Giấy phép lao động (Work permit) là một tài liệu cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Vậy để có được giấy phép lao động thì cần những thủ tục gì? Sau đây Workpermit Hanoi sẽ đưa ra những hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 1. Cơ sở pháp lý: – Căn cứ Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung; – Căn cứ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Căn cứ Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và. Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 2. Hồ sơ xin cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài: (1). Bản sao Giấy phép hoạt động của đơn vị (có dấu công chứng nhà nước): – Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc Giấy phép hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng Đại diện của các công ty, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam… – Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu 04; – Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo Mẫu số 1 đối với trường hợp người nước ngoài được tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động; – Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp. Thời điểm phiếu lý lịch tư pháp được lập không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. (2). Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam: Thời điểm phiếu khám sức khỏe được lập không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Đối với giấy khám sức khoẻ được cấp tại Việt Nam: – Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại các tỉnh thành thì khám tại các Bệnh viên Đa khoa cấp tỉnh. – Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Hà Nội thì khám tại 01 trong 05 bệnh viện sau: Bệnh viên Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Xanhpon. Bệnh viện E Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Việt Pháp, Phòng khám Đa khoa International SOS- Công ty liên doanh OSCAT Việt Nam. – Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại TP. Hồ Chí Minh thì khám tại 01 trong 05 bệnh viện sau: Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Columbia. Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Quốc tế Việt Pháp. Phòng khám Đa khoa International SOS- Công ty liên doanh OSCAT Việt Nam. (3). Giấy xác nhận trình độ chuyên môn của người nước ngoài: – Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học. Thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; – Giấy xác nhận ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất. Quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận. Và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng. Lao động đối với trường hợp người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Trong điều hành sản xuất, quản lý nhưng không có chứng chỉ, văn bằng công nhận. (4). Ảnh chụp của người lao động nước ngoài: – 03 ảnh màu (kích thước 3 x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ. * Lưu ý: Các tài liệu ở nước ngoài phải được chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật. Do đó quy trình chuẩn bị hồ sơ phải chuẩn, việc làm sai sẽ phải làm lại tại nước ngoài. Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc chuẩn bị hồ sơ khác nhau. 3. Những yêu cầu đối với Hồ sơ xin cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài: (Yêu cầu đối với Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động) – Mọi giấy tờ được lập ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Và được dịch ra tiếng Việt và công chứng; – Hồ sơ khai bằng tiếng Việt Nam hoặc 02 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Trường hợp chỉ khai bằng một thứ tiếng nước ngoài thỉ phải dịch ra tiếng Việt Nam; – Mỗi người lao động làm 02 bộ hồ sơ: 01 bộ hồ sơ nộp cho Sở Lao động,Thương binh và. Xã hội tỉnh, thành phố nơi mà đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở; 01 bộ hồ sơ lưu tại Đơn vị sử dụng lao động. 4. Nơi nộp Hồ sơ xin cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài: – Người lao động, đơn vị sử dụng lao động trực tiếp nộp hồ sơ Xin cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Thành phố nơi mà đơn vị sử dụng lao động có trụ sở chính. * Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc trong việc thủ tục xin cấp mới Giấy phép lao động và các dịch vụ khác cho người nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ: 0904 677 628 Nguồn: workpermit.vn