ sụt giảm, phụ nữ không thể chỉ bổ sung một hoặc hai loại nội tiết tố nào, mà cần tăng cường sức khỏe của buồng trứng để quá trình sản xuất các nội tiết tố diễn ra nhịp nhàng, trơn tru hơn. Vì thế, hiện nay việc cải thiện tình trạng yếu sinh lý nữ dựa trên cơ chế sử dụng thảo dược thiên nhiên nhằm tác động vào buồng trứng giúp hệ thống nội tiết - sinh dục luôn ở trạng thái cân bằng được ưu tiên lựa chọn. Đó là lý do thôi thúc các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và đã tìm thấy tinh chất hoa anh thảo được xem như “vũ khí" đặc hiệu giúp bảo vệ và “vực dậy” sức khỏe buồng trứng. Cơ chế này giúp buồng trứng hoạt động hiệu quả để sản xuất đủ và đúng nội tiết tố nữ estrogen, progesterone theo nhu cầu cơ thể. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tinh dầu hoa anh thảo giúp cải thiện các triệu chứng yếu sinh lý nữ an toàn và hiệu quả sau 8 tuần sử dụng.