Giữ vai trò chính tiết ra tinh dịch, tiền liệt tuyến rất quan trọng với chồng bạn. Nhưng nó lại là nơi gặp nhiều rắc rối. Cơ quan tiền liệt tuyến nằm dưới bàng quang, sau xương mu, trước trực tràng và bao phủ chung quanh niệu đạo. Tuyến này tiết ra tinh dịch để rồi đổ vào niệu đạo. Dịch tiền liệt tuyến chứa nhiều axit citric, ion can-xi, nhiều loaị enzyme đông đặc, tiền fibrinolysin và prostaglandin. Các enzyme đông đặc sẽ làm đông nhẹ tinh dịch khi chúng ở đường sinh dục nữ, nên có thể giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung. Sau 15-30 phút, tinh dịch sẽ loãng trở lại nhờ enzyme fibrinolysin và tinh trùng tiếp tục hoạt động. Prostaglandin sẽ làm co cơ tử cung, tăng nhu động vòi trứng giúp tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục nữ. Tuy nhiên, tiền liệt tuyến cũng dễ gặp các bệnh như: Viêm tiền liệt tuyến Cấp tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng tiền liệt tuyến do vi khuẩn như e.coli, klebsiella và proteus gây ra. Vi khuẩn có thể từ máu hoặc từ các cơ quan kế cận (bàng quang) lan đến tiền liệt tuyến. Bệnh khởi phát đột ngột với các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đau vùng lưng dưới và tầng sinh môn, tiểu khó, tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, có thể tiểu máu. Bác sỹ sẽ cho bệnh nhân khám xét nghiệm nước tiểu để tìm kháng sinh phù hợp. Kháng sinh thường là nhóm Fluoroquinolon (ciprofloxacin), kèm theo là một thuốc kháng viêm như Serratiopeptidase. Mạn tính: Các triệu chứng thường nhẹ hơn so với giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân không sốt, nhưng đau lúc phóng tinh và tinh dịch có máu. Điều trị bằng kháng sinh như nhóm Fluoroquinolon (Levofloxacin, Moxifloxacin) kết hợp với một kháng viêm không steroid như Diclofenac. U phì đại lành tính tiền liệt tuyến Từ tuổi dậy thì, tiền liệt tuyến bắt đầu phát triển và đạt kích thước tối đa khi nam giới 20 tuổi và giữ nguyên kích thước này tới năm 50 tuổi. Hơn 50 tuổi, tiền liệt tuyến to ra, gây u phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Bệnh phát triển từ từ hay đột ngột với những biến chứng như nhiễm trùng, bí tiểu và suy thận. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân hay tiểu lắt nhắt vào ban đêm. Sau đó tiểu lắt nhắt cả ngày lẫn đêm rồi tiểu ri rỉ hoặc bí tiểu. Để chẩn đoán, bệnh nhân nên đi siêu âm. Trong giai đoạn đầu, bác sỹ cho uống thuốc như Tadenan, Xatral, Crila( chiết xuất từ lá trinh nữ hoàng cung). Khi bệnh nặng hoặc biến chứng cần phẫu thuật nội soi qua niệu đạo. Ung thư tiền liệt tuyến Triệu trứng ung thư tiền liệt tuyến gồm đau, tiểu khó, tiểu đêm, tiểu máu, rối loạn chức năng cương. Ung thư tiền liệt tuyến hay di căn đến xương và hạch lympho. Khi đó, bệnh nhân thường đau xương, khung chậu hoặc xương sườn. Nếu di căn đến đốt sống, có thể chèn, ép dây sống khiến chân yếu, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ. Để chẩn đoán bạn được đo nồng độ PSA trong máu. PSA> 40 nanogram/ml là có dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên nồng độ PSA có thể tăng khi nhiễm trùng hay khối u tiền liệt tuyến lớn hơn 60g. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác, khi thăm trực tràng thấy có khối u to, cứng, bề mặt lổn nhổn và triệu trứng lâm sàng gợi ý, bạn cần sinh thiết tiền liệt tuyến. Tùy giai đoạn bệnh và mức độ di căn, bác sỹ sẽ cắt bỏ khối u, xạ thịt, hóa trị. Xrm thêm:Sản phẩm công ty Botania giúp điều trị tiền liệt tuyến Chương trình quà tặng dành cho khách hàng mua sản phẩm công ty Botania