Hướng điều trị chứng đau nửa đầu sau gáy Việc điều trị chứng đau nửa đầu và sau gáy cơ bản dùng tới thuốc đường uống toàn thân là chủ yếu. Hơn nữa, không thể chỉ áp dụng thuốc điều trị đơn độc mà cần phối hợp giữa thuốc điều trị cắt cơn với thuốc điều trị dự phòng tái phát hiệu quả. Bởi vì điều trị triệu chứng đối với bệnh đau nửa đầu hiện chỉ mang tính chất cắt cơn đau chưa có thuốc trị dứt điểm các chứng đau nửa đầu. Tham khảo thêm: + Nguyên nhân gây bệnh đau đầu migraine là gì + Triệu chứng bệnh đau nửa đầu sau gáy * Thuốc điều trị cắt cơn đau nửa đầu Mục đích của thuốc cắt cơn đau nửa đầu là để giúp bệnh nhân kiểm soát cảm giác đau, giảm tần số và cường độ cơn đau, rút ngắn thời gian mỗi cơn đau và các triệu chứng xấu kèm theo. Việc dùng thuốc như thế nào cũng cần linh hoạt tùy thuộc vào mức độ đau cụ thể. – Nếu cơn đau ít, thưa, ngắn, cường độ nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc giảm đau thông thường không steroid ở mức độ vừa phải như thuốc aspirin, diclofenac hoặc thuốc indometacin,… Thuốc paracetamol được chỉ định cho người bệnh bị đau nửa đầu nhưng đang mắc chứng đau dạ dày hoặc các vấn đề bệnh lý ở dạ dày. – Nếu bị đau nặng, kéo dài, cường độ mạnh và tần suất cao thì cần dùng tới các loại thuốc sau đây: + Thuốc Ergotamin: Thuốc này chỉ được dùng cho các bệnh nhân không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Thuốc được chiết xuất từ nấm cựa gà có tác dụng giảm đau đặc biệt. Khi dùng người bệnh cần dùng ngay khi có dấu hiệu quả cơn đau đầu tiên. Tác dụng học của thuốc là gây ra co mạch, chống mất trường lực động mạch – cơ chế này hoàn toàn phù hợp với cơ chế sinh bệnh của chứng đau nửa đầu. Nhưng thuốc được khuyến cáo chỉ dùng trong 7 ngày, nếu cần dùng tiếp cần nghỉ giãn cách vài ngày. Thuốc vừa được dùng đường uống vừa có thể đặt trực tràng. Khi bệnh nhân không phù hợp dùng theo đường uống sẽ được chỉ định đặt trực tràng bằng thuốc dạng bào chế viên đạn. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai, tim mạch, suy gan thận, xơ vữa động mạch, suy tuần hoàn ngoại vi. + Thuốc Naproxen: Thuốc thuộc nhóm giảm đau không chứa steroid dẫn xuất của acid propionic. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, cắt cơn đau sớm với chứng đau nửa đầu và sau gáy. Cơ chế hoạt động của thuốc là tạo ra sự ức chế lên quá trình tổng hợp các prostaglandin có thể làm hạ nhiệt giảm đau. Thuốc được chống chỉ định với bệnh nhân bị loét dạ dày, hen suyễn, phụ nữ mang thai, đang nuôi con bú và trẻ em dưới 15 tuổi. * Thuốc điều trị dự phòng tái phát Khi điều trị dự phòng, người bệnh có thể được chỉ định dùng các thuốc sau đây: – Thuốc Pizotifen: Thuốc có tác dụng chống lại sự gia tăng chất trung gian hóa học có tên gọi là serotonin, tạo ra tác dụng điều trị cơ bản chứng đau nửa đầu, đặc biệt là đau đầu vận mạch. Khi uống, bệnh nhân sẽ được dùng liều tăng dần nhưng chống chỉ định với phụ nữ mang thai, bệnh nhân tăng nhãn áp và nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. – Thuốc Dihydroergotamin: Loại thuốc này được dùng phổ biến nhất cho bệnh nhân điều trị dự phòng đau nửa đầu. Thuốc có thể duy trì cân bằng vận mạch ở não và kháng serotonin. Cơ chế dự phòng cơn đau cụ thể là kích thích chủ vận một phần các thụ thể alpha-adrenergic, hệ thống tĩnh mạch, đồng thời tăng phản ứng ở các mạch máu, đặc biệt là ở hệ thống động mạch cảnh ngoài. Bệnh chống chỉ định với phụ nữ cho con bú và người bị suy gan thận nặng. – Thuốc Flunarizin: Thuốc này đem lại tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh, giúp giảm cảm giác chóng mặt và phòng được chứng đau nửa đầu bên trái và sau gáy. – Các thuốc khác: Ngoài các loại thuốc dự phòng kể trên, người bệnh còn có thể được chỉ định một số loại thuốc khác như: Proprannolol ức chế beta, thuốc atenolol, thuốc amitriptylin vốn là thuốc chống trầm cảm loại 3,… Còn nhiều loại thuốc khác có thể được dùng để điều trị cắt cơn đau và dự phòng chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân dùng thuốc nào còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân và vào kinh nghiệm của bản thân từng bác sĩ điều trị. Vì thế, điều quan trọng nhất là bạn cần điều trị tại bệnh viện uy tín và có bác sĩ giỏi nhiều kinh nghiệm trong điều trị đau nửa đầu. Tham khảo thêm: http://khoathankinh.com/dau-nua-dau-va-nhuc-mat.html