Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên làm thuê khóa luận xin chia sẻ đến bạn đọc khái niệm, những yêu cầu và nguyên tắc của cơ cấu tổ chức. Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc cơ cấu tổ chức 1. Cơ cấu tổ chức là gì? “Cơ cấu tổ chức là 1 hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.” Cơ cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, bằng cách: Phân chia con người và các nguồn lực khác cho các hoạt động. Làm rõ trách nhiệm của các nhân viên và sự nỗ lực hợp tác của họ bằng cách thông qua các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành trực tuyến. Cho phép nhân viên biết được những điều đang kỳ vọng ở họ thông qua các quy tắc, các thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc. Thiết kế các tiến trình để thu thập và đánh giá thông tin giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định và giải quyết vấn đề. 2. Yêu cầu Phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh Đảm bảo sự phân quyền rõ ràng, cụ thể và chính xác Đảm bảo duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận Đảm bảo tính cân đối và hiệu quả Một cơ cấu tổ chức phải thể hiện rõ ràng nhiệm vụ của các nhân viên đồng thời liên kết các nhiệm vụ khác nhau trong một tổ chức để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. 3. Các yếu tố của một cơ cấu tổ chức Chuyên môn hóa Khái niệm: Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân, nhóm đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó. Đặc trưng: – Đứng đầu các bộ phận chuyên môn hóa là các nhà quản trị chức năng, họ thường giám sát một bộ phận riêng biệt như: marketing, kế toán, nguồn nhân lực,… – Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động và giúp cho người quản lý quản lý công việc được chặt chẽ. Bộ phận hóa Khái niệm: Tổ chức thành từng nhóm lao động đảm nhận các công việc khác nhau Đặc trưng: – Quy mô doanh nghiệp thường lớn – Mục đích: đảm bảo sự điều phối và kiểm soát một cách hiệu quả – Khi quyết định bộ phận hóa phải: quyết định đến mô hình giám sát, cung cấp nguồn vốn cho mỗi bộ phận, có tác dụng thúc đẩy việc phối hợp tốt hơn trong hoạt động. Tiêu chuẩn hóa Khái niệm Liên quan đến các thủ tục ổn định và đồng nhất mà các nhân viên phải làm trong quá trình thực hiện công việc của họ Đặc trưng: – Cho phép các nhà quản trị đo lường sự thực hiện của nhân viên dựa vào các mục tiêu đã được thiết lập – Ví dụ: Các bản mô tả công việc, các mẫu đơn xin việc Quyền hạn Khái niệm Cơ bản là quyền ra quyết định và hành động Đặc trưng: – Những tổ chức khác nhau sẽ phân quyền hành khác nhau – Trong tổ chức tập trung, các nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định và truyền thông cho các nhà quản trị cấp dưới. – Trong tổ chức phi tập trung, các quyết định là của nhà quản trị cấp thấp và các nhân viên làm việc trong nhóm. – Việc phân bổ quyền lực gắn liền với việc giao quyền Phạm vi kiểm soát Khái niệm: Số nhân viên dưới quyền của một giám sát viên Đặc trưng: – Số nhân viên ít: tầm kiểm soát hẹp – Số nhân viên nhiều: tầm kiểm soát rộng – Khi chọn phạm vi kiểm soát phải chú ý: tính tương tự của công việc, đào tạo và chuyên nghiệp hóa, sự ổn định của công việc, sự thường xuyên tác động qua lại, sự hợp nhất công việc, sự phân tán nhân viên. Phối hợp Khái niệm Bao gồm những thủ tục chính thức và không chính thức hợp nhất những hoạt động của những cá nhân, các nhóm và các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Đặc trưng: – Các hoạt động được điều khiển một cách nhịp nhàng, liên kết với nhau. – Ở một số tổ chức, sự phối hợp dựa trên các quy tắc được viết sẵn. Một số tổ chức khác, sự phối hợp dựa trên tinh thần tự nguyện, sự nhạy cảm. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ giá thuê làm luận văn tốt nghiệp, nhận làm thuê assignment , dịch vụ spss , viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/khai-niem-yeu-cau-va-nguyen-tac-co-cau-to-chuc/