Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên làm chuyên đề tốt nghiệp thuê xin chia sẻ đến bạn khái niệm, đặc điểm và các loại văn bản quy phạm pháp luật. Khái niệm, đặc điểm và các loại văn bản quy phạm pháp luật 1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. 2. Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật Theo khái niệm trên thì văn bản quy phạm pháp luật có bốn đặc điểm: – Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện; – Thứ hai: Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật). Những văn bản có ý nghĩa pháp lý nhưng không chứa đựng các quy tắc xử sự chung thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật ví dụ: lời kêu gọi, lời hiệu triệu, thông báo…; – Thứ ba: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra, nghĩa là hiệu lực của nó không chấm dứt dù đã được áp dụng nhiều lần trừ khi bị chấm dứt hiệu lực. Những văn bản cá biệt hoặc văn bản áp dụng pháp luật chỉ được áp dụng một lần ví dụ: bản án quyết định của toà án, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm…; – Thứ tư: Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập , nhận viết assignment , hỗ trợ spss , viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. 3. Các loại văn bản quy phạm pháp luật Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia thành hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật. 3.1. Văn bản luật Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành. Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật – Bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội: Hiến pháp: quy định về những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như hình thức, bản chất, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. – Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 09 tháng 11 năm 1946. Hiến pháp năm 1946 bao gồm 7 chương và 70 điều. Đây là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Trong đó có những điều chỉ dài một dòng. Điều 12 được viết như sau: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. – Hiến pháp năm 1959 gồm 10 chương và 112 điều, được Quốc hội thông qua ngày 20/10/1959 trong giai đoạn mới của cách mạng cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với “tình hình và nhiệm vụ mới”. Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai. – Hiến pháp năm 1980 gồm 9 chương 147 điều được ban hành trong hoàn cảnh cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới. – Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp 1992 được thông qua ngày 15/4/1992 và được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001 gồm 12 chương, 147 điều. Đến tháng 12/2001 Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung một số điều. Luật – Bộ luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Ví dụ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình… Nghị quyết của Quốc hội ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn, quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/khai-niem-dac-diem-va-cac-loai-van-ban-quy-pham-phap-luat/