HCM-Toàn quốc “Khai giảng” nên bỏ hay không là điều đang được tranh cãi rất căng thẳng

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi cuongpast, 10/3/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. cuongpast

    cuongpast New Member

    Tham gia ngày:
    22/5/17
    Bài viết:
    18
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc trẻ tựu trường trước nửa tháng để luyện tập vất vả cho lễ khai giảng, điều này đã làm nhiều phụ huynh cảm thấy không hài lòng
    [​IMG]


    “Khai giảng” liệu rằng có nên bỏ hay không?

    Nhận được nhiều tâm sự từ những bà mẹ có con chuẩn bị bước vào ngày khai giảng rằng: Năm nay gia đình đã không còn cảm thấy hào hứng khi sắp bước vào ngày khai giảng như trước nữa. Còn nhiều ý kiến cho rằng tiền học đã đóng hết, con cái cũng đã đi học từ nửa tháng trước rồi nên “Khai giảng” có thể là điều không cần thiết nữa.


    Theo trang Học viện tài chính tuyển sinh cung cấp thêm câu chuyện: Hồi trước khi được nghỉ hè, được chạy nhảy vui chơi cùng bạn bè, được ở nhà với bố mẹ và mong ước từng ngày để đến ngày khai giảng gặp thầy cô, chúng bạn. Nhưng bây giờ đã không còn cảm giác hứng thú với ngày khai giảng nữa.

    Còn theo quan điểm của một gia đình khác hiện có con gái học lớp 6 cũng nêu ý kiến rằng: Ngày khai giảng cực kì quan trọng, đây là ngày đánh dấu một năm học mới, tuy nhiên việc tổ chức khai giảng ngày nay hiện quá rườm rà và mất nhiều thời gian nên cũng khiến nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi.

    Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp thông tin thì bắt đầu từ đầu năm học trước, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo làm khai giảng phải gọn nhẹ, nhiều trường cũng đã cắt bớt những thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nhiều trường vẫn còn khá nhiều nghi thức và quá trình tập luyện dài khiến học sinh, giáo viên khá mệt mỏi.


    Nhưng với góc độ của nhiều giáo viên thì khai giảng vẫn phải giữ lại nhưng chỉ cần tổ chức khai giảng ngắn gọn, ý nghĩa và phải bỏ qua những thủ tục rườm rà cũng như lãnh đạo các cấp ngành đến dự phát biểu, học sinh phát biểu cảm tưởng, hay là diễu hành...

    Thời gian buổi lễ chỉ nên kéo dài ngắn gọn trong 30 – 40 phút để học sinh lớp nào về lớp ấy để nghe cô giáo dặn dò chuẩn bị cho tuần học mới là được và các trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn nên hạn chế cho trẻ học trước để ngày khai giảng trở nên có ý nghĩa hơn.

    Nên hay không nên bỏ ngày khai giảng và ý kiến của Bộ GD&ĐT là gì?

    Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016 – 2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị Bộ GD&ĐT cần phải xem xét lại tình trạng học sinh nghỉ hè và đi học trước ngày khai giảng.

    Phó Thủ tướng đã chỉ ra rằng: “Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trẻ đi học sớm chính là ở các đô thị hiện nay, việc nghỉ hè kéo dài khiến nhiều phụ huynh khó khăn trong việc trông nom trẻ. Trong khi đó, thực tế hiện nay các trường đều tựu trường rất sớm. Chính vì vậy, chúng ta nên xem xét lại thời gian nghỉ hè sao cho phù hợp, nếu không việc khai giảng sẽ mất đi ý nghĩa và chỉ mang tính hình thức”.

    Còn theo ý kiến của nhiều chuyên gia về lĩnh vực Giao dục thì không nên áp dụng thời gian nghỉ hè ở tất cả các khu vực là như nhau. Học sinh ở nông thôn với học sinh ở thành phố có thể cách nghỉ hè khác nhau. Đối với học sinh thành phố vì không có người trông nom có thể đến trường nhưng không phải để học hè mà để tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích, các hoạt động vui chơi lành mạnh.

    “Còn đối với ngày khai giảng cũng không nên đồng nhất ngày khai giảng nên tùy thuộc từng khu vực, từng trường nên chủ động để tổ chức ngày khai giảng cho học sinh. Chỉ cần cảm học sinh cảm nhận được ngày đó là ngày vui chơi thực sự một ngày khởi đầu đầy hào hứng cho một năm học mới là được” – một chuyên gia giáo dục góp ý.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này